|
Vương Đức Lệ(.0.1937 - 20.1.2008) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Sau khi cám ơn những người giúp ông thực hiện quyển sách này, ông Hưng nói: “Tưởng niệm 49 năm ngày 30 Tháng Tư, nhưng chắc quý vị cũng không biết rằng, không phải 49 năm mà là 50 năm ba tháng. Đáng lẽ VNCH đã sụp đổ vào Tháng Giêng, 1974, chớ không phải 30 Tháng Tư,1975. Vì ông Henry Kissinger đã thuyết phục Richard Nixon năm 1972: ‘Thưa tổng thống, có gì đâu, cứ bỏ rơi miền Nam, nếu chúng ta ký được Hiệp Định Paris vào Tháng Mười, 1972, thì đến Tháng Giêng, 1974, không ai cần quan tâm gì nữa.’”
Kế đến là phần phát biểu của Dân Biểu Trí Tạ (Địa Hạt 70).
Ông Trí nói:
Dân Biểu Trí Tạ, diễn giả tại buổi ra mắt sách.
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
“Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây đã 49 năm, nhưng có lẽ nỗi uất ức và ngậm ngùi của dân miền Nam vẫn còn đó. Vào thời điểm đó, không ai có thể tưởng tượng được một quân đội hùng mạnh VNCH, với thể chế chính trị tự do dân chủ, lại có thể để xảy ra biến cố 30 Tháng Tư, 1975.”
“Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn sát cạnh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, đã chứng kiến phản ứng của nhân vật được xem là quyền lực nhất, và biết nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, Henry Kissinger!,” ông Trí nói tiếp.
Theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng, như định mệnh an bài, ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi VNCH hoàn toàn bị sụp đổ, chỉ còn một mình tác giả may mắn đang đứng giữa thủ đô Washington DC, và họp báo tại khách sạn May Flower, tiết lộ tài liệu mật tại Dinh Độc Lập để đưa ra ánh sáng thủ đoạn của ông Kissinger, dẫn tới việc Hoa Kỳ thất hứa với VNCH. Rồi khẩn nài: “Giờ đây Hoa Kỳ còn có thể đền bù, dù chỉ là tượng trưng, bằng cách dàn xếp và cứu vớt ít nhất là 1 triệu người miền Nam.”
“Quốc Hội Mỹ ngỡ ngàng, phản tỉnh rồi thay đổi lập trường, từ chống đối, chuyển hẳn qua tiếp nhận với Nghị Quyết ‘Chào Đón Người Tị Nạn’ và chuẩn chi $455 triệu để tài trợ,” sách cho biết thêm.
Đông đảo đồng hương tham dự buổi ra mắt sách của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Theo diễn giả Trí Tạ, “ông Henry Kissinger không muốn Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho miền Nam, vì theo ông, miền Nam chỉ là con cờ trên bàn cờ tranh giành quyền lợi giữa các thế lực quốc tế như Liên Xô và Trung Quốc. Và ông Kissinger sẵn sàng phản bội lại sự hy sinh của 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ và 250,000 quân dân cán chính VNCH.”
Diễn giả nói thêm: “Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã trưng những bằng chứng cho thấy ông Kissinger đã đi đêm với đại sứ Liên Xô 130 lần trong năm 1972 mà không ai biết. Và điều này dẫn đến chính quyền miền Nam đã không biết rõ ý định của Hoa Kỳ trong thời điểm thương lượng cho Hội Nghị Paris, trong khi Cộng Sản Bắc Việt thì nắm vững chính sách này để từ đó, thực hiện cuộc tổng tấn công vào Sài Gòn năm 1975.”
Tác phẩm mới nhất của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Trong sách cũng có ghi: “Thượng Nghị Sĩ Henry Jackson (Dân Chủ-Washington), người bỏ phiếu cắt quân viện $300 triệu, bấy giờ phàn nàn: ‘Thật là lố bịch và nguy hiểm, khi Quốc Hội và nhân dân Mỹ phải nhờ vào một quan chức ngoại quốc (ông Hưng) thì mới biết được những văn kiện tối quan trọng này… Phía Hành Pháp đã lừa dối một chính phủ ngoại quốc cũng như Quốc Hội Mỹ về bản chất, và quy mô những điều do Hoa Kỳ cam kết với chính phủ ấy (VNCH).’”
Diễn giả thứ hai là nhà báo Trần Phong Vũ.
Ông nói:
“Tôi muốn nói đến sự kiện rất đặc biệt mà có thể nhiều người đồng ý với tôi và có thể không có. Sau năm 1975, biến cố đó đã đưa đến việc miền Nam bị bức tử. Lẽ ra, người ta nghĩ rằng, những người trực tiếp lãnh đạo lúc bấy giờ, hay ít nhất nữa là những người có vai trò quan trọng, tôi muốn nói thí dụ như Đại Tướng Trần Thiện Khiêm hay chính Tổng Thống Thiệu chẳng hạn, các ông phải có quyển hồi ký, hay ít nữa có một cuốn sách để làm chuẩn sau này. Nhưng các ông không có.”
“Nhìn vào những quốc gia khác, hay nói cụ thể hơn tại Hoa Kỳ chẳng hạn, thì chúng ta thấy vấn đề này khác. Và chính chừng đấy, tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, không phải chỉ có quyển sách này hôm nay mà còn nhiều sách khác. Trong sách này, gần như nó đúc kết tất cả những gì ông đã viết, và chúng ta đã được đọc, như ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy,’ ‘Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,’ và bây giờ là Việt Nam bị bức tử bởi những thủ đoạn lưu manh, gian trá của Kissinger,” diễn giả nói thêm.
Nhà báo Trần Phong Vũ phát biểu tại buổi ra mắt sách của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Cuối cùng, diễn giả Trần Phong Vũ nói: “Miền Nam không phải trách nhiệm của ông Thiệu, không phải là trách nhiệm của bất cứ ai, mà là trách nhiệm của từng người chúng ta… Mất miền Nam là một định mệnh, và định mệnh đó đã đè lên vai từ người nông dân cho đến người lao động, từ binh sĩ cho đến các tướng, tá…, và cho đến từng nhà Việt Nam.”
Nhiều đồng hương đến dự, phần nhiều là những độc giả đến ủng hộ tác phẩm của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.
Ông Lưu Quang Phát nói với phóng viên nhật báo Người Việt: “Theo tôi, trước năm 1975, Quân Lực VNCH là một trong năm quân đội hùng mạnh trên thế giới, mà miền Nam phải bị thất thủ, lý do là Cộng Sản quốc tế, gồm Liên Xô và Trung Quốc đã hỗ trợ cho Bắc Việt. Cho đến bây giờ, tôi muốn nhắc nhở với thế hệ trẻ Việt Nam rằng đừng bao giờ nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm, như cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói.”
Ông Nguyễn Hữu Thắng, hội trưởng Hội Tù Nhân Chính Trị Nam California, nói: “Sau khi miền Nam bị thất thủ, thì có những câu hỏi của nhiều người là tại sao miền Nam phải bị sụp đổ trong khi có một quân đội hùng mạnh? Chính tôi là cựu quân nhân cầm sung chống Cộng mà tôi cũng không hiểu là tại sao lại xảy ra biến cố 30 Tháng Tư, 1975. Theo tôi, chính quyển sách này là chìa khóa để giải đáp những câu hỏi đó.”
Ông Trần Bạch Thu, chủ tịch Ban Chấp Hành Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh VNCH Nam California, nói:
“Riêng bản thân tôi, thì tôi thấy quyển sách này có thể giúp ích cho chúng ta. Thứ nhất là lấy lại danh dự của chính phủ và Quân Lực VNCH, vì trong quyển sách này có nói đến những thủ đoạn bí mật khiến cho VNCH sụp đổ, chớ không phải Cộng Sản chiến thắng bằng quân sự. Thứ hai, chúng ta có những bài học lịch sử, tuy là ngoại sử, nhưng cũng rất cần thiết để trong tương lai, chúng ta có thể đối đầu với những âm mưu của Cộng Sản Bắc Việt cũng như quốc tế.”
“Tôi thường nghĩ rằng, khi VNCH thua là vì chúng ta là những người chiến đấu và làm việc ở ngoài ánh sáng, còn những người ở trong bóng tối, họ có những âm mưu mà những người ở ngoài ánh sáng không thể lường trước được. Cũng như quyển sách này, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã nêu ra rõ những thủ đoạn nham hiểm của ông Kissinger,” ông Thu nói thêm.
Sau đó, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng trả lời những câu hỏi của những người tham dự. [đ.d.]
May 7, 2024
- TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Nhạc sĩ Vũ Thành An hội ngộ khán giả tại SBTN qua ‘tác giả, tác phẩm’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Cung Trầm Tưởng ra mắt ‘tặng phẩm cuối đời’ biếu người yêu thơ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Hội chợ sách Tiếng Quê Hương: 17 năm giữ gìn tiếng Việt Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- 15 nghệ sĩ tham gia triển lãm tranh, tượng ‘Mầu Thời Gian’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
• TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)
• ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)
• Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng (Vi Anh)
- Kissinger bức tử VNCH, với Ts Nguyễn Tiến Hưng (Bích Trâm)
- Tác giả Nguyễn Tiến Hưng và ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Văn Lan/Người Việt)
- Tác giả Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Nguyên Huy/Người Việt)
- Tiểu sử (wiki)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
- Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Giọng đọc Tâm An
- Hải Quân VNCH, Mỹ Và Tổng Thống Thiệu; Từ Dinh Độc Lập 1969 Tới Ngôi Nhà Ngoại Ô London Sau 1975
- Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống, loạn lạc nổi lên
- TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
- “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” – Lời Nói Đầu
- Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo
- Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế
- Từ lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975: Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ!
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |