1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Chu Sa Mênh Mông Cõi Tình (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-11-2020 | VĂN HỌC

      Phạm Chu Sa Mênh Mông Cõi Tình

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       

      "Quá nửa đời anh đi tìm một nửa
      Một nửa nào thất lạc của anh xưa"
      (Phạm Chu Sa)


          Nhà thơ Phạm Chu Sa

      Phạm Chu Sa có thơ đăng trên các báo văn nghệ Sài Gòn từ 1970, khi ông đang theo học Đại Học Vạn Hạnh, cùng lúc làm biên tập và là thư ký tòa soạn tuần báo Tuổi Ngọc của Duyên Anh, từ 1971 đến cuối năm 1973 thì bị bắt quân dịch, bị đẩy lên Tây Nguyên, đến đầu năm 1975, ông đào ngũ trốn về Sài Gòn.


      Cả ba tập thơ của ông xuất hiện trước công chúng có một khoảng cách khá dài, Những nụ tình xanh do cơ sở Đồng Dao xuất bản năm 1972. Đến tháng 2 năm 1975, ông tự xuất bản tập Trên đồi sương phủ, lúc mà cuộc chiến bùng nổ ác liệt và đến hồi gần kết thúc, nên tập thơ bị bỏ ngỏ, không thể tới tay độc giả.


      Tuy khoảng cách xuất hiện khá xa nhau về thời gian, nhưng thơ của Phạm Chu Sa trước sau vẫn là cõi mộng mênh mông tình. Đó là những cuộc tình lỡ, tình say, tình ảo… Cho tới khi ngã rẽ cuộc đời ông là lính thú - quân dịch - trên vùng đất Tây Nguyên heo hút. Heo hút, nhưng không thiếu tiếng đạn bom. Vì vậy, thơ ông vẫn vang vọng âm sắc của những mối tình uất nghẹn, chia lìa vượt thời gian như đang hít thở khói trời lồng lộng. Và ông làm thơ không phải mang tâm thức của kẻ lưu đày mà, vượt lên trên khói lửa vẫn là những vần điệu ngọt ngào đến cay đắng của chàng thư sinh đang bước nốt đoạn đường của mộng, của say cùng tỉnh thức theo trăm ngả phân ly để hoàn tất nốt cuộc lữ trong nỗi cô đơn cùng tận.


      Bắc Phương Hành, ông viết vào tháng 2.1973 sau ngày ký hiệp định Paris, tràn đầy cảm xúc như mâu thuẫn nhau: Vừa khấp khởi mừng vui vì hòa bình sắp lập lại trên quê hương đã quá đỗi điêu tàn, vừa ngậm ngùi thương nhớ bao nhiêu người đã nằm xuống.!... Đó là những người bạn, người tình, là nhân thế nổi trôi bềnh bồng quanh ông, trên quê hương ông, để những giờ khắc khơi vơi, một mình đâu đó, nơi đèo cao dốc thẳm, chốn núi rừng thâm u kéo dài những u hoài chồng chéo nhau:


      Hai mươi năm nối thành bi khúc

      Bài ca buồn bã nối điêu tàn

      Những ngựa ngủ vùi lòng đất chết

      Những đời nằm xuống vẫn hoang mang

      Màu quê cũ rưng hồn lữ khách

      Chút lòng lận đận với quê hương…

      (Một Nửa, trg 12)


      Thời khắc ông viết bài hành này là lúc ông tưởng tượng ra một cuộc hành trình từ Nam ra Bắc khi quê hương ngưng tiếng súng (vì hiệp định đã ký), hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, không còn giòng sông chia cắt, non sông nối liền một dải:


      Ta đi biển thét lời giông bão

      Sá gì chút gió mặn chiều hôm

      Mà không dựng thẳng cờ minh đạo

      Soi một giòng sông nối một giòng…


      Mới dợm bước chân khởi cuộc lữ hành (mới chỉ là tưởng tượng) thi sĩ đã nâng chén rượu nhạt chia tay người tình- chia tay một cuộc tình:


      …Ví thử đời ta men rượu nhạt

      Mời em nhân buổi tiễn đưa này

      Chắc cũng buốt môi người cúi mặt

      Còn chút tình xưa như khói bay

      (Một Nửa, trg 7)


      Tôi nghĩ, khi sử dụng thể hành, thì nhà thơ có thể giải bày trọn vẹn tâm cảm gần xa, nên trước kia, những Trần Huyền Trân, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Bính đã đẩy câu thơ chuồi dài tới tận sau này với những Độc hành ca, Hồ trường, Hành Phương Nam… nên Phạm Chu Sa đã chọn thể hành như để gửi gắm tấc lòng, để giải bày những ưu uất sâu kín, ông đã mang theo cùng năm tháng? Ông thản nhiên đón nhận số phận đẩy đưa. Thản nhiên đến mức lạnh lùng trong bài hành thứ hai: Trường Sơn hành như một định mệnh khắc nghiệt đời ông được báo trước.

