1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tâm Tình Về Tập Thơ 'Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa' (Nguyễn Lê Minh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-11-2023 | VĂN HỌC

      Tâm Tình Về Tập Thơ 'Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa'

        NGUYỄN LÊ MINH
      Share File.php Share File
          

       


      Quảng Trị, năm 1973. Hơn một năm sau hiệp định ngừng chiến Paris, tôi trở về lữ đoàn 258 TQLC. Thời gian này công việc chính không phải là cứu thương nữa mà là chiến đấu chống và phòng bệnh sốt rét.


      Một buổi chiều thu, tôi từ Hội Yên, nơi đóng quân của bộ chỉ huy lữ đoàn, lên thăm các đơn vị đóng ở tuyến đầu tại thành phố Quảng Trị để kiểm tra việc uống Chloroquin phòng ngừa sốt rét. Thành phố Quảng Trị đã được dọn dẹp quang đãng hơn nhưng dân chúng vẫn chưa hồi cư. Một thành phố không có màu xanh của cây cỏ, chỉ toàn là gạch vụn và những bức tường xiêu vẹo của những căn nhà không mái. Thành phố “không phấn son mầu”, chỉ có “mồ hôi lính tráng, xăng dầu chiến xa”. Thành phố cũng buồn hiu như con đường cùng tên, toàn là lính tráng che lều poncho bên cạnh những bức tường dập nát lỗ chỗ đầy dấu đạn bom. Trên một nền nhà đã được dọn sạch, một tượng Phật cũng ngồi dưới tấm poncho với nụ cười trầm tư thanh thản trên môi. Thành phố im lặng, hoàn toàn im lặng, im lặng như pho tượng. Chỉ có tiếng gió u u thổi trong những ngóc ngách gạch ngói ngổn ngang bừa bãi. Bên kia bờ sông Thạch Hãn, phía Cộng Sản chiếm đóng, là cánh đồng hoang ngút ngàn cỏ khô không một bóng người hay trâu bò.


      Giữa khung cảnh hoang tàn đó, tôi chợt nghe vang lên từ lòng sông những tiếng cười hồn nhiên trong vắt. Ngạc nhiên pha lẫn tò mò, tôi tiến dần tới và nhìn thấy hai đứa bé khoảng 8, 9 tuổi đang đùa giỡn gần bờ sông nước trong. Tiếng cười như tia nắng làm sáng khung trời của chiều thu mây xám. Nhưng rồi chúng làm lòng tôi se lại, tối sầm! Trong tôi, hé lộ đằng sau làn mây xám không là bầu trời xanh đầy nắng ấm, mà như vần vũ những đám mây đen, lằng ngoằng sấm chớp. Tôi đã chợt nhớ đến cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi trong những ngày ôm con chạy loạn 25 năm trước chắc cũng mơ ước con mình sau này sẽ được sống thật hạnh phúc trong một đất nước thanh bình. Nay thì đứa con này đang đứng đây, vừa thoát chết qua những ngày bão lửa.


      Tôi nghĩ đến những đứa con sắp ra đời của tôi. Có thể nào 25 năm sau con tôi lại khoác áo lính? 25 năm sau chúng có cầm khẩu súng của phe này chĩa vào về những đứa bé đang đùa giỡn vô tư bên kia sông? Và những đứa bé kia, sẽ không còn tiếng cười trong sáng ngây thơ của hôm nay, cũng sẽ sôi lửa căm thù sẵn sàng nhả đạn, những viên đạn sản xuất từ phe khác! Hai thiên thần hôm nay, có sẽ giết nhau ngày mai vì những khái niệm được những phù thủy chính trị cấy vào đầu!!! Đêm đó tôi viết bài thơ “Chiều Thu Bên Bờ Sông Thạch Hãn” cho những đứa con sẽ ra đời của tôi. Chỉ tiếc là bài thơ này tôi bị mất trong ba lô bỏ lại trên bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng khi bơi ra tàu Hải Quân rút về Cam Ranh năm 1975.



      Bài thơ đó với tiếng cười của hai em nhỏ bên bờ sông Thạch Hãn vào một chiều mùa thu đã như luồng gió lớn làm bật tung cánh cửa để cho những bóng ma, những hình ảnh quá khứ ùa về. Từ sau buổi chiều đó tôi bắt đầu viết. Những hình ảnh bị chôn nén hò reo, nhảy múa, cười khóc, tủi hờn. Tôi viết, viết và viết. Nhớ gì viết nấy không giàn dựng, không trước, không sau. Dài ngắn bất định. Viết theo ngẫu hứng, theo xúc cảm trào ra.


      Tôi viết cho các đứa con sẽ ra đời của tôi và những người cùng thời với chúng để họ biết được một góc nhìn của cuộc chiến mà thế hệ đi trước đã trải qua. Tôi muốn viết những sự thật mà thế hệ chúng ta đã sống, đã mắt thấy tai nghe, đã nghĩ suy, đã hành động, cùng những cười khóc buồn đau của một thời ly loạn.


      Tôi viết để trả nợ những người lính quân y Tiểu đoàn 7/TQLC đã sống chết cùng tôi trong những ngày bão lửa, đã sát cánh cùng tôi trên những bước đường gian nan.


      Tôi viết để trả nợ những người lính VNCH cười nói hồn nhiên khi rảnh rỗi nhưng thật can trường khi tiến chiếm mục tiêu.


      Tôi viết để cám ơn những vòng tay mở rộng, những môi cười, những gương mặt chào đón tôi nhếch nhác mồ hôi trên những đồi cát trắng. Chính những nụ cười tin yêu đó đã giúp tôi “thêm chịu đựng mong thấy một ngày mai”.


      Tôi viết cho các quân y sĩ tiền tuyến âm thầm làm bổn phận, bỏ qua những tỵ hiềm xung khắc cá nhân (chuyện này xảy ra không riêng trong binh chủng TQLC) để mọi người thấy một hình ảnh khác của người y sĩ.


      Tôi viết thay các bạn y sĩ chúng tôi để tạ lỗi với những thương binh “đã chết trong tay chúng tôi bất lực” cho dù “bao năm học ứ dồn bao kiến thức” nhưng khi đụng chạm với thực tế nơi chiến địa, kiến thức kia cũng chỉ biết “trợn mắt”, nhìn bàn tay mình “run rẩy vuốt cặp mắt đứng tròng” của những thương binh vắn số.


      Tôi viết để xin lỗi những người dân trong vùng lửa đạn, để nói rằng ”lính hữu nhân”, tấm lòng người lính cũng rất nhân từ, chỉ vì bề ngoài muốn lên gân tỏ ra mình gan lì oai phong cho có vẻ “lính mà em” nên đã nhiều lần phải dấu đi giọt lệ.


       

      Đứa bé không hay biết, “Nác, nác” cho tui thêm

      Tôi viết để tạ lỗi bà mẹ đã “chạy trốn giặc thù bồng bế con thơ” nhưng để rồi cũng “chết, tay cào nát cỏ xanh”, một cái chết đau đớn khôn cùng trước khi cặp mắt hận thù đóng lại, bên đứa con bị thương nặng gãy chân luôn miệng nài van “nác, nác, cho tôi nác” (nước)… trong khi chờ trực thăng tải thương. Bà mẹ và đứa bé mang hình ảnh “Những con người Việt Nam bầm dập. Giữa gọng kềm chủ nghĩa ngoại bang” của hai thế hệ của đất nước Việt Nam giữa hai lằn đạn, hai thế lực.


      Tôi viết để phơi bày một vài hình ảnh tiêu biểu kinh hoàng, hỗn loạn, hoảng hốt tột cùng của người dân thường dưới cơn bão lửa của mùa hè 1972. “Những tội ác dưới mặt trời khó dấu”, tôi nghĩ, đó không chỉ là ý nghĩ của riêng tôi. Đó thuộc về lịch sử nhân loại.


      Sau này, khi chuẩn bị lần chót trước khi in, tôi thấy cần phải thêm một vài bài thơ tình cho không khí bớt nặng nề. Tôi thêm vào bài thơ “Tuổi 15” một phần để nhớ lại một người bạn “nối khố” ngày xưa và cũng để ghi lại tâm tình của một thế hệ đã sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, rồi đi vào lửa đạn, đặc biệt là những bạn “lếch thếch theo gia đình di cư vào Nam tự năm lên mười, lên tám”. Một số đã bị thương hoặc hy sinh khi tuổi mới đôi mươi để góp phần bảo vệ miền Nam, cho chúng ta được “tự do Yêu, Ghét, Khóc, Cười….”


      Cuối cùng thì “Đường Ta Đi’ của tôi đã đi tới… Mỹ. Những trang thơ đượm “mồ hôi lính tráng, xăng dầu chiến xa”. những “dòng chữ cưa nát lòng tôi” năm xưa giờ đây đến tay bạn đọc. Tôi không biết nó có bị “lỡ thời” không, có quá trễ không? Các thế hệ cùng thời với tôi đọc và sẽ nghĩ gì? Nhưng điều quan trọng nhất khi tôi bắt đầu đặt bút viết là nghĩ về thế hệ của con tôi. Chúng có đọc không? Chúng sẽ nghĩ những gì? Ở trong nước chúng là những người đang chuẩn bị nắm vận mệnh tổ quốc. Ở nơi đây, chúng đang hội nhập vào dòng chính Hoa Kỳ và quên dần tiếng Việt. Hai dòng nước khác màu xa nhau vạn dặm đó sẽ có gặp nhau không? có sẽ “mắt lệ rưng rưng hoa thắm trên môi “, có sẽ “nhìn nhau thắm thiết tình người”? như chúng ta ngày xưa đã mơ ước và ngày nay vẫn còn là ước mơ. Càng già cây “ước mơ” càng lớn.


      Cám ơn bạn đã đọc thơ tôi. Bạn có như tôi thấy lại những hình ảnh bốn mươi năm xưa, khi tôi “đứng lặng nghe giọng ca người lính” để thấy “hồn bỗng ngậm ngùi chợt nhớ thương quê”.

      Quê Hương xưa, một thời binh lửa!


      Nguyễn Lê Minh

      Nguồn: Trích thi tập "Đường Ta Đi" của tác giả

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trang Thơ Nguyễn Lê Minh Thơ

      - Tâm Tình Về Tập Thơ 'Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa' Nguyễn Lê Minh Tâm bút

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Lê Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Lê Minh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đọc "Đường Ta Đi," Một Đoạn Đường Binh Lửa (Nguyễn Ngọc Bảo)

      Những người chiến sĩ đáng hãnh diện (Ngô Nhân-Dụng)

      - Quân Y Sĩ Nguyễn Lê Minh Ra Mắt Thơ “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa” (vietbao.com)

      - Thơ Nguyễn Lê Minh – “Đường ta đi” (trầm hương)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Lê Minh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Lê Minh)

      Tâm Tình Về Tập Thơ 'Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa' (Nguyễn Lê Minh)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)