|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Minh Nữu
Sinh ngày 6-1-1950 tại Hà Nội. Truyện và thơ đã đăng trên các tạp-chí Văn, Khởi Hành, Nghệ Thuật... và đã xuất-bản (dưới hình-thức ronéo) tập truyện Những Sợi Máu Giăng Ngang (BanMê: Con Người, 1972) và các truyện đã được đăng trên tạp-chí như Một Thoáng Mây Phiêu Bạt (Văn, giai phẩm số 8, 16-1-1973), Giòng Nước Mắt Xanh (Văn, giai phẩm số 13, 17-4- 1973),...
Trước 1975, ông tham gia Phong trào Du ca và là lính tác chiến, đã cùng Nguyễn Quyết Thắng và Đoàn Văn Khánh chủ trương thành lập Cơ sở văn-nghệ Con Người ở Ban-Mê-Thuột. Thơ ông sau 1975 mới được tuyển in lại trong Lời Ghi Trên Đá (TpHCM: Văn Nghệ, 2006) với 3 phần Thơ tặng con diều giấy, dế than và cá lia thia, Lang bạt và Ký thác – phần đầu gồm những bài trước 1975.
Một Thoáng Mây Phiêu Bạt, truyện đầu tay đăng báo, kể chuyện Nhự, một người lính, gia-đình di cư từ Bắc vào, đồn trú nơi xa xôi cao nguyên luôn phải trăn về một “chỗ trở về”. Nhất là khi đến ngày giỗ thân sinh mà con cái tản mác nhiều nơi. Bản thân anh “chỉ xin một điều là chết đâu chôn đó” như tâm sự với đồng đội. Người có gia-đình thì có nơi để trở về khi ra khỏi cửa trại, còn Nhự nhìn bạn vì phải “còn ngồi nán lại bên doanh trại buồn thiu, heo hút mà mong được một chỗ trở về. Chỗ trở về dầu được ăn cơm uống nước hàng ngày hay chỉ là chỗ trở về khi vĩnh cửu, khi thịt nát xương tan".
Dĩ nhiên Nhự luôn mơ đến một nơi chốn bình yên, như chàng nói với người yêu tên Thúy: “Ở một khu vườn có trồng trăm thứ cây ăn trái, có hồ nuôi cả, có thân yêu, có ruột thịt, có tất cả những gì trên đời người ta cho là hạnh phúc. Với chuỗi ngày chỉ có hưởng nhàn, có sách, có kẻ lông mày cho ái thê. Là em đó, Thúy”. Vẫn chỉ là giấc mơ, dù chân thành, đơn sơ, vì quân thù tấn công đồn trại, Như bị thương, may mà có Thúy săn sóc cho. Tỉnh dậy, có Thúy, chàng lịm đi “Nhự mơ hồ thấy những đợt sóng biển, những dợn mây bay, thấy yêu dấu, thấy hạnh phúc. Thấy trong tầm tay của mình cả mảnh đất trở về. Chỗ trở về mơ ước, cầu khẩn hoài hoài trên cái đất lạ quê người mà Nhự trôi dạt bấy lâu nay”.
Chuyện mang tính tự sự và mang tính thuyết phục một văn tài.
Giòng Nước Mắt Xanh là một câu chuyện tình khác và có tính tự sự. Tôi - tên Nguyên, gần 14 tuổi đã yêu Minh Hằng từ những năm đệ Ngũ trung học, ban đầu là tình chị em (Hằng đệ Nhị), tình-yêu “trong sạch và tinh khiết” rồi xa cách nhau. Bảy năm sau, tôi đi lính lên vùng Cao nguyên, Hằng thì chồng vừa tử trận. Trong thời-gian đó Nguyên đã tình cờ gặp lại Ngọc, em của Hằng, trong động điểm và đã giúp nàng trở về đường ngay nhưng không với tình yêu vì đã trao cho chị nàng. Vẫn yêu Hằng, với Nguyên, dù trở về trong tâm tưởng với áo trắng nữ sinh hay áo tang, “Hằng cũng có đôi mắt thật trong sáng. Như một dòng sông, à không, phải coi như một dòng suối mới phải, dòng suối màu xanh”. Biết gia-đình Hằng mở quán và có đời-sống tạm ổn, Nguyên “vẫn thường chắp tay nguyện cầu hàng đêm, cầu nguyện với những thần linh cao cả nhất trên cõi đời, mong sao dòng suối xanh sẽ tìm được một cửa bể thật rộng, thật rộng thế thôi” (Trích từ bộ Văn Miền Nam, Thư Ấn Quán, tập 2, tr. 757, 765).
