1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn Quân Đội Phạm Phong Dinh (Việt Hải) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      4-6-2024 | VĂN HỌC

      Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn Quân Đội Phạm Phong Dinh

        VIỆT HẢI
      Share File.php Share File
          

       


             Nhà văn Phạm Phong Dinh

      Hơn 40 năm nhìn lại một giai đoạn lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chống làn sóng Cộng Sản quốc tế với đạo quân công cụ là quân đội Bắc Việt, thực hiện sách lược của chúng là “dùng người Việt giết người Việt,” vai trò bảo vệ Miền Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa được lương tâm của thế giới thẩm định lại một cách khách quan và công bình.


      Sau những oan khiên, giờ đây, ngọn gió đã đổi chiều. Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đại nghĩa Việt Nam mà hằng được những người lính QLVNCH xả thân lấy máu đào tô thắm, đã hùng dũng phất phới tung bay trên khắp miền thế giới và đặc biệt nhất tại Hoa Kỳ. Lá Cờ Vàng chính nghĩa đã ngạo nghễ đã phất phới bay rợp trời từ Tây sang Ðông, từ Nam lên Bắc, đẩy lùi lá cờ máu của Cộng Sản vào hang ổ của những nơi ngoại giao đoàn trú ẩn của chúng, là những nơi gọi là tòa đại sứ của chúng, và chỉ ở mỗi nơi ấy, lá cờ đỏ của chúng trông sao thật tội nghiệp ủ rũ, rụt rè giấu mình trong khuôn viên đằng sau những cánh cửa đóng thật chặt im lìm.


      Trung Tâm Việt Nam của trường Ðại Học Texas Tech tại thành phố Lubbock trong Tháng Ba 2006 đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề “Tái Thẩm Ðịnh Lại Giá Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” Nhiều diễn giả Mỹ và Việt nổi tiếng đã đến thuyết trình nhiều đề tài có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, những ưu và khuyết điểm của QLVNCH. Ðặc biệt hơn cả, những diễn giả Hoa kỳ, gồm nhiều giáo sư, những tiến sĩ sử học, những cựu chiến binh, những cố vấn ngày xưa đã thẳng thắn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, kính phục sự hiện diện năm xưa của QLVNCH.


      Tất cả đều công nhận rằng, những người lính QLVNCH đã chiến đấu dũng cảm, là một đội quân thiện chiến có khả năng trên chân quân Bắc Việt, mặc dù luôn thiếu kém trang bị hơn đối phương. Các cựu cố vấn Mỹ đồng ý ở điểm họ không có gì phải dạy bảo người lính và cấp chỉ huy QLVNCH, vì những người lính ấy đã thực hiện nhiệm vụ của họ một cách thật chuyên nghiệp và xuất sắc, đến nỗi người cố vấn Mỹ chỉ giữ vai trò cung cấp hỏa lực yểm trợ và học hỏi kinh nghiệm chiến trường từ QLVNCH.


      Tôi còn nhớ vị Ðại Tướng Norman Schwarzkopf, Jr., ông nói với các phóng viên quốc tế về Tướng Ngô Quang Trưởng và sự chiến đấu dũng cảm của QLVNCH với sự kính phục. Người Mỹ với lịch sử lập quốc ngắn ngủi đầy thành công rất thường làm cho họ có tính lạc quan và kiêu hãnh, nhưng một khi họ đã chịu hạ mình nói những lời chân thành như thế, thì hẳn nhiên những lời ấy chính là sự thật. Nhiều học giả Hoa Kỳ đã phàn nàn rằng, số lượng sách viết về chiến tranh Việt Nam và về QLVNCH của người Việt Quốc Gia quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, họ kêu gọi người Mỹ hãy tiếp tay dịch những cuốn sách ấy ra Anh ngữ đề cho công chúng Mỹ được biết đến cuộc chiến đấu thực sự của QLVNCH, trong đó hàng hàng lớp lớp, vô số những tấm gương anh hùng từ những người lính binh nhì, hạ sĩ quan, sĩ quan đến hàng tướng lãnh. Giới truyền thông Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam đã tường thuật không quá 3% hình ảnh người lính QLVNCH trong toàn bộ khối lượng tin tức, che giấu, lừa dối không cho khán giả và công chúng biết rõ sự thật về một trong những đạo quân tốt nhất trong thời kỳ đó.


      Tôi có nhận được một cuốn sách của nhà văn quân đội Phạm Phong Dinh từ Canada gởi tặng. Cuốn sách dầy cộm, đến 750 trang, là một cuốn Quân Sử viết về QLVNCH với tựa đề nghe thật nức lòng và đầy hãnh diện đối với những ai đã từng mặc áo treillis, những màu áo của Quân Ðội VNCH, cũng như nức lòng với cá nhân tôi, mặc dù tôi không có được cái may mắn làm một người lính của QLVNCH, là “Thiên Hùng Ca QLVNCH.”



      Ðúng với cái tên mà tác giả đã dầy công sưu khảo bao nhiêu tài liệu từ khắp nơi, anh nghiền ngẫm và chọn lựa, thu nhận những tinh hoa độc đáo nhất để hoàn tất cuốn sách này. Phạm Phong Dinh đã thật sự vẽ nên thành một bức tranh tổng thể, anh chu đáo chuyên chở hầu như tất cả những gì độc giả muốn biết về một đạo quân hùng mạnh, nhưng đầy bất hạnh vì thời cuộc của lịch sử thế giới sang trang. Bao sự kiện lịch sử ngay từ lúc được hình thành trong những năm cuối thập niên 1940 cho đến lúc bị buộc buông súng ngày 30 Tháng Tư 1975, tác giả đã cố gắng, bằng tất cả tâm huyết của anh, đã viết nên thành một cuốn sách mà anh có nguyện vọng lưu lại cho các thế hệ Việt Nam sau này một kho dữ kiện với tài liệu có sẵn để tra cứu, tìm hiểu sự thật về QLVNCH, khuôn mặt đích thực của Người Lính QLVNCH, trong đó không ít người chính là cha, mẹ, dì, chú, anh, chị thậm chí ông, bà của những thế hệ hậu duệ đó.


      Tác giả đã cảm xúc phơi bày tâm tình của anh mà cũng chính là của những người lính QLVNCH trong Lời Mở Ðầu:

      “Ôi, đã ba mươi năm nghiệt ngã trôi qua rồi mà uy linh của những người đã chết vì dân tộc và đất nước, là những người lính QLVNCH dù có nằm xuống nhưng hồn thiêng sông núi đã chứng giám các anh, như những viên ngọc quý sáng ngời của lịch sử VNCH. Thiên Hùng Ca QLVNCH là tiếng kèn truy điệu anh linh những anh hùng hào kiệt và chiến sĩ VNCH vị quốc vong thân. Là bài văn tế vinh danh những hy sinh xương máu của người lính QLVNCH cho nền tự do và hạnh phúc của dân tộc. Là những giọt nước mắt của người còn sống tiếc thương những người đã khuất, là những người còn sống trong hình hài phế nhân. Là lời ngợi ca từ tận đáy tim những người vợ lính thời lửa binh đã chia sẻ nỗi gian truân và nỗi ngậm ngùi vì sự hy sinh của người chết với chồng chiến binh hoặc trong chiến tranh, hoặc bị trù dập trong lao tù của CSVN khi lịch sử sang trang của Tháng Năm 1975.”


      Cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH đã được tác giả sắp xếp theo một cấu trúc tuần tự về nội dung khá hợp lý, để dẫn dắt độc giả, nhất là những độc giả còn chưa biết nhiều về lịch sứ Việt Nam cận đại và nguyên ủy cuộc chiến tranh Việt Nam. Những độc giả muốn có một cuốn sách có thể tham khảo ngay về nhiều vấn đề tổng quát của miền Nam và Quân Ðội VNCH, có thể chọn đọc cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH. Nội dung khởi đầu là lịch sử thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, lịch sử Lá Cờ Vàng Việt Nam, lịch sử hình thành QLVNCH, tên những vị quốc trưởng và tổng thống của hai nền Cộng Hòa, từ Quốc Trưởng Bảo Ðại đến “tổng thống” cuối cùng là Dương Văn Minh.