      Núi chẻ đèo cao rừng thăm thẳm

      Núi tiếp rừng xanh nắng trải thảm

      Chân bước dò trên xác lá khô

      Hồn mở vào cửa mộng hư vô

      (…)Mang trên vai nửa đời tuổi trẻ

      Nhìn quanh ta chập chùng bóng xế

      Bước vội, nhưng nhịp nhàng nhịp nhàng

      Đầy ắp hồn thơ điệu cuồng vang

      (Một Nửa, trg 32)

      Giữa đại ngàn Trường Sơn thâm u, tâm hồn và bản thân ông vừa chìm ngập vào thiên nhiên hùng vĩ mà gờn gợn để tiếp tục, vừa thản nhiên quan sát và liên tưởng đến số phận “tàn xiêu, mây trôi” của mình trong thời gian biếm trích nơi vùng đất chết:

      Trường Sơn núi dài hằn vết chém

      Nát bấy hồn ta làm muôn mảnh

      Máu đỏ ngầu sông núi thân yêu

      Ta nhìn ta bóng đổ tàn xiêu

      Trường Sơn núi biếc trời đứng bóng

      Rền vang tiếng bước thời gian vọng

      Lắng chìm hơi thở thời gian xuôi

      Đời ta như một bóng mây trôi

      (Một Nửa, trg 37)

      Trong buổi nhiễu nhương, tâm cảm nơi ông chừng như là những mộng mị trôi nổi có không từ “thời gian vọng” đến “thời gian xuôi” như cách gắn liền quá khứ xa tới hiện tại gần, là nỗi cô đơn của kẻ lưu đày trên chính ngay mảnh đất ông đang bước tới, gắn chặt, thở khói trời u uẩn. Ông chìm khuất và mất tăm giữa cái ồn ào trống rỗng, là tiếng kêu bi thiết của con chim gục ngã trên tổ rơm thông thống lỗ méo nụ hoang hoác:


      Bằng hữu lang thang người mỗi ngả

      Mình ta đứng gọi thấu trăm năm


      Ông gọi ai đến nỗi phải mang theo nỗi trống trải dặm dài, ông thở với lớp lớp mây trắng đùn quanh chóp núi trống trơn, nghêu ngao với những cuộc tình nhân thế dẫy đầy ảo mộng?



      Thật ra, không phải tới tận bây giờ Phạm Chu Sa, (khi Một nửa đến với độc giả như một cuộc tương phùng sau chừng ấy năm dài im lặng) mới hé lộ những rơi rớt tang thương những cuộc tình lỡ, mà trước đó, ông đã khơi gợi như một phiên thư âm bản ở hai tập: Những nụ tình xanh (1972) và Qua đồi sương phủ (1975). Đó là những âm tiết khởi đầu bật lên nỗi hoài nhớ mênh mông một kiếp người, một cuộc tình như khói như sương và rồi đọng lại trong tâm trí ông như một bức ảnh hoen nhoè màu thời gian.


      Tình em cuộn tròn như con mèo ốm

      Vo viên đời anh như điếu thuốc

      (…)

      Anh cũng muốn hỏi em biết điều gì không

      Đêm và bóng tối

      Đã quanh quẩn trong anh nửa đời mộng thực

      (Những Nụ Tình Xanh, trg 54-55)


      Đó là những lời tự thú ngọt chát và cay sè nơi cõi lòng ông, liêu xiêu nơi hai bờ mộng thực. Nhớ lại những năm trọ học cùng ông trên căn gác gỗ đường Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Huỳnh Văn Bánh), Phú Nhuận, nhìn bờm tóc ông nhuốm ráng chiều màu nắng quái ngoài hành lang, nhìn cái dáng xiêu xiêu thẫn thờ dưới cột đèn ngã chúi về đêm trong con hẻm nhỏ và hai tay trong túi quần và ánh mắt như màu tối đậm trên bờ tường thấp loang lổ, tôi đã tự hỏi: ông tự tìm kiếm chính mình trong nỗi cô đơn hay hoài nhớ về những gì ông đã đánh rơi đâu đó, là những hình bóng nhập nhoà, hiển hiện trên bờ tường đá ong, những mất mát luôn vây bủa, bi luỵ không ít đến cuộc đời ông?