Truyện ngắn này ghi lại một nét nào đó của Nguyễn Minh Nữu, nhưng không là tất cả - Tiếc là chúng tôi không tìm lại được tập Những Sợi Máu Giăng Ngang đã đọc và đã mất trong cuộc biến động và phần thư sau 1975, để có thể trình bày cái nhìn hiện thực dữ dội của những người trẻ nhập cuộc, như nhà văn và người lính thường trực trong trận mạc.
Nguyễn Minh Nữu nhà thơ của ngôn-ngữ thường ngày chất chứa tâm tình thời đại chiến-tranh đảo điên. Thơ ông đặc-biệt được biết đến qua phổ nhạc của Nguyễn Quyết Thắng và Phan Ni Tấn.
Tuyển tập Lời Ghi Trên Đá ghi lại một số bài thời trước 1975 ở phần đầu - Thơ tặng con diều giấy, dế than và cá lia thia. Lời thơ khá đơn thuần như tâm hồn nhà thơ trên những bước vào đời:
“Tôi đứng nhìn / Một con chim
Bay đi tìm / Một con chim
Tôi thấy buồn / Lên võng nằm
Tay chống cằm / Mong tới rằm
Xem trăng” - 1963
(Cô Đơn, tr. 13)
Và đến với người, một cách ngần ngại:
“Đây là thư viết cho em
Viết ngầm trên gối, giữa đêm
Chữ run và giấy mực lem
Gói trọn lòng tôi với em.
Tóm lại, tôi xin làm quen.
Thưa em" - 1965
(Tình Thư, tr. 14)
Cho nên đánh than thở, mà cũng chỉ nhẹ nhàng thôi:
“Thôi em rời cụm mai hồng.
Đèn lên phố vắng lạnh không chuyến về
Ngõ trời hé cửa đam mê
Ngày đan trái nhớ đêm lê bước dài
Chân buồn gõ nhịp heo may
Cánh tiên chép vội qua ngày trối trăng
Tôi còn lại với thở than
Mặt con trai đẫm hai hàng tủi thân” - 1967
(Gửi cô bán cà phê, Nguyễn Quyết Thắng phổ nhạc 1969, tr. 15)
Một người nữ, rồi một người khác, nhưng cùng muộn màng:
“Chim xanh gọi trái cây hồng
Thương con tóc rối hai giòng ăn năn
Xuống rồi, chiều ngủ đất cằn
Đan vòng lưới bắt căn phần số thôi
Còn em là cụm mây trời
Chắt chiu đá núi ru tôi muộn màng” - 1968
(Giòng Ăn Năn, Nguyễn Quyết Thắng phổ nhạc 1969, tr. 16).
Dĩ nhiên nhà thơ không thể sống ngoài không-gian của quê-hương đang chiến-tranh và mất mát bạn hữu:
“Bỏ đi rất xa để thấy mình gần lại
Mặc cảm nào ngần ngại mãi anh em
Xác sẽ chết nhưng hồn người đã chết
Ta còn đây, mỗi lúc lạ nhau thêm” - 1968
(Bỏ Đi Rât Xa, tr. 17).
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Sài Gòn, Ngày Trở Lại - Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy-Khanh)
- Nguyễn Minh Nữu – Cái Vô Cùng Của Rất Vô Cùng Đó (Hoàng Kim Oanh)
- Nguyễn Minh Nữu Nhà Văn Của Niềm Đam mê Cháy Bỏng (Trần Dzạ Lữ)
- Nguyễn Minh Nữu với Thuồng Luồng Mắt Biếc
(Võ Phú)
- Viết về Nguyễn Minh Nữu (Nhiều tác giả)
- “Thay Lời Bạt” cho tác phẩm “Thuồng Luồng Mắt Biếc” của Nhà Văn Nguyễn Minh Nữu
(Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan)
- Tiểu sử (blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào
(Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật
(Nguyễn Minh Nữu)
• Hoàng Khởi Phong, Hào Phóng, Lãng Mạn, Sâu Sắc, Thẳng Thắn (Nguyễn Minh Nữu)
- Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật
- Trần Hoài Thư: Người của di sản văn học Việt Nam
- Nguyễn Vy Khanh, tâm huyết với văn học miền Nam và văn học hải ngoại
Bài trên mạng:
- blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com
- vbmdhk.org - vanchuongviet.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |