|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng
Mười bốn năm ở Little Saigon chưa bao giờ người viết bài này thấy một cuộc ra mắt sách nào số người tham dư đông đảo, nghiêm trang như cuộc ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” vào ngày Chủ Nhựt 16-5-2010, tại Rose Theater, Thành phố Wesminster. Tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là bộ trưởng kế hoạch, cố vấn ngoại giao cho cố TT Nguyển văn Thiệu là người làm việc gần gũi TT khi ở trong nước và khi ra hải ngoại tới lui rất thường với TT sau 75, là một nhân chứng sống ắt hiểu biết tâm tư TT Thiệu đối với đồng minh Mỹ.
Nên khoảng 650 ghế trong hội trường ngồi đầy cả, mà nhiểu người còn đứng lắng nghe phía sau. Trong bài nói chuyện có vẻ hàn huyên tâm sư, tâm tình với nhau hơn là diễn thuyết, hay diễn giảng, tác giả tâm tình tâm sự cứu cánh của Ông khi viết quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, Ông muốn cho lớp trẻ người Mỹ gốc Việt ở quê hương thứ hai là nước Mỹ này rút kinh nghiệm. Tại sao một chánh quyền qui mô như Mỹ lại có một lổ hỏng trong thòi kỳ chiến tranh như Chiến tranh VN. Cái lổ hỏng đó Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gọi là hiện tượng Kissinger (phenomenon Kissinger) – chữ phenomenon (Anh), phénomène (Pháp) hiểu theo nghĩa một thứ kỳ quặc. Kỳ quặc nhưng đóng một vai trò quan trọng cho sư sụp dổ VNCH. Phần dẫn nhập của Ts Hưng làm cho người nghe liên tưởng đến những câu hết sức quen thuộc trong tập thề người Mỹ gốc Việt lâu nay, làm kẻ thù Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ thì khó.
Tiến sỉ Nguyễn tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sư kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn,. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “ bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN.
Về quân sự, Mỹ viện trợ mỗi năm giảm dần còn 1 tỷ rưởi, rồi 1 tỷ, rồi 700 triệu, rồi cắt luôn. Trong khi ở Afghanistan bây giờ mỗi tháng viện trợ 6 tỷ mà số quân ít hơn VN nhiều.. Nhiều khi chánh phủ phải chịu nhục, Như Ts Hưng phải xin xỏ TNS Keenedy, bạn học cũ, hồi học chung chỉ là một sinh viên tầm thường, khi làm thương nghị sĩ xin năm lần bảy lượt mới cho gặp 30 phút. Nhưng nói chuyện với ông 15 phút, ông đã vội bỏ đi viện cớ bận. Ts Hưng phải xách cập chạy theo tò tò trong hành lang Thương Viện. Có lúc TT Thiệu phải gởi thơ cho TT Ford với lời lẽ cứng rắn nhưng đau thương, nói trong khi VC được Nga Tàu Viện trợ hào phóng vũ khí đạn được tối tân, dư dả, còn quân nhân VNCH đồng minh của Mỹ phải đếm từng viên đạn. Ôi nỗi đau này là nỗi đau chung từ tồng thống tư lịnh tối cao dến người quân nhân tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan với súng dạn thiếu thốn, quân trang quân dụng thiếu thốn đang xả thân ở chiến trường chống quân CS Bắc Việt xâm lược,
TT Nguyễn văn Thiêu đã hơn một lẩn bày tỏ tâm tư, nói với những người làm chánh sách của Mỹ, quân dân cán chính VNCH đặt tương lai mình và tương lai con cháu vào Thế giới Tự do, qua lời kêu gọi của ba bốn đời tổng thống Mỹ, mà rơi vào hoàn cảnh đau đớn như vậy. Việc phản bội đồng minh của Mỹ, Ts Hưng nói trên đài RFA, “Chúng tôi có viết chương 18, về cái bài phỏng vấn rất dài, của ông [TT Thiệu] với một tờ báo Đức, tên là “Der Spiegel”, trong cái bài đó, tổng thống Thiệu đã nói rất nhiều về cái mà ông gọi là “sự phản bội”, ông ấy bảo là 4 đời tổng thống Hoa Kỳ đã khuyến dụ nhân dân miền Nam đi vào cái khối của thế giới tự do, rồi cuối cùng tháo lui bỏ chạy.” Và đặc biệt là có những cái cam kết rất là vững chắc, thân tín rồi cuối cùng cũng lờ đi. “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi”, chúng tôi có in lại tòan bộ bài đó từ tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh, rồi có bút phê của ông (Thiệu) rất là cẩn thận. TT Thiệu chọn tờ báo Đức này vì biết Ts Kissinger là người Do Thái ở Đức nên thế nào cũng đọc, và đúng như vậy vài ngày sau Ts Kissinger gởi thơ phân bua hết parce que này đến parce que khác, theo lời Ts kèm một nụ cười mai mỉa.
Và đau đớn hơn cho tổng thống VNCH. Ts Hưng nói trong cuộc ra mắt sách, chỉ một câu trả lời chung chung của TT Kennedy với người dẫn chương trình Cronkite – là người đăt ra danh từ anchor để chỉ người dần chương trình truyền hình -, rằng TT Kennedy sẽ xét lại vấn đề viện trợ và nhân sự ở Miển Nam, thế là nhìều người lợi dụng câu nói đó, dàn dựng ra cuộc đảo chánh TT Ngô đình Diệm. TT Nixon còn cạn tàu ráo mán hơn với TT Thiệu khi ép buộc ký Hiệp định Paris, nếu TT Thiệu chần chờ, là cắt viện trợ, cắt quan hệ. Và bằng cách này hay cách khác biến TT Thiệu thành diểu hâu làm con mổi cho Phong Tráo Phản Chiến Mỹ. Từ vấn đề tái phối trí, rút quân ở Ban mê thuột, Pleiku, từ chức của TT Thiệu, TT Thiệu đi ra khỏi nước tất tất đều có áp lực của Mỹ.
Và trong cuộc ra mắt sách, Ts Hưng nói TT Thiệu có dự trù kế hoạch rút quân về Miền Tây, Hải quân VNCH mạnh hơn Bắc Việt. Có nhờ các nước như Pháp giúp nhưng đều bị kỳ đà Mỹ cản mũi.
Ts Hưng nói trên RFA và nhấn mạnh lại ý này khi ra mắt sách, “đặc biệt có một tâm tư mà chúng tôi nghĩ rằng nó phản ảnh phần nào cho tâm tư của chính cá nhân chúng tôi, và nhiều người trong chúng ta, đó là về phía ông ấy cũng như về phía nhân dân miền Nam thì dù rằng có nhiều khuyết điểm, dù rằng yếu kém, dù rằng có lỗi lầm, tham nhũng này kia v.v…, nhưng mà cuối cùng thì cũng đã cố gắng hết sức. Trong chưa đầy 20 năm, bị áp lực bất khả cưỡng của Mỹ, VNCH đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ở tiền tuyến một triệu quân không bao giờ một quận nào CS tấn công mà không tái chiếm được. Ở hậu phương một triệu công cán chính xây dựng mọi mặt văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội trên điêu tàn đổ nát do các cuộc tấn công của CS. Kể cả khi CS bao vây thủ đô hàng ngày pháo kích bộ mặt quốc gia và cung cách làm việc của một nước dân chủ vẫn còn, đúng nghi thức kể cà trong biến cố chuyển quyền từ TT Thiệu qua TT Hương và Tướng Dương văn Minh đều làm tại Phủ Tổng Thống có Quốc Hội tham dự.
Mỹ muốn lãnh đạo quốc gia VN là những kẻ sai bảo của Mỹ, từ tổng thống, đến quốc hội, đến nhân dân bắng cách này hay cách khác không để ai sai bảo mình. TT Ngô đình Diệm thà chịu chết, TT Thiệu thà chịu tiêu sinh mạng chánh trị, chớ không đánh đổi chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc cho Mỹ. Gần mấy chục năm sau, TT Karzai của Afghanistan dùng những ý của TT Thiệu nói trên tờ báo “Der Spiegel”, để trả lời cho TT Obama khi hoạnh hoẹ, đổ tội tham nhưng và bầu cử gian lận cho chánh quyền Karzai.
Bài nói chuyện của Ts Hưng, cuốn sách ra mắt của TS, là một đóng góp rất lớn trong mùa 30-4 thứ 35. Một mùa trả lại chơn lý cho lịch sử VNCH , cho quân dân, cán chính VNCH. Sau bài nói chuyện của TS Hưng, và nhứt là sau khi đọc tác phẩn Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, người viết bài này tự nhũ. Coi vậy chớ TT Nguyễn văn Thiệu có phước hơn Ông Nguyễn Du tác giả truyện Kiểu bất hủ của văn học VN. Nếu Nguyễn Du xưa kia nghĩ “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, thì TT Nguyễn văn Thiệu chỉ cần 1 phần 10 thời gian đó đã được người đương thời và người sau hiểu biết kính trọng như là một vị tổng thống hết lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc nhưng bất phùng thời nên “thề chiên quốc, thế xuân thu gặp thời thế thế thời phải thế”.
Và quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” lại còn có giá trị hơn nếu lớp trẻ nghĩ, “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương” (lời Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH). TT Nguyễn văn Thiệu đã trải qua biết bao nhiêu là nỗi buổn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng khi lệ thuộc kinh tế chánh trị với một siêu cường Mỹ... Bài học lịch sử này nhắc lại không phải để giận hờn, trách cứ tổng thống Mỹ này hay tổng thống Mỹ kia hay để than thân trách phận nhược tiểu. Mà để người Mỹ gốc Việt trẻ cùng với nhân dân Mỹ tìm cách ngăn cản chánh quyền Mỹ không để một lổ hổng Kissinger nữa. Và những nhân vật đang cầm quyền trong nước nếu còn một chút điểm lương tâm VN, sẽ rút được kinh nghiện ích nước lợi dân trong quyển “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” này trong vấn đề bang giao và giao thương với Mỹ./.
- Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng Vi Anh Nhận định
• TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)
• ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)
• Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng (Vi Anh)
- Kissinger bức tử VNCH, với Ts Nguyễn Tiến Hưng (Bích Trâm)
- Tác giả Nguyễn Tiến Hưng và ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Văn Lan/Người Việt)
- Tác giả Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Nguyên Huy/Người Việt)
- Tiểu sử (wiki)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
- Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Giọng đọc Tâm An
- Hải Quân VNCH, Mỹ Và Tổng Thống Thiệu; Từ Dinh Độc Lập 1969 Tới Ngôi Nhà Ngoại Ô London Sau 1975
- Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống, loạn lạc nổi lên
- TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
- “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” – Lời Nói Đầu
- Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo
- Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế
- Từ lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975: Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ!
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |