1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc "Đường Ta Đi," Một Đoạn Đường Binh Lửa (Nguyễn Ngọc Bảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-11-2023 | VĂN HỌC

      Đọc "Đường Ta Đi," Một Đoạn Đường Binh Lửa

        NGUYỄN NGỌC BẢO
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Nguyễn Lê Minh

      Hơn một năm về trước, anh Nguyễn Lê Minh gửi tôi bản thảo Đường Ta Đi, Một Thời Binh Lửa. Hôm ấy là ngày cuối tuần đúng thời khắc đến thăm hai cụ thân sinh, nên tôi cầm tập thơ theo để đọc trong lúc ở nhà ông bà. Khi tôi đến, mẹ tôi nhờ tôi lái xe đưa bà đi vài nơi. Tôi để tập thơ lên bàn trong phòng ăn rồi cùng bà ra đi.


      Khoảng đôi ba giờ sau hai mẹ con trở về. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì bố tôi chống gậy từ phòng trong ra trao cho tôi tập thơ và bảo:


      - Thơ của ai hay quá!

      - Thưa, của anh Minh, gần nhà mình trong cư xá.


      Gia đình anh và gia đình tôi cùng ở trong cư xá Sĩ Quan Chí Hòa, Sài Gòn, sau đổi tên thành cư xá Bắc Hải, từ năm 1957 đến tháng Tư năm 1975.


      - Thơ hay lắm! Bố tôi lập lại.


      Bố tôi là người của thế hệ yêu thi ca thế kỷ 19, Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, và những bài Đường Thi của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan. Ông vốn không có cảm tình ngay cả với dòng thơ gọi là Thơ Mới, xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Vì vậy, tôi có đôi chút ngạc nhiên khi cụ khen Đường Ta Đi, lời tuy vắn tắt nhưng giọng mang âm hưởng trầm trồ.


      Khi đọc tập thơ, tôi hiểu vì sao bố tôi dành những lời nồng hậu cho Đường Ta Đi. Một phần vì ông từng là chiến binh trong một tiểu đoàn khinh chiến thuộc quân đội Quốc Gia, đã tham gia nhiều mặt trận ác liệt tại miền Bắc từ năm 1951 đến ngày đất nước bị chia đôi năm 1954, và một phần vì thơ Nguyễn Lê Minh hay thật.


      Với tôi, Đường Ta Đi là tập thơ đủ và thật nhất về cuộc chiến Việt Nam so với những thi phẩm cùng đề tài tôi từng đọc. Thơ có hình ảnh khốc liệt của quân tràn lên lớp lớp, điêu tàn tiếp điêu tàn, bên địch xác chết nằm đầy đồng, bên ta tử sĩ tiếp tử sĩ.


      Thơ cũng có âm thanh của muôn quân reo hò, của cõi sống bom rơi đạn nổ, của ngột ngạt tiếng máy 25, của phành phạch những mái tôn rách nát, của tiếng rú từ những cột kèo gẫy gục, tiếng thương binh rên xiết trên chiến địa, và tiếng gió vờn quanh những gói poncho bọc xác người.


      Không giống những bài thơ khác viết về chiến tranh, Đường Ta Đi dành một phần đáng kể để ghi lại thảm trạng của người dân lành cuống cuồng, vật vã giữa hai lằn đạn. Biết bao người dân, già có trẻ có, nam có nữ có, đã tức tưởi nẳm xuống; biết bao gia đình đã xẩy đàn tan nghé vì chiến tranh. Những tang thương, mất mát này đã làm dấy lên trong lòng tác giả nỗi bất mãn, hoài nghi, và cả điên cuồng giận dữ trước bất lực của mình. Thấp thoáng trong những câu thơ của Nguyễn Lê Minh, tôi cảm nhận được tấm lòng của Đỗ Phủ và Nguyễn Du, hai nhà thơ được đời sau xem là có mối đồng cảm sâu sắc với người dân lầm than, cơ cực trong xã hội bất công thời của họ.


      Thơ trong Đường Ta Đi cũng bộc lộ tâm trạng người lính dãi dầu qua lửa đạn, những khắc khoải, xót xa; những âu lo, trăn trở. Nhưng đẹp thay, thơ cũng có diện mạo người lính trẻ miền Nam hồn nhiên đánh giặc, hồn nhiên giữ nước, và có tình chiến hữu đậm đà, thứ tình khiến tác giả thêm vững chân khi bước trên những con đường hiểm nguy đầy gian khổ, bởi anh tin chắc rằng:


      Bước ta đi trên đoạn đời máu lửa

      Trượt ngã bao lần đã có những bàn tay


       

      Cứu chữa một em bé bị thương nằm trong một chiếc thúng treo

      Đường Ta Đi cũng thể hiện tính nhân bản của người lính miền Nam mà tác giả là tiêu biểu. Qua câu thơ “Búa Liềm còn khát máu người,” Nguyễn Lê Minh hiểu rất rõ bản chất Cộng Sản và nguyên nhân của cuộc chiến. Tuy nhiên, với anh, những người nằm xuống, dù ở phía bên nào, cũng đều là những anh hùng. Họ cầm súng lao vào nhau chỉ vì “bước rẽ sai lầm của vài lãnh tụ,” và bị thúc đẩy bởi “những gọng kềm chủ nghĩa ngoại bang.”


      Cổ Thành ơi! cho tôi cúi đầu kính phục

      Những Chiến Sĩ Vô Danh

      Dù tử thủ, dù tấn công

      Dù thành công hay thất bại

      Dù đã chết, thành thánh thần hay ma dại

      Hay vẫn còn mưa nắng, hố hầm

      Trong tim tôi các anh là những anh hùng

      Dù đứng ở hai bờ đấu tranh Vàng Đỏ


      Tuy nhiên, Đường Ta Đi không có hình ảnh những lá cờ phất cao và âm vang tiếng kèn đồng mừng chiến thắng, dù rằng các anh, những người lính Thủy Quân Lục Chiến, đã chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị sau hơn hai tháng trời quần thảo với lực lượng cố thủ của địch trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Có lẽ, đối với tác giả, không có kẻ thắng ở bất kỳ mặt trận nào trong cuộc chiến tang thương này, như ông Léon Blum, một chính khách của Pháp vào thập niên 40 thế kỷ trước, đã nhận định “Với kết cục của một cuộc nội chiến dai dẳng và bi thảm, chiến thắng cũng đồng nghĩa với thất bại.”


      Về phương diện nghệ thuật, từ cổ đến kim, bản chất của thơ là trữ tình. Xét về khía cạnh này, có thể nói Đường Ta Đi là tập thơ sắc mầu đa dạng. Dòng thơ gói ghém tâm trạng tác giả qua đủ các thể trữ tình mà các nhà phê bình thường phân loại và được ông Nguyễn Hưng Quốc nhắc đến trong tác phẩm “Nghĩ Về Thơ” của ông. Nào là trữ tình công dân với những vấn đề liên quan đến Tổ Quốc, nào là trữ tình thế sự với những vấn đề trong phạm vi xã hội, nào là trữ tình cá nhân khi tác giả đối diện với bản thân, và nào là trữ tình siêu hình khi tác giả trăn trở về số phận mình.


      Theo thiển ý, giá trị nổi bật của Đường Ta Đi là mức độ lan truyền cảm xúc từ tác giả đến người đọc qua những câu thơ. Tôi đã cảm thấy rợn da khi đọc “Những Giây Phút Linh Thiêng Đời Lính,” bài thơ thuật cảnh một cuộc địa pháo của địch mà tác giả so sánh với trò chơi đáo lỗ của trẻ con. Cũng từng là một người lính trên chiến trường, tôi thấy lại hình ảnh mình đang rúm người trong một chiếc hố cá nhân với tiếng đạn xé gió, tiếng nổ bên tai, và tiếng ai đó đang hát thầm thì bài đồng dao của một trò chơi mới.


      Ai dữ, ai hiền

      Ai vinh, ai nhục

      Ai tục, ai tiên

      Ai hùng, ai nhát

      Ai dại, ai khôn

      Hãy im, hãy im

      Ngồi yên trong hố

      Nghe tiếng pháo đi

      Chờ viên đạn nổ…


      Qua Đường Ta Đi, người đọc sẽ có cơ hội trải qua những cảm xúc với cường độ không kém trong nhiều câu thơ khác.


      Cùng chiến hữu chia nhau miếng cơm, điếu thuốc

      Tôi khá ngạc nhiên khi nhận thấy Đường Ta Đi không có chỗ cho những phút giây mơ mộng lãng mạn, và cũng không có hình ảnh nào của một người nữ thuộc loại em gái hậu phương, dù là trong tâm tưởng tác giả, điều hầu như đã trở thành ước lệ cho dòng thơ chiến tranh. Đúng vậy, đọc Đường Ta Đi, độc giả không hề bắt gặp những câu trữ tình nhẹ nhàng kiểu Quang Dũng như “thoáng hiện em về trong đáy cốc” hay ngổ ngáo kiểu Nguyễn Bắc Sơn “lúc này đây ta không thèm đánh giặc, thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc, thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh”, hai nhà thơ nổi tiếng của dòng thơ chiến tranh. Theo thiển ý, sự thiếu thốn này khiến Đường Ta Đi trở nên trung thực đối với một cuộc chiến tàn khốc, đầy máu và nước mắt.


      Có thể nói trong thơ Nguyễn Lê Minh chỉ có một người nữ duy nhất là mẹ anh. Hình ảnh bà trong tâm tưởng, những kỷ niệm với bà (ta thấy ta 25 năm trước, trong thúng mẹ lủng lẳng tản cư, thằng bé chỉ chỏ miệng bi bô “khói bụi”), lời bà dậy (lời mẹ dạy, điệu ru cò lả), những bức thư bà gửi anh (thư đã đầy túi nặng), những đối thoại loại thần giao cách cảm với bà (mẹ ơi, con của mẹ cha, ngờ đâu có lúc phải qua cầu này), và tiếng kinh cầu an bà tụng hằng đêm cho anh (mẹ mấy lần lo mê, bao đêm dài lệ ứa, bao câu kinh thầm thì) là niềm an ủi lớn lao, là động lực mãnh liệt giúp anh đi trọn Đoạn Đời Binh Lửa mà định mệnh đã dành sẵn. Trong dòng thơ viết về cuộc chiến Việt Nam, có lẽ không người lính nào nhắc đến mẹ nhiều như Nguyễn Lê Minh. Đó là điểm đặc biệt, và đầy giá trị nhân bản của Đường Ta Đi. Chiến tranh: thật khắc nghiệt! Người lính Việt Nam: thật can đảm! Bà Mẹ Việt Nam: thật tuyệt vời!


      Về mặt hình thức, những bài thơ trong Đường Ta Đi được viết bằng nhiều thể loại, có thơ tự do, có thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bẩy chữ, tám chữ, thơ tự do và có cả lục bát lẫn song thất lục bát. Tuy cụ Nguyễn Du bảo “linh văn bất tại ngôn ngữ khoa” (văn thiêng không phải nhờ ở khoa ngôn ngữ) nhưng theo tôi, thơ có thể dễ dàng mang lại cảm xúc cho người đọc nếu tác giả xử dụng thể loại thích hợp cho hình tượng và tâm trạng gửi gấm trong thơ. Nguyễn Lê Minh quả đã khéo tay trong lãnh vực này. Tính đa dạng của các thể loại thơ đã làm phong phú thêm cho sắc mầu chinh chiến của Đường Ta Đi.


      Tôi tin rằng Đường Ta Đi sẽ được đón nhận nồng nhiệt bởi cả những người đã từng là lính trong chiến tranh Việt Nam lẫn các bạn trẻ hôm nay. Đường Ta Đi có đủ độ truyền cảm để làm hụt mất vài nhịp trong tim người lính cũ và khiến tâm hồn họ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, những khuôn mặt thân thiết đã cùng nhau sớt chia bao gian khổ trên chiến trường. Thơ cũng đủ tính thuyết phục để người trẻ hôm nay, và những thế hệ mai sau, có cái nhìn chính xác hơn về cuộc chiến Việt Nam.


      Ngày mai, không lâu nữa đâu, người dân Việt Nam rồi sẽ được hưởng ánh sáng Tự Do, Dân Chủ. Khi ấy, có lẽ người ta sẽ bao gồm thi ca thời chiến tranh Việt Nam trong những bộ môn giảng dậy tại Đại Học Văn Khoa. Mong rằng Đường Ta Đi sẽ là một trong những tác phẩm được tuyển chọn. Theo nhận định chủ quan, đây là tập thơ xứng đáng về cả hai khía cạnh, lịch sử lẫn nghệ thuật.


      Phương Đông có câu đại khái là “người đàn ông cần trồng một cái cây, có một đứa con, và để lại cho đời một quyển sách.” Xin chúc mừng anh Nguyễn Lê Minh. Trong cuộc sống này, anh đã từng trồng hàng trăm cây, có ba người con, và viết biết bao bài thơ. Các con anh đã “thành nhân” và thơ anh rồi hôm nay “thành… sách.”


      Một quyển sách xứng đáng đặt ở nơi trang trọng trong tủ sách gia đình mỗi người, đặc biệt là những người mãi nặng lòng với đất nước, như anh.


      Nguyễn Ngọc Bảo

      Nguồn: Trích thi tập "Đường Ta Đi" của nhà thơ Nguyễn Lê Minh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc "Đường Ta Đi," Một Đoạn Đường Binh Lửa Nguyễn Ngọc Bảo Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Lê Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Lê Minh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đọc "Đường Ta Đi," Một Đoạn Đường Binh Lửa (Nguyễn Ngọc Bảo)

      Những người chiến sĩ đáng hãnh diện (Ngô Nhân-Dụng)

      - Quân Y Sĩ Nguyễn Lê Minh Ra Mắt Thơ “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa” (vietbao.com)

      - Thơ Nguyễn Lê Minh – “Đường ta đi” (trầm hương)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Lê Minh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Lê Minh)

      Tâm Tình Về Tập Thơ 'Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa' (Nguyễn Lê Minh)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)