      Rồi cơ cấu địa lý quân sự của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa với bốn quân khu, mà những người lính thường hay gọi ngắn gọn là Vùng, nên tác giả đã viết về lịch sử thành lập mỗi quân khu cùng tên các vị tư lệnh, trong đó lịch sử các đơn vị thống thuộc như sư đoàn bộ binh và các quân binh chủng với tên của các vị tư lệnh và chỉ huy trưởng.


      Ngoài các đơn vị của bốn quân khu, QLVNCH còn có những quân binh chủng đặc biệt mà tác giả viết riêng thành từng chương một cho mỗi đơn vị, như Hải Quân, Không Quân, các binh chủng tổng trừ bị như Sư Ðoàn Nhảy Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Ðoàn Biệt Ðộng Quân, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, hay yểm trợ như Thiết Giáp và Pháo Binh, Chiến Tranh Chính Trị.


      Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải đơn thuần là những người lính thuộc giới nam nhi, tác giả đã trân trọng dành nhiều chương nói về sự đóng góp của giới phụ nữ, những hậu duệ của Triệu Trưng, với chương nói về Ðoàn Nữ Quân Nhân.


      Ðặc biệt, chúng tôi nhận thấy nhà văn QÐ Phạm Phong Dinh đã nghiêng mình trân trọng trước những người lính vô danh, không lương, không số quân, mà chiến đấu chuyên nghiệp và dũng cảm không thua kém gì những người lính nam chuyên nghiệp, anh đã viết những bài thật cảm động, đầy máu và lệ về những người mà anh kính trọng gọi là Những Người Vợ Lính Thời Lửa Binh, với những tấm gương nhân bản và gan dạ đến phi thường: Thạch Thị Ðịnh, Phạm Thị Thàng,… mà qua cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH tên của các người chị ấy đã đi vào những trang sử dấu yêu của chúng ta. Một người phụ nữ khác, tuy chị không chiến đấu ngoài chiến trường, nhưng sự tác động tinh thần từ chị đã nâng cao hùng khí chiến đấu của quân ta trên khắp mặt trận. Tác giả đã dành một chương nói về chương trình Dạ Lan của Ðài Tiếng Nói Quân Ðội Sài Gòn. Ðộc giả gốc lính sẽ có dịp được nhìn lại hình ảnh của “Người em gái Dạ Lan” cho những lời tình tự nồng ấm nhất hơn ba mươi năm về trước, bên cạnh các em gái hậu phương cùng tình nguyện giúp Dạ Lan đọc thư, trả lời thư của các anh chiến sĩ ngoài tiền tuyến.



      Những người lính thương phế vì đã anh dũng chiến đấu đánh đuổi quân thù, đã để lại một phần thân thể trên chiến trường đã được Phạm Phong Dinh trân trọng vinh danh trong chương Thương Phế Binh QLVNCH – Những Mảnh Ðời Tang Thương Cùng Cực. Anh kêu gọi người đọc hằng tâm thương mến Người Lính QLVNCH hãy dang tay giúp đỡ các TPB còn kẹt lại quê nhà. Trong thời điểm hiện tại, chúng tôi được biết trong một bữa ăn gây quỹ mới đây tại Bắc Cali, cũng như tại Nam Cali, số tiền gây quỹ cho Quỹ Cứu Trợ TPB QLVNCH thật khích lệ. Những cuộc lạc quyên khác đang được hình thành.


      Ngoài phần lịch sử mỗi quân đoàn, sư đoàn, quân chủng và binh chủng, tác giả đã cất công sưu tầm rất nhiều tài liệu để đưa vào những tấm gương anh hùng cá nhân, từ hàng binh sĩ đến tướng lãnh. Anh đã kể lại những hy sinh vì tổ quốc mà những tên tuổi sau đây đã đi vào lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa: các vị tướng Ðỗ Cao Trí, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Trương Quang Ân, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn,… Những trận đánh lớn và chiến thắng vinh hiển hoặc chất chồng máu xương của QLVNCH: Mậu Thân 1968, Cambodia 1970, Hạ Lào 1971, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972, Quảng Ðức 1973, Xuân Lộc 1975 vơi những cái tên của những anh hùng hào kiệt nước Nam: Ngô Quang Trưởng, Lý Tòng Bá, Lê Minh Ðảo, Nguyễn Ðình Bảo, Trần Thế Vinh,…



      Nhìn vào danh mục tham khảo tài liệu và tiếp xúc với những giới chức, sĩ quan và binh sĩ QLVNCH để anh viết nên thành tác phẩm này, anh đã để sáu năm dài mới gom góp được từ những chứng nhân và tài liệu để thực hiện cho bằng được công trình đồ sộ này, mà anh nói là do bổn phận và lương tâm của một người cầm viết, một người mặc áo lính và người thụ ân sống sót của những chiến sĩ đã hy sinh hay những người chiến hữu thương phế của anh. Tâm tư đó đã được anh khẳng định:

      “Chúng ta đã xác tín một điều: Ngày nào mà những người lính QLVNCH còn một hơi thở, thì ngày ấy chúng ta còn tiếp tục chiến đấu dưới Lá Quốc Kỳ đại nghĩa Ba Sọc Ðỏ cùng lá Quân Kỳ QLVNCH và còn cất cao bài hát Tiếng Gọi Công Dân bừng bừng hào khí. Những lá cờ linh thiêng ấy cùng bài hát uy nghi ấy sẽ được trân trọng trao lại cho những thế hệ kế tiếp, tiếp tục chiến đấu cho đến khi nào lật đổ được chế độ hà khắc bạo quyền Hà Nội, để đem ánh bình minh chói chang trở lại cho dân tộc Việt Nam chúng ta.”

      Bằng một lối văn truyền cảm, đẫm đầy chất bi tráng đó, nhà văn Phạm Phong Dinh đã thể hiện hầu hết những bài viết qua ngòi bút mang tính cách viết nửa tài liệu nửa bút ký chiến trường với những câu chuyện thật xúc cảm, để độc giả dân sự vẫn có thể đọc mãi mà không thấy khô khan nhàm chán. Xin được trân trọng giới thiệu Thiên Hùng Ca QLVNCH đến với mọi giới độc giả. Ðọc sách của Phạm Phong Dinh, như được sống lại những ngày tháng chiến tranh cũ.


      Phạm Phong Dinh

      Phạm Phong Dinh, tên thật là Phạm Quốc Thoại. Anh là cựu học sinh Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ, sinh viên Ðại Học Khoa Học Cần Thơ. Anh nhập ngũ năm 1972, Khóa 5/72B Ðồng Ðế. Ðơn vị đầu tiên mà cũng là cuối cùng: Liên Ðoàn 72 Quân Y/ Pleiku, cấp bậc Thiếu Úy. Sau 1975, anh đi tù Cộng Sản gần ba năm. Năm 1990, anh cùng vợ và con sang định cư tại thành phố Winnipeg, Canada. Hoạt động văn học và văn nghệ của nhà văn quân đội đất Phong Dinh khá sôi nổi, với 5 tác phẩm đã xuất bản. Anh là khuôn mặt rất quen thuộc với Trung Tâm Asia: cộng tác viết script trong chương trình Chiến Tranh và Hòa Bình, cuốn Chiến Sử QLVNCH của anh được dùng làm tài liệu diễn đọc cho video Người Lính, và mới đây, anh là một trong số nhiều nhà văn đã đóng góp tài liệu và bài vở cho video Tưởng Niệm Nhật Trường.


      Ðộc giả muốn tìm đọc sách Thiên Hùng Ca QLVNCH có thể đến các nhà sách địa phương hay liên lạc thẳng tác giả: Phạm Quốc Thoại.

      Việt Hải. Los Angeles

      July 4, 2017

      Việt Hải

      Nguồn: ninh-hoa.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn Quân Đội Phạm Phong Dinh Việt Hải Điểm sách

      - Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử Việt Hải Tản mạn

    3. Bài viết về nhà văn Phạm Phong Dinh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Phong Dinh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn Quân Đội Phạm Phong Dinh (Việt Hải)

      - Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa (Pham, Thoai)

      - Tiểu sử (tusachtre.com)

       

      Tác phẩm của Phạm Phong Dinh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Kẻ Sĩ cuối cùng

      - Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh dưới cái nhìn của người Ngoại quốc

      - Để Nhớ Lại Những Ngày Mùa Hè Bão Lửa

      - Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH trong những ngày tháng 4 1975

      - Lực Lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH

       

         Bài trên mạng:

      - vietbao.com         - hung-viet.org

      - vietnamvanhien.net

      - baovecovang2012.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)