      Những thứ rơi vãi dọc đời ông, không hình hài rõ nét. Chúng chợt bật lên trong ông, có khi là một cơn mưa dầm, một ngày nắng cháy. Cũng có khi đang có chút se lạnh trong lớp khí trời từ phương bắc tràn về, xám đục đến ảm đạm:


      Ở Sài Gòn thèm một ngày mưa bụi

      Thèm nhạc sầu của gió bấc heo may

      (…) Mưa ở đây mưa quá đỗi bất thường

      Và nắng gắt cháy cả tình mới chớm

      (Một Nửa, trg 15)


      Khoảng không gian trơ khấc và nhão nhoét kia bất chợt trườn vào tâm trí ông, để cuối cùng chỉ còn là nỗi trống không, mà khởi đầu là những nhớ-nhung-trong-mất-mát-không-cùng:


      Ở Sài Gòn chiều không em mây nổi

      Nhớ em nghe giá buốt dậy trong hồn

      (Một Nửa, trg 16)


      Bài thơ này (Ở Sài Gòn), ông viết xong vào tháng 6 năm 1973, nửa năm sau hiệp định Paris. Nỗi hoang mang và nhớ nhung hỗn độn nơi ông, trong chính nội dung bài thơ không để người đọc khám phá điều gì về thời cuộc. Nhưng ẩn giấu phía sau những ngày Sài Gòn anh bỏ quên mộng tưởng/Đêm đèn màu rực sáng nỗi ưu tư/Cơn mộng nhỏ môi dậy thì thiếu nữ/ Sao niềm đau chợt buốt nhức không ngờ lại dẫn ta đến những liên tưởng về những hoang mang của ông trong khoảnh khắc “còn một chút Sài Gòn” trước khi ông trở thành gã đào binh. Ông giấu cái thực trong mộng tưởng. Ông cất nỗi ngậm ngùi trên vai áo, để mấy chục năm sau, cũng Sài Gòn ấy lại khơi gợi hình ảnh Sài Gòn trước, vẫn là những tâm trạng Ở Sài Gòn bây giờ có những sớm mai buồn muốn khóc/ Mặt trời mù cơn ngái ngủ bình minh/ Những giọt cà phê buồn rơi lặng lẽ/ Sóng sánh màu mắt em (Ở Sài Gòn bây giờ, trg 52). Những hình ảnh của Sài Gòn trước và bây giờ vẫn cứ nguyên vẹn trong ông, vẫn là sớm mai buồn, giọt cà phê buồn, vẫn rơi lặng lẽ và dồn nén thành màu mắt em, chiếm trọn tâm hồn ông, không thay thế, không ai khác ngoài em.


      Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó Dostoievsky viết, đại ý rằng: “cả đời tôi chỉ muốn đẩy tới tận cùng những gì người khác chỉ làm được có một nửa”. Phạm Chu Sa thì không đủ lực để làm cái công việc vĩ đại của đại văn hào Dos. Ông không tuyên bố hoàn thiện cuộc đời bị xáo tung, mà đơn giản là tìm trong chính mình, đi tìm một nửa của cuộc đời mình bị rơi lạc nơi đồi hoang núi sâu hay giữa lòng thành phố tràn ngập ánh đèn? Chuỗi dài quẩn quanh tìm kiếm cái đã mất trong con người chính mình đến mệt nhoài những hơi thở dốc. Và khi tìm thấy thì hệ quả là:

      Quá nửa đời anh đi tìm một nửa

      Một nửa nào thất lạc của anh xưa

      Khi tìm được thì nửa anh vụn vỡ

      Nên làm sao ta ráp lại cho vừa.

      Hàn gắn lại em ơi đời tạm bợ

      Một chiều say một sớm tỉnh một khuya buồn

      Một giọng hát một điệu cười khúc khích

      Cũng tràn đầy cả hạnh phúc đau thương

      (Một Nửa, trg 104)

      Nhà thơ Du Tử Lê có một nhận xét về Phạm Chu Sa, theo tôi là chính xác: “… và người đọc đã bắt gặp một cái gì đó, một cái gì đó có thể nhìn như một Phạm Chu Sa. Một cái gì không thể mang một tên gọi khác… Tôi muốn ví thơ ông như một giòng sông xanh, nhưng dưới đáy lại ẩn sẵn khá nhiều sóng ngầm”.


      Cuộc đời ông chưa bao giờ yên ả. Và thơ ông cũng vậy, ẩn bên dưới sự phẳng lặng là những giòng chảy ngầm cuồng phẫn, chờ chực bùng lên những đợt sóng gầm gào. Thoạt lướt qua, tưởng chừng như những câu thơ kia dung dị, đôi khi mang hơi thở chung của những chàng thi sĩ trước năm 1975, là những buồn chán, cột đèn vàng, giọt cà phê đen… tâm trạng của một thời tan tác. Nhưng ẩn bên dưới ngữ nghĩa tầng sâu lại là những cuồng khích, bung vỡ sôi sục, đôi khi nhuốm màu sắc phản kháng của tuổi trẻ:


      Bằng màu đen của bóng tối cạm bẫy

      Trốn chạy nỗi căm hận khô đắng

      Trốn chạy niềm cô đơn

      Cuồng loạn những điệu kèn da đen buổi dạ hội hoá trang

      Sự bất lực của âm thanh

      Và bóng tối đồng loã

      (Một Nửa, trg 63)


      Thời nhiễu nhương, tuổi trẻ phản kháng, tuổi trẻ gào rống, tuổi trẻ xuống đường, buồn nôn, phẫn nộ, chán chường… không phải là điều mới lạ. Thời nào và ở đâu tuổi trẻ cũng nhạy cảm trước các vấn đề xã hội, thời cuộc... Xã hội và thời cuộc nhớp nhếch như là mệnh đề tiên thiên xô ngã con người vào “vũng trống”, và họ bất lực gào lên:


      Đêm thành phố thật buồn

      Mười giờ tối còi giới nghiêm reo vội vã

      Đêm chợt im vắng trong niềm sôi sục

      Sẽ vỡ tung một sớm mai nào

      (Những Nụ Tình Xanh, trg 72)


      Có lẽ, sẽ rất thừa thãi khi các nhà đạo đức, trong bối cảnh xã hội suy đồi, phong hoá, lên tiếng chỉ trích sự mất cân bằng trong suy nghĩ và hành động của giới trẻ. Thời kỳ đó, Phạm Chu Sa thuộc lớp tuổi hai mươi, nhưng không tĩnh yên để lắng nghe, để nhìn, đọc những lời rao giảng như Thiền sư Nhất Hạnh đã từng viết: “Tôi rưng rưng nước mắt, vì tôi được nghe chính tiếng nói của lòng tôi, tiếng tự thú của lòng tôi… Nếu các em biết thương yêu và tha thứ thì hồn nước cũng sẽ giật mình, đời chúng ta sẽ lên sức sống, tủi hờn sẽ lắng xuống và niềm kiêu hãnh sẽ vươn lên. Nếu các em biết thương yêu và tha thứ thì súng đạn cũng sẽ phải thở dài, tàu bay cũng sẽ phải khóc, lựu đạn sẽ phải im tiếng, và quê hương ta sẽ không còn là một bãi chiến trường” (Nói Với Tuổi Hai Mươi). Nhưng khốn nỗi, đó chỉ là cách nhìn của thầy Nhất Hạnh. Tuổi trẻ không còn đủ tỉnh táo để bước đi trên những con đường gập ghềnh, hỗn độn. Đó cũng là nét chung với đa phần. Phạm Chu Sa không tự tách mình ra khỏi đống bùng nhùng kia, ông viết:


      Khép kín trái tim.

      Hai tay vo tròn quá khứ

      Hồn chết lịm từng phiến băng tan

      Ta cúi đầu bỏ trốn

      Ngôi mộ đời cỏ úa xương người

      (Những Nụ Tình Xanh, trg 30)


      Lúc này, trong tay tôi chỉ còn hai tập: Những Nụ Tình XanhMột Nửa (Trên Đồi Sương Phủ, ngay chính tác giả cũng không giữ nổi), nhưng khi soi rọi lại, có vẻ như Một Nửa là sự nối dài từ tập thơ đầu tay. Vẫn giọng điệu ấy, vẫn tâm tình ấy. Hơi thở từ thơ ông tưởng chừng như mong manh khói sương, nhưng đằng sau lại là những ẩn ức, những bất lực, trắc trở… cả đời ông cất công tìm kiếm, ráp nối cho trọn vẹn. Khốn thay, thảy đều không theo đúng ý ông:


      Lang thang trong rừng vắng

      Hái một cụm hoa sầu

      Ồ khắp trời mây trắng

      Biết lối về nơi đâu?

      (NNTX, trg 59)


      Trời cao trăng nở rộ

      Lữ khách trên đường khuya

      Bóng nhoà trong sương lạnh

      Nhớ nhà, đâu lối về?

      (NNTX, trg 74)


      40 năm trước ông không tìm ra “lối về” cho riêng mình, thì đến 40 năm sau ông vẫn loay hoay tự tra vấn:


      Như đời ta vốn đã quá ngu ngơ

      Đi tìm mãi những điều không có thật!

      Cám ơn đời từ niềm tin thứ nhất

      Thứ hai, ba, tư…cho đến cuối cùng

      (Một Nửa, trg 103)


      Cuối cùng thì đâu là “lối về” của ông?


      Có lẽ, xin tạm mượn mấy dòng sau của nhà thơ Du Tử Lê nhận xét về tác phẩm Phạm Chu Sa dể kết thúc bài viết này:

      “Phạm Chu Sa, với những bài thơ mới, nơi nửa sau của thi phẩm “Một Nửa” đã cho thấy ông vượt qua được ngưỡng cửa ngáng trở tàn khốc của thời gian. Thơ của họ Phạm ở những năm tháng sau 1975, tuy căn để, đa số vẫn là những thao thiết về tình yêu. Nhưng đó là một thứ tình yêu đã ra khỏi hố, hầm ẩn náu của những xung động tình cảm đôi lứa thuần túy. Mà, tình yêu, trong cõi giới thi ca Phạm Chu Sa hôm nay, là những vấn nạn được cất lên từ những tâm bão nhân sinh. Những cật vấn tử / sinh. Kiếp / đời. Theo tôi, đó là những câu thơ được chắt ra từ những chiêm nghiệm đời sống đã sắc xuống. Để tự thân, thơ có được chiều sâu và, độ rộng… Trong ‘Một Nửa’ của họ Phạm, cá nhân tôi rất thích những câu thơ như, ‘Tự đào huyệt chôn mình / như một tên tử tội / a ha ta hóa trang / làm anh hề múa rối.’ Hoặc, ‘Hạnh phúc trơ vơ trên dây thong lọng / em kịp mua về đốt hết nhân gian.’ Hoặc ‘Dã quỳ thắp nắng / chìm dần trong sương / nhặt bóng tà dương / ném vào vô tận.’ Hoặc nữa, ‘Một chân thò lỗ huyệt / một chân nhảy lò cò / đi tìm phương bất diệt,’ vân vân…” (dutule.com)

      *


      Tên thật: Phạm Đình Thống

      Sanh năm 1949 tại Bình Định, Trung phần VN.

      Cựu sinh viên ĐH Vạn Hạnh

      Trước 1975, cộng tác với Tuổi Ngọc, Vấn Đề, Văn, Khởi Hành


      Sau 1975, làm nhiều nghề kiếm sống, rồi làm Phóng viên, Biên tập viên các báo: Thanh Niên, Gia Đình & Xã Hội; Phụ trách phía Nam tạp chí Ngày Nay (Hiệp Hội UNESCO-VN). Cộng tác với các báo, tạp chí: Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Phụ Nữ TP.HCM, Kiến Thức Ngày Nay, Xưa & Nay


      Thơ đã xuất bản:

      - Những nụ tình xanh, NXB Đồng Dao (1972)

      - Qua đồi sương phủ, Tác giả XB (tháng 2-1975)

      - Một nửa, NXB Thanh Niên (2011)

      Nguyễn Lệ Uyên

      Nguồn: Trang Sách & Những Giấc Mơ Bay, tập II
      Thư Ấn Quán xuất bản 2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về nhà thơ Phạm Chu Sa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Chu Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Chu Sa Mênh Mông Cõi Tình (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phạm Chu Sa, Nhà thơ của sóng ngầm vẫn còn đó (Trần Dzạ Lữ)

      Phạm Chu Sa (Phạm Thanh Chương)

       

      Tác phẩm của Phạm Chu Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đoàn Kế Tường - Đoàn Thạch Hãn: Hai bút danh & một cuộc đời oan khiên (Phạm Chu Sa)

      Huỳnh Phan Anh – Nhà giáo đi lạc vào văn chương (Phạm Chu Sa)

         Tác phẩm trên mạng:

      - dutule.com - sangtao.org - thica.net

      - Thi tập "Một Nửa"

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)