1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Hiền Mây: Như Mây Bay Đi (Triều Hoa Đại) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      27-7-2023 | VĂN HỌC

      Phạm Hiền Mây: Như Mây Bay Đi

        TRIỀU HOA ĐẠI
      Share File.php Share File
          

       


      (đối thoại văn học do Triều Hoa Đại thực hiện)

      Đã gần 50 năm trôi qua nếu lấy cái mốc lịch sử từ 1975 thì như thế. Từ một nơi xa hồi tưởng lại những đau thương, những tù đày và chết chóc lòng bỗng như chùng xuống như một sợi dây đàn mà ai kia đã bỏ chùng. Huế, Sài Gòn, Hà Nội ngày nay đã nối liền người người hớn hở, nhà nhà hân hoan, nhưng có thật như thế chăng tôi làm sao mà biết được, trò chuyện với những người còn ở với quê nhà đôi khi, và có khi lắm lúc lòng tôi vẫn có những con sóng lao xao.


      Thôi thì để cho mình có chút êm đềm có lẽ chúng tôi phải mời độc giả và văn hữu cùng tham gia vào cuộc chuyện trò với một nhà thơ. Đó là chị Phạm Hiền Mây, một người thơ rất thơ như dòng chảy từ những mượt mà trong thơ của chị.


      Mời quý vị cùng theo dõi.

      Lâu nay có lẽ là vậy cứ quẩn quanh với những thơ, văn bạn bè nơi xa xứ, những người mà với tôi không thể thiếu được cho nên đã trở nên thân thiết như anh em một nhà. Nhưng vào những năm gần tôi đã rất vui mừng được đọc những nhà văn, nhà thơ từ trong nước mà trong đó có những người nữ như: Phạm Hiền Mây, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Kim Hài, Huỳnh Thị Quỳnh Nga, Trần Thị Cổ Tích v.v... và v.v... là những người mà theo tôi đã làm cho văn chương mỗi lúc một trong sáng hơn, óng ả hơn.


      Tiếp xúc với nhà thơ Phạm Hiền Mây có lẽ tôi sẽ hỏi chị về những người làm thơ viết văn trẻ ở quê nhà, những sinh hoạt đời thường của một nhà thơ, những giao tình Nam, Bắc “hai quê” như chị là bởi vì song thân của chị từ Bắc vào Nam sau khi đất nước hai miền chia cắt.


      Triều Hoa Đại: Được trò chuyện cùng chị hôm nay tôi rất vui vì đã “gặp” được một nhà thơ mà nhiều độc giả yêu thơ của chị “cậy nhờ” tôi thay họ để “chất vấn” đôi điều mong chị nể tình mà cho phép.


      Phạm Hiền Mây: Xin cảm ơn, và, xin anh tự nhiên.


      thđại: Một chút về chị (phần tiểu sử).


      PHM: Mây tên thật là Thủy, Phạm Thu Thủy, sinh ở Sài Gòn và hiện vẫn đang sống tại đây. Ba má Mây gốc Bắc, di cư 1954 nhưng tâm hồn Mây, trái tim Mây, tình cảm Mây, đó giờ, thiết tha duy nhất chỉ với mảnh đất Sài Gòn này.


      Mây lần lượt học ở Ngô Sỹ Liên, Nguyễn Thượng Hiền (Tân Bình) và rất khó để đậu đại học vì lý lịch xếp hạng thứ mười một. Mây thi Tổng Hợp nhưng CĐSP (bây giờ là Đại Học Sài Gòn) lại gửi giấy báo đến. Mây vào học khoa Văn, ra trường và sau mười năm đi dạy, Mây rời hẳn bục giảng.


      Đời dạy học của Mây gắn bó với hai nơi, Thủ Đức và Quận Ba.

      Mây vừa dạy lớp vừa đào tạo học sinh giỏi; vừa là hiệu phó chuyên môn vừa là chuyên viên Văn của phòng giáo dục. Đó là thời kỳ sôi động nhất, nhiều kỷ niệm nhất của cuộc đời Mây. Nhưng giờ đã chấm dứt, tất cả đã lui vào dĩ vãng.


      Hiện Mây đang có một công việc bình thường, ngoài chuyên môn, để làm. Đời sống cũng vậy, cũng bình thường như bao người bình thường khác.


      Triều Hoa Đại: Chị bắt đầu làm thơ từ khi nào, còn nhớ không bài thơ đầu tiên mà chị đăng lên báo là bài gì vậy?


      PHM: Như bao cô gái trẻ đầy mơ mộng khác, Mây cũng viết này viết nọ từ rất sớm. Còn đăng báo thì chỉ khoảng sáu, bảy năm gần đây. Bài thơ đầu tiên, Mây không nhớ, thiệt tình là không nhớ. Thường, các báo hay đồng loạt lấy bài Mây, nhân một dịp nào đó, nên số lượng Mây gửi cho họ cùng lúc lên tới mười, hai mươi bài... . Vì vậy, thật khó để Mây nhớ lại... .

      Và vốn dĩ, Mây cũng là người không thích phải nhớ những không lấy làm quan trọng ấy, trong đời.


      thđại: Độc giả bảo với tôi thế này: thơ chị ở một nơi nào đó sâu thẳm trong cách chia ly, những bóng xế đò ngang, lại cũng có người cho là “yêu quá đi thôi”. Vậy thì lúc đó trong chị đang là gì, tưởng nhớ đến một ai kia, một hình bóng đã cận kề và cũng là cái gì đó “yêu vừa đủ” như chị đã viết vậy thì cái nào là đúng, cái nào là không?


      PHM: Mây mồ côi ba sớm.


      Ai từng mồ côi thì mới hiểu mồ côi thiệt thòi đến như thế nào. Mây lại là con gái duy nhất trong gia đình, má thì đầu tắt mặt tối buôn bán để lo cho bầy con nhỏ dại, nên ngoài nỗi buồn mồ côi, Mây còn có cả nỗi buồn của sự cô đơn, thiếu sẻ chia nữa. Thêm vào đó, chứng kiến nhiều ly tan, mất mát của những năm sau 1975, Mây hiểu cặn kẽ, rõ ràng, chia ly, cách biệt nghĩa là gì. Thơ Mây, nhiều bài, vì thế, thường nhuốm màu quan san, thiên lý, màu của xa xôi, biền biệt...


      Còn “yêu quá đi thôi”, trong Mây lúc đó đang là gì, hình bóng ai, tưởng nhớ ai, và có đúng thể không ư?


      Thưa, đúng chứ. Sao mà giả được. Làm sao mà có thể giả được. Viết văn, làm thơ mà giả, khác gì cái xác không hồn. Bài thơ không có hồn vía, sao có thể lay động, rung động được, sao có thể khiến người đọc khóc cười, buồn vui... theo tác giả được.


      Hiềm một nỗi, mỗi khi đăng thơ lên facebook, vẫn thường có nhiều bạn vô bình phẩm, rồi đoán già đoán non, rằng, Mây đang yêu người này, Mây đang tha thiết với người kia, rồi phân tích loạn cả lên. Rồi bàn tán, rồi bỏ nhỏ, rồi nhắn tin cả cho Mây, chỉ cốt để biết, để tường tận, người mà Mây yêu là ai vậy.


      Thiệt tình, rầu hết sức.


      Ai thì để làm gì, có ích lợi gì cho bài thơ và cho việc thưởng thức thơ của bạn đọc? Ai ư, ai là khói đấy. Ai ư, ai là sương kìa. Ai rất thực nhưng lại vô cùng ảo. Ảo ảo thực thực chính là “vô thường”. Ai nói “vô thường” là một từ sến súa, bị lạm dụng, thì kệ họ. Thơ Mây vẫn sử dụng rất tự nhiên từ “vô thường” khi cần thiết. Được mất tấc gang, có còn chỉ trong một chớp mắt. Với Mây, chỉ hai chữ “vô thường” mới mô tả đúng và đủ về bản chất của muôn loài và về cõi tạm bợ, đến vội mà nhanh đi này.


      Ai thì để làm gì. Ai cũng không thoát được vô thường. Anh Triều Hoa Đại và Mây đây cũng vậy - vô thường. Vô thường ngay chính phút giây Mây đang gõ trả lời anh đây. Thì việc, Mây có ai không, hình bóng trong Mây là ai, biết, cũng chẳng để làm gì.


      Có chăng, là để thỏa tính tò mò, để có đề tài đàm tiếu, thị phi, mua vui cho chính mình thôi.


      Chuyện ấy chẳng hay ho gì, nên, bỏ qua.


      Kết lại cho câu hỏi này, “yêu quá đi thôi” hay “anh là tất cả” hoặc “chỉ cần anh thôi”, “anh là đủ rồi”, trong thơ Mây, đều là thật hết, thưa anh.


      thđại: Một nhà thơ nữ hải ngoại bảo: "... thơ đến với tôi như là một cơn gió, cứ thế mà ùa vào”. Thơ có đến với chị như vậy?


      PHM: Dạ, thì cũng đại loại vậy, “nó” (thơ) đến với Mây rất tự nhiên, từ đã nhiều năm trước. Ngoài thơ, Mây cũng thử sức mình với văn xuôi. Mây viết ngắn, tản mạn, thậm chí, viết cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm nữa, và xem chừng, chúng cũng luôn được bạn đọc hoan nghênh, đón nhận.


      Không chỉ thơ, mà ngay cả lối viết của Mây, Mây cho rằng, nó cũng được diễn ra một cách hết sức tự nhiên. Chữ đến với Mây tự nhiên. Mây viết ra, cũng bằng một tâm thái tự nhiên, không dựa vào bất cứ một phương pháp, dàn ý, hay bố cục cố định nào cả. Quan trọng nhất là Mây không để chữ của mình mang hơi hướm, hay na ná, hay giông giống chữ của bất kỳ người nổi tiếng nào. Còn nữa, Mây thường không vất vả sửa tới sửa lui, càng không cố gò chúng vào điệu, vần. Nếu bạn đọc có nhận xét thơ Mây vần điệu chỉn chu quá, thì chắc có lẽ, do Mây viết riết mà thuần thục, mà “lành nghề” thôi.


      thđại: Mỗi khi làm thơ chị có cần cho mình một không gian yên tĩnh?


      PHM: Dạ, điều đó là đương nhiên. Nhưng thi thoảng, giữa những ồn ào, xao động vây bủa, trong đầu Mây vẫn đột ngột xuất hiện một tứ thơ, một ý thơ, một câu sáu, câu tám, hoặc một cặp sáu tám, hoặc là một câu có đến chín, mười chữ và rất giàu nhạc tính ở trong đó.


      Những chữ ấy, câu ấy, ý ấy, chúng bám theo Mây, theo cho đến khi nào Mây ngồi vào máy, gõ ra, thì mới thôi.


      Trạng thái Mây lúc ấy, tựa như, kiểu như, hồn lìa khỏi xác, cái lúc mà tứ thơ xuất hiện giữa náo nhiệt, đông người ấy mà.


      thđại: Là một nhà thơ chị nghĩ sao khi có người bảo là: “Thơ cần phải mang vác trên mình một sứ mệnh thiêng liêng hay phụng sự nghĩa vụ thanh lọc đời sống con người”?


      PHM: To tát quá, thưa anh.


      To tát quá, quan trọng quá, xem trọng cái tôi của mình quá, khi cho rằng nhà thơ thì phải thế này thế kia, thơ thì phải thế kia thế nọ, sứ mệnh thiêng liêng rồi thì trách nhiệm vĩ đại, phụng sự này, thanh lọc kia... Thậm chí, đặt cho nó, gán cho nó, buộc cho nó, thơ ấy mà, tính này tính nọ, kiểu như là, tính chiến đấu, tính xung phong, tính xung kích tại mặt trận này, ở chiến trường kia..., nghe rổn rảng, nhọc lòng, và, nặng nề, mệt mỏi làm sao.


      Thơ, chỉ là thơ thôi. Thơ là nghĩ suy, là tiếng lòng của người viết, được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, tâm trạng cụ thể, nói về những sự việc cụ thể. Người đọc thơ, nếu thấy hợp với mình, như nói hộ được ruột gan mình, thì thích, thì khen hay. Bằng như ngược lại, thì không thích, thì chê dở.


      Chẳng người làm thơ nào có liêm sỉ lại tự khen thơ mình. Nguyễn Du thế kia mà còn cung kính “mua vui cũng được một vài trống canh”, Bùi Giáng thế đó mà còn giả lả “vui thôi mà”, thì hỏi còn ai dám. Thơ hay, thơ dở, thơ sống lâu vài trăm năm, thơ chết mau từ lúc mới ra đời, thơ đã làm được điều này, thơ đã gieo rắc những điều kia..., tất cả các nhận định, nhận xét và đánh giá ấy, đều từ phía bạn đọc.


      Còn với Mây, Mây viết vì thích, vì muốn, chỉ vậy thôi. Chẳng chi quan trọng và to tát.


      Thđại: Chị có thường bàn bạc, trao đổi chuyện văn chương với những người cầm bút khác?


      PHM: Cũng không nhiều. Lý do chính là Mây không thích các hoạt động mang tính nhóm, hội. Gặp gỡ riêng thì lại càng hạn chế.


      Mây có từng chuyện trò, trao đổi chuyện văn chương qua email, qua tin nhắn, qua gặp mặt, với, nhà thơ Phạm Ngọc Lư (đã mất), nhà thơ Cao Thoại Châu, nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến, họa sĩ Khánh Trường, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh..., và dăm ba người nữa nhưng không thường xuyên và thân thiết lắm.


      thđại: Nhà văn quá cố Nguyễn Huy Thiệp có lần bảo rằng: “Ở Việt Nam người ta nói người đánh cá gặp nhau không bao giờ bàn về chuyện đánh cá”, chị nghĩ sao về lời phát biểu này?


      PHM: Lần đầu tiên trong đời, Mây nghe câu này. Nói thế là để hàm ý, Mây không hiểu một cách đích xác lắm, câu trên của ông Thiệp.


      Cũng có thể, rằng một khi con người ta đã biết tỏng tòng tong về nhau, rõ tất tần tật về nhau, theo hướng chẳng vui vẻ gì, hoặc đang có những vấn đề đối chọi, bất đồng, hoặc không mấy hợp “gu”, người ta sẽ tránh đụng độ nhau, tránh va chạm nhau, bằng cách không bàn về chuyên môn, sở trường, nghề nghiệp lúc phải gặp mặt chăng?


      Cũng có thể là do chuyện nghề vốn đã quá nhàm chán, ngày nào chẳng phải dây vào, hà cớ gì trong cuộc vui, là lúc cho phép mình thoát ra khỏi những mệt mỏi, rắc rối, phức tạp từ công việc, từ nghề nghiệp, dại gì lại đem chúng vào để chúng làm ta mất hứng.


      Mây không xem văn chương là nghề nghiệp chính. Mây lại là đứa kiệm lời khi ở giữa đám đông, thế nên, đem văn chương ra bàn tán, đàm đạo cũng được, mà qua quýt, chiếu lệ, ba điều bốn chuyện rồi lảng sang chuyện khác, cũng chẳng sao.


      Chuyện trò gì khi gặp mặt nhau, theo Mây, cứ tùy nghi mà ứng biến.


      thđại: Chị quan niệm thế nào về thơ, còn với nhà thơ quá cố Song Hồ thì: “Thơ là vũ khí, hóa giải kẻ thù, sự hận thù, sự cô đơn, sự ngăn cách, sự sầu não”?


      PHM: Thơ là lời tự sự, là tâm tình, là tiếng nói của tác giả, nghĩa là, của chỉ một người, của chỉ một cá nhân.


      Thơ ra đời, đến với người đọc. Có bài, về sau, trở thành lịch sử, về sau, được người đời truyền tụng, rằng khi đọc lên, nó khiến quân địch phải khiếp sợ, nó khiến lòng yêu nước và lòng căm thù giặc của chiến sĩ ta sôi sục, dâng cao, vậy thì bảo rằng, thơ là vũ khí, chắc cũng không mấy quá lời. Như bài này, chẳng hạn:


      Nam quốc sơn hà nam đế cư

      Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

      Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

      Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư


      Có bài, lại được cả một thế hệ xôn xao, tìm tòi, yêu thích, vì tác giả, kiểu như là, đã thay mặt cho họ mà cởi giúp chiếc áo ngoài lâu nay bọc, đậy tâm hồn họ, thay mặt họ mà thở than, thay mặt họ mà buồn bã cũng như chia sẻ tận đáy lòng nỗi mất mát, trống vắng bời bời của họ. Thế thì nói rằng, thơ hóa giải cô đơn, sầu não, chắc cũng không quá ngoa ngôn, như bài Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH, chẳng hạn.


      thđại: Nói đến người đọc và người viết theo chị ai có trách nhiệm hơn ai?


      PHM: Trách nhiệm của người viết là làm sao cho thứ mình tạo ra, còn gọi một cách trân trọng là tác phẩm, phải đẹp, phải hay và bổ ích.


      Còn về phía người đọc, chẳng có lý do nào để bắt họ phải có trách nhiệm trong việc đọc của họ cả. Họ thích, họ vui, họ rảnh rỗi..., thì họ đọc. Khi không thích, không hứng thú, bận bịu..., thì chẳng ai buộc được. Chỉ mong họ, nếu có phê bình, nhận xét tác phẩm, tác giả, thì cũng nên có lý có tình một chút, đừng vì ganh ghét, hằn thù mà nói lấy được hoặc mượn cớ tấn công cá nhân. Tác giả hẳn sẽ thấy mình may mắn và biết ơn người đọc nếu được họ góp ý chân thành, thay cho những chê bai, chửi bới vô căn cứ hay quy kết, chụp mũ rồi chỉ trích, xúc xiểm, miệt thị.


      thđại: Một vài dự tính tương lai?


      PHM: Mây hoàn toàn không có một dự tính nào cho tương lai cả.


      Sau sáu tập thơ, Lục Bát Phạm Hiền Mây; Sẽ Sóng Mãi Trăm Năm; Bất Tương Phùng, Không Tin; Đáng Đời; Bóng Câu và Uyên Ương lần lượt ra đời tại Mỹ trong vòng ba năm liên tiếp 2017,2018,2019, thì cho đến thời điểm này, 2023, Mây vẫn chưa có một dự tính nào cụ thể.



      Mặc dù họa sĩ Khánh Trường, người bạn văn vô cùng thân thiết của Mây, bà đỡ cho sáu đứa con thơ của Mây được lần lượt ra đời vuông tròn, trong hoàn cảnh bệnh tật ngày một nhiều hơn, vẫn luôn nhắc Mây xuất bản thêm tập mới, hoặc chí ít là một tuyển tập, và anh hứa sẽ luôn hỗ trợ bằng hết sức còn lại của mình....


      Mặc dù nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng là một người anh chí tình, rất mực thương quý của Mây, luôn “đe nẹt” mỗi ngày, Mây in thơ đi, anh chờ Mây đấy nhé, bìa và phụ bản, nhớ đấy, anh luôn để dành cho thơ Mây.


      Nói sao nhỉ, kệ đi.


      Vâng, thưa anh, thưa bạn đọc rất quý mến của Mây, kệ đi, cái gì đến khắc sẽ phải đến, tính toán mấy cũng vậy thôi. Cái gì của mình thì trước sau, cũng sẽ của mình. Cái gì không thuộc về mình, hì hục mấy, gắng sức mấy, rồi cũng chỉ bằng không.


      thđại: Trước khi chúng ta chia tay chị có cần bổ túc thêm cho những thiếu sót mà tôi đã quên không đề cập tới. Xin mời chị...


      PHM: Thưa, không thiếu sót gì. Mây chỉ xin kể thêm ra đây một vấn đáp vui từng diễn ra giữa Mây và nhà thơ Cao Thoại Châu.

      - Mây có thường đọc không? Nếu có thì thường đọc gì, đọc ai?

      - Dạ không thường. Tiện gì trước mắt thì vớ nấy, không chú tâm ai, không thần tượng ai, không học theo ai.

      - Thảo nào.

      - Thảo nào gì ạ?

      - Thảo nào, thơ Mây rất riêng, không giống ai xưa mà cũng chẳng giống ai nay.

      Cũng trong lần phỏng vấn này, nhà thơ Cao Thoại Châu đã trích ra hai câu thơ của Mây trong bài thơ Này Em, này em nếu chợt kề bên, ôm cho cả lúc người quên nhớ mình và nhận định, hai câu trữ tình này tôi cho là hiếm trong thơ Phạm Hiền Mây. Nó lọt vào những câu không phải từ sự đọc mà tôi có thể dễ dàng hiểu rõ được nghĩa. Nên đành nghĩ thơ chị bây giờ đang có chút "siêu thực”. Phải thế không?


      Và Mây trả lời, cũng không quá hiếm trong thơ Máy đâu ạ. Nhưng quả là, nhiều lúc viết xong, đọc lại, Mây cũng ngẩn người ra một lúc lâu với những chữ mà mình vừa mới dùng. Mây nghe mình hạnh phúc. Kiểu hạnh phúc khi biết Th

      ượng Đế đã ban cho mình một đặc ân quý báu, đó là, khi làm thơ, những ý tưởng, những con chữ, chúng hồn nhiên, chẳng biết từ đâu, bỗng rơi vào túi Mây, như quả thị rụng túi bà trong cổ tích xưa, đột ngột, bất ngờ, khó lý giải. Siêu thực hay không, điều đó và nhiều điều khác nữa, giờ đây, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Mây.


      Nhân cơ hội này, Mây xin được cảm ơn hết thảy những độc giả đã quan tâm, thương yêu Mây trong suốt nhiều qua. Cảm ơn nhà thơ Triều Hoa Đại đã bỏ thời gian và công sức để thực hiện buổi phỏng vấn công phu này. Cảm ơn tạp chí Ngôn Ngữ, một tạp chí văn chương uy tín và được đông đảo bạn đọc tin yêu, ủng hộ, đã tạo điều kiện và ưu ái cho Mây xuất hiện trong số này. Mây cảm kích tấm lòng của quý vị và xin chân thành chúc quý vị luôn được bình an, thân tâm thường lạc.


      thđại: Chân thành xin cám ơn chị nhà thơ Phạm Hiền Mây.


      Triều Hoa Đại thực hiện


      Triều Hoa Đại

      Ngôn Ngữ Số 26, 1/7/2023
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Nhà Văn Nguyên Minh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phạm Hiền Mây: Như Mây Bay Đi Triều Hoa Đại Phỏng vấn

      - Nhà văn Ngự Thuyết - Đến với văn chương trễ nhưng không chậm Triều Hoa Đại Phỏng vấn

      - Lưu Diệu Vân: “Kẻ phản giáo bất đắc dĩ” Triều Hoa Đại Phỏng vấn

      - Chuyện Vãn Với Nhà Báo, Nhà Văn Vương Trùng Dương Triều Hoa Đại Phỏng vấn

      - Thử Tìm Hiểu Văn Học Từ Bên Trong Và Bên Ngoài Tổ Quốc! Triều Hoa Đại Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà thơ Phạm Hiền Mây (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Hiền Mây

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Hiền Mây: Như Mây Bay Đi (Triều Hoa Đại)

      Nhà thơ facebook Phạm Hiền Mây: 'Mây trắng nỗi chiều em!' (Nguyễn Hữu Hồng Minh)

      - Phạm Hiền Mây (phannguyenartist)

      - Thơ Phạm Hiền Mây (Khánh Trường)

      - Bóng Câu, tập thơ thứ 6 của Phạm Hiền Mây (Khánh Trường)

       

      Tác phẩm của Phạm Hiền Mây

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ

      (Phạm Hiền Mây)

      - Phạm Thiên Thư - Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

      - Mai Thảo - Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền

      - Trần Mạnh Hảo, tuyển tập thơ

      - Khánh Trường và "Năm Tháng Buồn Thiu"

      - Fb Phạm Hiền Mây

       

         Thơ trên mạng:

      - phannguyenartist.blogspot.com

      - vanngheboston.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)