|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Về Ngy-Hữu cũng như về tất cả tác giả có thơ trong TTTN thú thật, tôi không quen biết ai hết. Tôi chỉ biết Ngy-Hữu là một nhà thơ quân đội qua cái KBC của anh thường kèm dưới bài. Còn cấp bậc gì ? binh chủng nào? bao nhiêu tuổi?… tôi không hiểu. Và biết Ngy-Hữu là quân nhân nhưng tôi cũng không biết là thứ lính kiểng hay thứ “ lính uýnh lộn” thật sự…
Lẽ ra những thắc mắc đó không liên quan, cũng không giá trị gì đến thơ, không làm cho thơ hay hơn hay, dở hơn. Nhưng tôi phải trình bày rõ như vậy để độc giả khỏi nghĩ tôi là bạn bè hay đã đớp hít gì của những tác giả trên đây, nên lợi dụng bài này để bốc thơm với nhau.
Nói như vậy tôi cũng không có chủ ý đề cao cái nết thẳng thắn đã gần như tuyệt ngõ trong cuộc đời này, tôi chỉ muốn nói rằng: Thơ là Thơ. Thơ không liên quan đến những phụ thuộc tô điểm chung quanh như có nhiều người vẫn tưởng.
Và bây giờ, tôi xin trở lại với những bài thơ của Ngy-Hữu.
Khoảng trên dưới 10 bài trong 47 số Tiểu Thuyết Thứ Năm (TTTN), thơ Ngy-Hữu hầu hết là thơ 8 chữ, kỹ thuật vững, vần điệu ôm tròn. Những bài thơ của Ngy-Hữu tỏ ra anh đã mất nhiều công phu tâm huyết tạo thành những ý tưởng thật chân thực, thật xúc tích – Thơ Ngy-Hữu dẫn nguời đọc đi theo cái trầm sâu u uất của tâm sự anh – không, tâm sự của lớp tuổi gian nan, đau khồ và hào hoa nhất của thế hệ này: Lính.
Xin hãy nghe những lời độc thoại của Ngy-Hữu trong “Nhập Cuộc” :
Gởi mùa xuân cho người vui với én
Tôi mang theo tiếng cuốc gọi giao thừa
Bia đá cũng buồn đêm hò hẹn
Lũ chim rừng lạc tiếng gọi vu vơ
và phải chăng đây là cái tâm trạng của lính trong những đêm “ nhập cuộc”:
Hào chiến đấu xé đôi miền đồng cỏ
Mắt cố nhìn tìm một dáng khả nghi
Chỉ có đêm với hành tinh dời chỗ
Và mầu đen mờ nước mắt trên mi .
Như vậy đó – Linh động và rõ ràng quá. Thơ Ngy-Hữu như một “bức tranh” thật sống thật tự nhiên, mà chỉ cần đọc qua người đọc cũng đã hình dung ngay được cái cảnh tên lính chiến nằm dưới hào sâu chờ địch, trong cái vô cùng của đêm và cái nặng nề chuyển xoay của vũ trụ. Để rồi, khung cảnh ấy – mắt trừng tìm dấu địch nhưng lòng ngổn ngang nghĩ đến thân phận :
Rồi cũng khóc như những lần nhớ mẹ
Lời ru trầm – ôi kỷ niệm thôi nôi
Ngậm vú sữa lớn theo dòng thế hệ
Mùa binh đao gươm súng vẫy tay mời
(tr.22, TTTN số156)
Bốn câu trên của Ngy-Hữu đã nói quá rõ ràng về số phận của lớp tuổi trẻ hôm nay: Lớn lên và đi lính – đi lính để rồi :
Xin dấu mặt sau trời khô lưả hạ.
Nhọc nhằn cầy trên thân phận anh em
Bước chân thú lén về khu đất lạ
Đêm tự tinh không đến thuở chinh yên.
Ngy Hữu ví mình như một con thú – một con thú về khu đất lạ nhưng rồi chả nhận được gì. Bởi :
Ngày vui đó bán dần cho cuộc chiến
Sách vở thiên thần ngủ buị chiêm bao
Nước mắt em đầy nguồn sông thánh thiện
Cũng không làm tươi mát tuồi xanh xao
Và bởi vì …
Bạn bè cũ đứa còn đứa chết
Thằng khóc thằng cười buồn quá em ơi
Vẫy tay chào 24 hè vĩnh biệt
Vết chém hằn sâu trong mắt trên môi
(Khoảng trống – tr 21 số 192)
Và trong niềm đau ấy, đêm đêm nằm gối đầu trên súng để nhớ mãi rằng :
“Chưa tròn yêu thương với em” , nỗi buồn như ngấm sâu thêm vào xương tủy, Ngy Hữu kể lễ với người yêu :
Hỏa tuyến trời làm mưa cuối năm
Di hài kỷ niệm mắt giai nhân
Cưu mang từ để quên thành phố
Với tháng ngày đi đàn bước thầm
Kỷ niệm còn lại là mắt em – mắt em cưu mang để quên thành phố trong những ngày, âm thầm, những ngày quằn quại trong nỗi cô đơn và, nỗi chết:
Độc điệu mồ côi và nỗi chết ,
Hằn sâu, chứng tích tuổi chinh yên
Vết đau đất mẹ buồn không khóc
Khắc khoải neo đầy trong trái tim
Cho dù…
Ba lô chất chật buồn khu chiến.
Đêm dạ yêu ma mắt rã rời.
Và…
Hầm mộ tương lai mờ khói súng
Đầu đường chinh chiến mộng buông xuôi
(Nói với em – tr16/ số 150).
Tuổi trẻ là như vậy – khắc khoải cô đơn với một “ba lô chất chật buồn khu chiến” với những “đêm đại yêu ma mắt rã rời.” Và Ngy Hữu:
Tháng giêng tháng chạp đong đầy nước mắt
Ngày tiếp nối ngày vác súng hành quân
(Khoảng trống – tr21 số 192)
Nhưng rồi… “không hành trang từ khu chiến tìm về ”, “áo trận vung đầy khói súng”, “Chiến sĩ” tìm được gì nơi thành phố thân yêu đầy kỷ niệm ngày xưa ?
Xin nghe Ngy Hữu trong “Chuyến về” :
Thép gai ngăn đường thành phố
Tôi nhìn cột điện bùi ngùi
Chuyến buýt đổ người thêm đông thành phố
Saigòn là một mình tôi
Em ơi! “Cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”
Khó đi hơn con đường mòn biên giới
Tôi không hành trang từ khu chiến tìm về
Sao em không mặc áo trắng
Cho tôi thấy sương mù miền giới tuyến
Theo về thăm lại quê hương
Thăm những chiều Brodard, Pagode. Mai Hương
Có kỷ niệm chúng mình ở đó
Em cười trăng sao bỡ ngỡ
lời êm như tiếng ca Thanh Thúy, Hoàng Oanh
“Rồi chúng mình làm đám cưới nhé anh…”
Nhưng sao tôi trở về “ em không nhìn tôi phong trần mái tóc để tang cho bạn bè những thằng Phầm, thằng Tồn, thằng Thanh đã chết mà xưa kia em vẫn đòi kể chuyện mình cho bọn nó nghe” ? Và sao em không có mặt những nơi hai đứa hẹn hò :
Băng đá đó xưa có lần em khóc
Quán kem này em nũng nịu bảo ngâm thơ
…Nhưng “lâu quá không về phố cũ” nên “xa lạ rồi mỏi mắt yêu thương”. Nhưng cho dù có thể vẫn “xin cảm tạ vàng son quá khứ làm chim chắp cánh thiên đường”. Bởi vì…
Áo trận nung đầy khói súng…
Em nhìn tôi chắc không quên
Dù… .
Vương miện xưa cài tóc mộng
Bây giờ tôi cũng chưa quên
Thôi tạ từ kỷ niệm
Cám ơn em cho tôi phút nhớ xôn xao
Tiếng nói, nụ cười, môi hôn... xin một lần khâm liệm
Trong quan tài nước mắt chiêm bao
Và như vậy đó cho nên:
Chuyến buýt cuối cùng vòng quanh đường cấm
Thành phố lên đèn tôi đối bóng tôi
Bước đi đếm bước thầm – câm lặng
Sàigòn lạ một mình tôi..
(TTTN tr.27số 157)
Không hiểu Ngy Hữu đã phải chịu bao nhiên cay đắng uất hờn để làm được bài thơ đó ? Và không hiểu trên cuộc đời giữa thời buổi nhố nhăng quái gở này đã bao nhiêu thằng lính mang tâm trạng của Ngy-Hữu trong “chuyến về” tìm lại người yêu sau những ngày lặn lội với sự chết ?
Viết đến nay tôi muốn làm một việc rất riêng tư – muốn đặt một bàn tay trầm ấm lên vai Ngy Hữu – nhưng liệu cử chỉ này cứu chuộc được gì khi sau “Chuyến về” đó. Ngy Hữu:
Nhìn xuống bàn tay không đeo nhẫn một mình tôi kể lể
Bây giờ em bến đục bến trong nào ?
Ôi em kiêu sa, Sàigòn cao ngạo
Dưới ánh mặt trời tôi điên mê đốt đuốc đi tìm
Gác kỷ niệm phai mờ đêm đêm khóc thầm rỉ máu
Em vẫn khung trời say vút cánh chim
Và bởi thế :
Từ chuyến về, chiều mang ưu tư chất chật
Bỏ Sàigòn, Vũng Tầu, bỏ bè bạn anh em .
Miền tuyến lưả đìu hiu xa lắc
Tôi buồn làm trời Đà Nẵng buồn thêm
(Chuyến Xe Hoàng Hôn – tr. 9 số 176)
Để rồi từ bỏ anh em bạn bè trở về đất chết, Ngy Hữu “trần tình”:
Rồi người cũng như sương mù biển lớn.
Quên nụ cười sóng bạc gọi mùa Xuân
Loài chim én trốn vùng trời bão động
Lời hẹn hò du nước mắt tha nhân.
Bởi thế nhưng sao vẫn :
Sênh phách vỡ tường gương đêm mộng mị
Cày phiên buồn tay súng chợt hôn mê
Thê thảm tiếng trầm ca neo thế kỷ
Ngỡ ngàng rơi hầm mộ vọng âm về
Ngơ ngác lối trường phiên, chăn gió thú
Rèm hoả châu cày mưa muộn Cao nguyên
Hình hài rữa mòn cô đơn chiếm ngự
Mây lang thang xao xác đổ xa miền
Và
Trôi dạo phiếm tơ trời vương tóc mật
Vòng suy tư nước lũ cuốn trôi dần
Và giận dỗi, lẫy hờn, rồi cũng khóc
Chuông mịt mờ khơi tưởng niệm bâng khuâng
Năm tháng súng cười nghiêng lòng đất vỡ
Điệu huê tình xa lắc lối tương tư
Đam mê cuối đong đầy nguồn thác đổ
Chuyén đò ma bôi vết tích sa mù.
Trong niềm đau tê điếng ấy, Ngy Hữu xin lời cầu nguyện cuối cùng :
Vườn địa ngục bụi tàn phai uá lá
Vòng thép gai quấn chặt xác hao gầy
Lời cầu nguyện cuối cùng van tận thế
Cho linh hồn quán trọ trót mang thai.
(tr.15/ số162)
Tôi nghĩ rằng không nên trách lời cầu nguyện cuối cùng của Ngy Hữu, bởi vì nó là sự thực – cái trung thực nhất của tảm hồn tác giả lúc đó, cũng nhờ tôi hiểu rằng trước “ Chuyến về”, Ngy Hũu đã từng. trong đau đớn quê hương chiến tranh, vẫn giữ được cải khi phách cao ngạo của đời trai trong “ Đêm Thiêng Đất Chết”:
Dấu chân lạc đi trên dòng máu mặn.
Tôi chợt cúi đầu xưng tội, ăn năn
Giáng Sinh đó – tử thi và súng đạn .
Chinh nhân hề, gươm súng động không gian.
(tr. 28/số 148)
Đó là những bài thơ của Ngy Hữu tôi đã đọc được trong TTTN 1967. Tôi nghĩ rằng không nên nói gì thêm nữa với hai câu trần thuật của tác giả:
Giữa đất mẹ yêu thương hồ đóng cửa
Bơ vơ từ tay súng sống lang thang.
(tr.25/số 150)
▄▄▄▄▄_____________________________________________
PHÂN ƯU
Được tin trễ,
NGY HỮU đã tử trận ngày 30 tháng 7 năm 1968
tại Vĩnh Điện (Hội An).
Thành thực chia buồn cùng tang quyến và bạn bè của HỮU.
Kính chúc linh hồn HỮU sớm siêu thoát.
– GIÃ NGUYỄN, NGUYỄN KHẮC NGHIỄM, TRẦN LÊ THỊ KHƯƠNG NINH, PHAN THỊ LẠC HÀ
▄▄▄▄▄____
TTTN 217
THƠ TRÍCH
• Khoảng trống; • Lòi đêm • Bài ca của tôi • Nói với em
:: Khoảng trống
xin dấu mặt sau trời khô lửa hạ
Nhọc nhằn cây trên thân phận anh em
Bước chân thú lén về khu đất lạ
Đêm tự tình không đến thuở chinh yên
Ngày vui đó bán dần cho cuộc chiến
Sách vở thiên thần ngủ bụi chiêm bao
Nước mắt em đầy nguồn sông thanh thiện
Cũng không làm tươi mát tuổi xanh xao
Bạn bè cũ đứa còn, đứa chết
Thằng khóc, thằng cười buồn quá em ơi
Vẫy tay chào 24 hè vĩnh biệt
Vết chém hằn sâu trong mắt trên môi
Vác súng hành quân Phú Gia, Đại Lộc
Việt Nam héo gầy nghìn tuổi gian nan
Tháng giêng tháng chạp đong đầy nước mắt
Ngày tiếp nối ngày vác súng hành quân.
NGY HỮU (KBC 3220)
TTTN 192
:: Lòi đêm
Ghì huyển tượng nghe vỡ mòn tuổi đá
Tôi cúi đầu từ vắng sữa thôi nôi
Vùng biên giới tình sầu trong ý lạ
Mộng tàn khi khắc khoải sớm sang ngôi
Tiếp nối thời gian chuyện buồn miên viễn
Hành hạ cuộc đời héo hắt hồn đau
Hủy phá tình yêu chôn mồ kỷ niệm
Nỗi nhục nhằn theo ngày tháng lên cao
Súng đạn, quê hương, ngục tù, máu lệ
Bên cạnh con đường đi đến tương lai
Ở đó yêu đương một lần đóng cửa
Nói gì bây giờ – Sự thật hôm nay !
25 năm chở đầy huyền thoại.
Ngôn ngữ loãng vào âm vọng chiến chinh
Bước chân dẫm đạp đêm chừng nghi ngại
Lối rẽ phương nào đi đến bình minh ?
NGY HỮU
:: Bài ca của tôi
cánh cổng sắt đứng im lìm nơi đó
chia hai trời ngăn mắt dõi đêm sâu
bên ngoài lửa cháy bùng trên máu đỏ
có tôi, anh âm thầm, lặng lẽ nhìn nhau
thuở khai sinh quê hương chào bằng tiếng súng
23 năm rồi điệp khúc đó không quên
giờ tay súng đi giữa trời bão động
nghe nỗi buồn len lén đến không tên
ôi tiếng khóc tiếng cười tôi man dại
hôn mê từ buổi học cuối cùng từ
khi đám bạn bè không trở lại
thầm hỏi rồi tôi có về không ?
nha trang, vũng tàu, sàigòn, thạnh phú
những chuyến viễn trìh làm tuổi trẻ đi hoang
nước mắt mẹ đong đầy trong lòng mộ
tôi cúi đầu chỉ còn biết ăn năn.
cơn giông lịch sử đem tôi về góp mặt
với chiến chinh bằng thân phận mồ côi
hơn một năm, hơn một lần tôi khóc
tin mẹ và tin bạn chết ở xa xôi.
máu lửa kéo thời gian dài vô định
hơn 20 đẩy những tóc ngả màu
ngày vui cũ không còn trong kiếp lính
quên dần bên gai thép trắng đâm sâu
bức tường đen cách ngăn sự sống
tạc đạn nào, ai bẫy ở sau lưng
một thằng bạn âm thầm gục xuống
tiễn đưa nhau loạt đạn sau cùng
mây thành kính vòng trường sơn màu lưả
vòng tay gầy không ôm trọn Việt Nam
giữa đất mẹ yêu thương hồ đóng cửa
bơ vơ từ tay súng sống lang thang
NGY HỮU
:: Nói với em
Súng gối đầu đêm trắng một đêm
Gác sương heo hút bóng trăng chìm
Truông hiu hắt lạnh bàn tay nhỏ
Chưa gói tròn yêu thưƠng với em
Hỏa tuyến trời làm mưa cuối năm
Di hài kỷ niệm mắt giai nhân
Cưu mang từ để quên thành phố
Với tháng ngày đi đếm bước chân
Độc điệu mồ côi và nỗi chết
Hằn sâu chứng tích tuổi chinh yên
Vết đau đốt mẹ buồn không khóc
Khắc khoải neo đầy trong trái tim
Ba lô chất chật buồn khu chiến
Đêm dại yêu ma mắt rã rời
Hầm mộ tương lai mờ khói súng
Đầu đường chinh chiến mộng buông xuôi!
NGY HỮU
TTTN số 150
Người viết: Tường Minh
THT gõ
(trích Tiểu Thuyết Thứ Năm số 193 năm 1968)
(*) Nhà thơ Ngy Hữu trong bài này không liên quan gì đến một nhà văn khác cũng có trùng bút hiệu Ngy Hữu trên văn đàn.
- Ngy-Hữu - Vũng buồn tuổi máu Tường Minh Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |