1. Head_

    Nguyễn Sỹ Tế

    (.0.1922 - 16.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tạp Văn (Nguyễn Kim Phượng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-9-2018 | VĂN HỌC

      Tạp Văn

        NGUYỄN KIM PHƯỢNG
      Share File.php Share File
          

       

      Lời tòa soạn: Những bài tạp ghi tản mạn được chúng tôi đăng lại sau đây được sưu tập từ tuần báo Tinh Hoa, tạp chí Thời Tập, tuần báo Khởi Hành.

      Có một số bài phạm lỗi chính tả rất trầm trọng hay vì báo quá cũ, chữ in nhòa mờ, chúng tôi chỉ đoán. Nếu có chữ không thể đoán được chúng tôi đánh dấu hỏi (???). Xin thưa trước để tránh ngộ nhận. (TQBT)


      Trích từ tuần báo Khởi Hành

      (Tuần báo Khởi Hành chúng tôi đã giới thiệu khá kỹ trên TQBT số 62)


      Dịch văn


      Dịch, khó và mệt. Nhiều khi nó phản, như nhiều người là nói hay đã bị.

      Nhiều vị giáo sư hết sức tài giỏi, càng tài giỏi, càng thấy dịch là phản.

      Tôi còn nhớ thầy tôi, giáo sư Cao Hữu Hoành, dạy Pháp văn cho chúng tôi, không bao giờ dịch cho chúng tôi, chỉ giảng bằng tiếng Pháp. Đoạn nào bắt buộc phải dịch, ông đưa hai tay lên trời: “Coi chừng vẽ chó ra mèo!”


      Dịch như Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành có người nóii vẽ chó thành ngựa. Đã đành là phải hay! Ngựa đẹp hơn chó! Trường hợp Tản Đà dịch thơ Đường cũng vậy, vẽ lá, ra hoa! Đã đành là hay! Hoa đẹp hơn lá! Một nhà phê bình trẻ Việt Nam, anh Đặng Tiến, cho rằng dịch là một thứ hạ nghệ thuật.


      Không phải! Người dịch không có ý làm nghệ thuật đâu. Làm nghệ thuật phải sáng tạo kia chứ! Dịch thì sáng tạo gì? Người dịch chỉ là người bạn tốt bụng ưa giới thiệu cùng bạn bè những gì mình vừa đọc được... Họ không làm nghệ thuật mà cứ bảo họ làm thứ hạ nghệ thuật, thì khác nào nói một cái lá là một cái hoa xấu. Có lẽ không hợp luận lý chăng?


      Đồng ý là có nhiều học giả thật uyên bác mà dịch văn đọc nó ra làm sao í! Tỉ như trường hợp thầy Nguyễn Hiến Lê dịch cuốn Chiến tranh và Hòa Bình. Đọc nghe nó nãn thế nào! Tôi không đọc được bản tiếng Nga, chỉ có đọc bản tiếng Anh do Constante Garnett dịch, thấy nhiều chi tiết sống động.


      Lại trường hợp thi sĩ Bùi Giáng, những sách dịch của ông không những là vẽ chó ra ngựa mà còn đeo râu, mang kính cho ngựa. Nãn chí thật!

      Các vị đó đều có lý do của các vị.


      Trường hợp giáo sư Đỗ Khánh Hoan với bản dịch Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ  (Nguyên bản là A portrait of the Artist as a Young Man) tôi xin có ý kiến về một chi tiết như sau:

      Có lẽ giáo sư không quan tâm đến quán định từ A trước danh từ Portrait. Quán định từ A này rất quan trọng.

      Thưa, là vì tác phẩm này của James Joyce nó như một loại hồi ký. Các chi tiết mà nhân vật Stephen Dedalus kể trong truyện là những chi tiết có thật của tuổi thơ J. Joyce, nhưng Joyce chọn lọc, xếp đặt, cắt xén, gói ghém thành những chi tiết nghệ thuật. Do đó J. Joyce đã nhìn tuổi thơ theo một quan điểm nghệ thuật khá lãng mạn.


      Chủ đề tuổi thơ có nhiều cách diễn tả mà đây là một. Hình ảnh Joyce vẽ đây chỉ là một khía cạnh. Chứ không phải thiết yếu chân dung chàng nghệ sĩ nó là như thế mà thôi. Joyce chỉ phác họa những nét như một họa sĩ. Thế thì họa sĩ có thể vẽ nhiều chân dung với nhiều màu sắc. Mà đây là một.


      Đồng ý tác giả là phải dịch: Một chân dung thời Trẻ Của Chàng Nghệ Sĩ. J. Joyce không viết The Portrait mà viết A Portrait...

      Ngoài tác phẩm này J. Joyce còn có các tác phẩm như Stephen Hero, Exiles, Finnegangs Wake, và nhất là Ulysses... là những chân dung khác vẽ J. Joyce dưới những màu sắc khác.


      Tôi viết bài này trong mục ghi chép này không thể nói dài dòng. Xin sẽ nói về các tác phẩm này trong một bài khác (nếu có thể cũng trên báo này).


      Giáo sư William York Tindall, Đại học Columbia khuyên là đọc J. Joyce phải hết sức thận trọng vì J.J. ông viết thật khó hiểu, và vì Joyce là tác giả quá vĩ đại của thế kỷ này.


      Tôi đang đóng đồn ở một đồi núi heo hút miền Trung, khó liên lạc cùng giáo sư dịch giả để thỉnh ý, nhưng tôi chắc giáo sư đã đọc H.S Gorman, S. Gilbert, L. Golding, H. Levin, W.Y Tindall, L. Cazamiam, hoặc Thomas F. Staley, họ viết về J. Joyce rất nhiều...

      Tuy nhiên nhiều khi giáo sư vô tình bỏ qua 1 chi tiết quan hệ...

      Dịch, Khó và Mệt!

      (Khởi hành số 75 ngày 15-10-70)


      Tuổi trẻ viết


      * Phê bình gia Anh nổi tiếng William Hazlitt trong bài essay viết về “Tuổi trẻ và cảm nghĩ về bất diệt” (Of the feeling of immortallity in Youth) cho rằng thanh niên ít ai nghĩ đến cái chết (No young man believes he shall ever die).


      * Nếu quả đúng như vậy đối với thanh niên Âu Mỹ thì phải nói rằng Tuổi trẻ Việt Nam bây giờ là Tuổi Trẻ “Già Cỗi”?

      Tuổi trẻ Việt Nam nghĩ đến cái chết trước khi bước vào tuổi trẻ. Và đã có những bà mẹ thấy con trai lớn lên mà sợ run, ứa nước mắt.


      * Chết cho Quê hương? Đồng ý! Nhưng cho Quê hương được còn là quê hương; hay chết cho Quê Hương được lên đường đến Xã Hội Chủ Nghĩa hoặc lên đường tiến tới trở thành một ngôi sao trong lá cờ Hợp Chủng Quốc??? Đã biết bao người kêu gào rằng chết phi lý, chết vô nghĩa, chết oan ức, tức tửi, đau thương vân, vân...

      - Biết rồi khổ lắm nói mãi!

      Nghĩ cho cùng trong ba tỉ cái chết thì được mấy cái chết được ý nghĩa?


      * Sống trong một tâm trạng thường trực ưu tư, và trong “nỗi chết không rời” như thế, nên tuổi trẻ bây giờ ưa “nói lên” và “viết lên”.

      Nhưng Nói, lời nói bay đi, và đối tượng ít ỏi, nên tuổi trẻ chọn Viết.

      Cứ giở mục Hộp Thư các nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san hay giai phẩm nào, là đủ thấy tuổi trẻ muốn viết ra sao!

      Hình như trong tuổi trẻ có một mặt trời, như Thomas Brown viết: Đời sống là ngọn lửa thiêng và chúng ta sống với một mặt trời vô hình trong ta (Life is a pure flame and we live by an invisible sun within us). Ông Phạm Công Thiện có viết cuốn “Mặt trời Không Bao Giờ Có Thật” có lẽ đúng là invisible sun của Brown?


      * Tuổi trẻ Việt Nam bây giờ cũng có một mặt trời, một mặt trời rực rỡ trong tim. Nếu không làm sao sống nổi 25 năm trong một đêm tối lạnh lẽo xương trắng, máu tanh và ma không đầu, hồn không nơi nương tựa! Cái mặt trời đó trong tuổi trẻ nung nấu khiến tuổi trẻ viết.


      * Tuổi trẻ bây giờ viết những gì? – Hình như họ viết tất cả những gì họ đang sống thật. Hơn bao giờ hết ngày nay văn nghệ của tuổi trẻ đầy những chất liệu nguyên thực.

      Các cụ xưa chỉ viết hoa hòe hoa soái những gì đọc ở sách nho. Nguyễn Du mượn cả cốt truyện Tàu. Đặng Trần Côn mượn quá nhiều điển cố!

      Các nhà văn tiền chiến thì viết bằng tưởng tượng hết bảy phần mười. Trường hợp Vũ Trọng Phụng thì cũng chỉ loanh quanh xã hội Hà Nội.

      Kể cả nhóm Sáng Tạo cũng hãy còn tưởng tượng quá nhiều.

       

      * Không ai thành thật bằng kẻ đi bên cạnh cái chết. Tuổi trẻ Việt Nam đang cứ mãi đi bên cạnh cái chết nên muốn viết lên, và viết hết sức thành thật, cái tình cảm bất diệt nơi tuổi trẻ. There is a feeling of Eternity in Youth (W. Hazlitt).

      (Tuổi trẻ Viết, KH số 80 ,19-11-70)


      Lười nhác


      1.

      Hình như một trong những “đặc tính” mà người ngoại quốc nói là thường nhận thấy ở dân Việt Nam ta, đó là tính “lười nhác”. Trước đây tôi có nghe chuyện một kinh tế gia người Đức qua thăm Saigon, được hỏi nhận thấy thế nào về người Việt Nam, ông hứa lúc đi máy bay về nước sẽ xin trả lời đầy đủ. Thế rồi khi gần lên máy bay, ông lắc đầu nói: “Khỏ mà có biện pháp gì giúp người Việt Nam bây giờ, vì tôi thấy người Việt Nam lười biếng quá”. Nói xong ông quay quả lên máy bay, ý chừng sợ bị vả gảy răng chăng.


      2.

      Dĩ nhiên nhận xét của một người ngoại quốc – dù là một giáo sư lỗi lạc cách nào – cũng có phần không xác đáng trong đó, vì họ đâu có thể hiểu hết tâm tư Việt Nam.

      Nói người Việt lười biếng, nhưng nay như cái vụ hì hục đánh giặc trên hai mươi sáu năm liên tỉ thì chẳng lười biếng chút nào! Các dân tộc khác đang le lưỡi sợ luôn đó chớ!

      Tôi chỉ đoán chắc một điều là vị giáo sư người Đức kia đã tới thăm Việt Nam vào cái lúc Việt Nam vừa thoát khỏi “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Lúc đó dân Việt đang nghỉ xã hơi, để sẽ tiếp tục đánh vật nhau nữa!


      3.

      Ngày nay sau hai mươi sáu năm quần thảo nhau chí chết, dường như người Việt cũng đang muốn bước vào một cái entré act (???) để xóc nước, thở lây hơi... Người ta có cảm tưởng như xã hội Việt Nam ta đang thở dốc, tay chân xuôi xị. Chỉ hả họng chờ ngoại viện đút cho ăn, nhỏ giọt cho uống, khắp người toát mồ hôi, hôi hám khó ngửi... ngó chẳng ra cái thân hèn gì cả. Ngân khố trống trải, chính trị điếu đóm, văn hóa đứt dây, giáo dục vá đùm, lương tâm thở hắt... Ai đến nước Việt bây giờ hẳn phải nhận xét là người Việt quá lười?

      Phải chăng lười nhác vì đã quá mệt mỏi? Người ta có quyền nằm lười sau những lúc quá mệt? Giáo sư Paul Lafargue một nhà xã hội Pháp, và là con rể của Karl Marx, trong bài “Cái quyền Lười Nhác” có đoạn viết: “Cũng như chúa Ki Tô, hiện thân dịu dàng của lớp người nô lệ cũ, ngày nay (bài viết năm 1883) đàn ông, đàn bà và trẻ con của lớp vô sản đã qua hơn trăm năm cực nhọc mới trèo lên được gò vinh quang của đau đớn, một trăm năm cơ cực đã làm ẹo xương họ, bầm thịt họ, quẹo thần kinh họ, một thế kỷ đói đau đã dày vò gan ruột họ và làm tan nát tâm trí họ. Ô, hởi sự Lười Nhác, hãy thường cho nỗi khổ đau lâu dài của chúng ta! Ô, sự Lười Nhác, bà mẹ của nghệ thuật và của các đức tính cao quý, người hãy làm hương thơm ướp nỗi xao xuyến của nhân loại”. (Xem “Essential works of Socialism” của Irving Howe, 1971, trang 223-224).


      Sau một ngày chủ nhật nằm lười, sáng thứ hai sẽ bắt đầu một tuần lễ hăng hái.


      4.

      Bao người than thở tình trạng đất nước ta nay, bị quan và ngao ngán trước tình trạng xã hội bệ rạc... Tại sao không nghĩ rằng cái cơn lười biếng của mệt mỏi là chuẩn bị một thời gian hồi sinh đầy khí lực sắp tới? Hoặc nghĩ tích cực hơn: ung rã để cho mầm non có thể mọc lên từ sự nức nẻ!.

      Tưởng riêng mỗi người tự vun xới bản thân cho đầy tiềm lực là cách hay nhất xây ngày mai. Trong cơn Lười Nhác chung, mỗi tế bào vẫn đang hội lực?

      (Khởi Hành số 122 ngày 16/9/71)


      Chữ Với Nghĩa


      1.

      Người bạn thí sĩ trách: “Tôi ghét anh một điểm là cứ hay trích dẫn lời tụi ngoại quốc. Để làm gì?”

      Chẳng để làm gì cả. Nhiều lúc tôi không có ý tưởng, nên mượn ý tưởng người khác. Vả lại, cái thứ đã dốt thì hay nói chữ.

      Ngày xưa bị anh dốt cứ ưa nói sách, nói kinh tiếng Tàu. Chứ Hồ Quý Ly và Vua Quang Trung giỏi, không cần chữ nghĩa theo tiếng Tàu, Nhựt gì ráo. Ngày nay mình dốt mình trích sách Tây, Anh, Mỹ... Có khi Đức, Ý, Phạn vân vân... Giỏi, thì thèm gì trích vào!

      Với lại, nhiều khi có ý tưởng đi nữa, thì lại thiếu tự tin, bèn trích dẫn người này bên Tây cũng nói thế, người nọ bên Đức cũng nói vậy, vân vân... để được chắc ăn rằng mình nói không mấy thiếu căn bản...


      2.

      Song nói thế không phải cũng ngụ ý nói rằng các nhà biên khảo là dốt. Biên khảo thì bắt buộc phải trích, vì môn biên khảo thường không đòi hỏi ý tưởng sáng tạo nào. Đã không sáng tạo thì phải trích nguyên si của người ta, lạng quạng bị ghép tội “ăn trộm văn” ngay. Lại cũng không ngụ ý rằng những cái mémoires và thèses của sinh viên luận trình là dốt cả. Không phải vậy, mà là do các giáo sư đòi hỏi, để tin chắc là người trình kia có chút ít khiêm nhường, chờ mai mốt ra đời bớt thất bại chua cay... Chứ thực tình trích dẫn khổ chết cha đi! Đọc mờ con mắt ra. Ai ham!


      3.

      Trong khoa học, anh có quyền ghép những phát minh của người khác lại thành một hệ thống mới, và nói là phát minh của riêng anh. Tỉnh bơ. Chứ trong văn học, người đứng đắn, trích dẫn phải đề tên tác giả. Nếu tôi ma giáo, tôi đừng ghi xuất sứ cứ viết như là chính mình đã nghĩ thế, thì rồi trước sau gì người ta cũng tìm ra nguyên là của ai. Chi bằng ghi cho rồi. Dốt thì chịu nhận mình dốt, thiếu ý tưởng thì cứ trích dẫn của người ta, nhờ họ nói giúp mình, đỡ suy nghĩ. Mà có suy nghĩ chắc chi đã kịp họ?.


      4.

      Rồi khi càng lớn tuổi, càng có thêm được chút ít tư tưởng thì càng bớt trích dẫn đi. Bớt dốt được chừng nào sẽ bớt nói chữ chừng ấy. Xin người bạn thi sĩ đừng lo. Phần anh, trời đã phú cho nguồn năng sáng tạo, xin cứ hãy tiếp tục sáng tạo. Một ngày nào đó năm mười sinh viên trình luận án này nọ, thiếu ý tưởng có thể sẽ trích dẫn ý tưởng của anh hoặc năm ba người viết báo dốt nát nào đó ưa nói chữ sẽ có thể trích dẫn lời anh để qua cơn túng bấn ý tưởng chẳng hạn...


      5.

      Xin đừng ghét tôi, xin hiểu nỗi khổ của người viết bài định kỳ mà thiếu ý tưởng, làm sao hơn là không trích dẫn Tây, Tàu?. Kỳ thực, Tây, Tàu chắc gì nó suy nghĩ hơn mình? Mình chỉ thua chúng ý tưởng thực dân thôi...

      (Khởi Hành số 110 ngày 24/6/71)


      Bút Mực Phân Vân


      1.

      Trước đây giáo sư Nguyễn văn Trung lấy ý của Sartre viết một loạt bài về Nhà Văn: Nhà Văn Người Là Ai? Tại sao viết? Và cho ai? vân vân... Loạt bài này về sau trở thành một cuốn sách giáo khoa cho chương trình năm Dự Bị Văn Khoa.

      Giáo sư Trung trước đó chưa từng là Nhà văn theo đúng cái nghĩa thuần túy sáng tác, mặc dầu với bút hiệu Hoàng Thái Linh trên Sáng Tạo, giáo sư có viết vài truyện...


      2.

      Do đó những khai triển nhằm đáp lại những câu hỏi đặt ra kia, giáo sư đã viết theo lập trường của hiện tượng luận, nhìn nhà văn như là một cây bút, bình mực, tờ giấy v.v... không phải viết với tư cách một nhà văn là một recule để viết về mình. Mà cho dẫu giáo sư là một nhà văn đi nữa, khi lùi xa để nhìn lại như thế, bút mực đã phân vân...


      3.

      Nhà Văn? Nhất là các nhà văn trẻ của Việt Nam ngày nay, họ là ai? Tại sao họ viết? Họ viết gì? Họ viết cho ai?. Có họa trời mới trả lời được những câu hỏi đó - Họ là ai? Có khi họ là họ, có khi họ là bạn họ, có khi họ là đồng bào họ, rất nhiều khi họ là người tình của họ, và lắm khi họ chẳng là ai cả, họ là một con số không biết rất rõ mình là con số không để cố gắng trở thành khác con số không. Thực rất khó chắc (???) nhà văn là ai.


      - Họ viết gì? Họ viết loạn lên: viết về chính mình, viết về chiến tranh, viết về quê hương, viết về cơm áo, hoặc chẳng viết về cái gì cả, viết khơi khơi thôi... Viết để mà viết... Chả biết họ viết cái gì cả, đang tả cảnh, chợt đối thoại, chợt viết thư, chợt làm thơ, chợt lý luận, chợt trích dẫn... Loạn cả lên, khó chắc họ viết cái gì.

      - Tại sao họ viết? Có khi tại họ muốn trình bày thân phận này nọ, có khi muốn tố cáo hoàn cảnh, có khi muốn mô tả quê hương rách nát, hoặc cõi lòng họ rách nát, có khi chẳng tại sao cả, viết khơi khơi chơi thôi... “for nothing”, “Pour rien” “ngứa cổ hót chơi !” Đã sao?

      - Họ viết cho ai? Cho bồ họ, cho bạn họ, cho đồng bào họ, cho tương lai, “cho mai sau"... Cũng có khi chẳng cho ai cả, “cho cỏ cây hoa lá”, “cho chuồn chuồn châu chấu”, khó biết cho ai.


      *

      Tóm lại trừ nhà văn họa may ra có biết chính mình là ai, viết gì, cho ai, tại sao viết, viết cho ai... chứ còn thánh cũng khó xác định và trả lời những câu hỏi kia... Phải không các nhà văn trẻ? Đố ông thánh nào nói được Bùi Giáng là ai, viết gì, tại sao viết, viết cho ai? Tôi thách thánh đấy! Dẹp Sartre và xin lỗi, giáo sư Trung qua một bên đi. Vớ vẩn ... Còn khuya quí vị mới xác định nổi.


      *

      Ôi, bút mực phân vân, đừng bao giờ đem hệ thống và máy móc kia vào bút mực!

      (Khởi Hành số 94 ngày 4/3/71)


      Tương Lai Chống Gậy?


      1.

      “Để an ủi chút lòng kẻ nghèo nàn cùng khổ, đem cái thân mẹ cha âu yếm ra làm nô lệ cho người, không còn ngẩng được lên trời cao tìm nguồn dịu vợi, đề an ủi cái tụi nô lệ đó, người ta đã hứa hẹn cùng chúng rằng: tương lai là của các người. (Ô hay!) Tương lai! đó là thứ của cải duy nhất những thằng chủ giàu có sẵn sàng nhượng không, cho đứt cho kẻ khốn cùng nô lệ”. (Albert Camus, L'HOMME RÉVOLTÉ, trang 233).


      Cứ đem hai chữ tương lai tặng ào ào ra, trút ngập đầu thứ nhất là tụi nghèo, thứ hai là tụi nhỏ... có mất đồng xu chó nào đâu mà người ta không đem ra xài cho đã! “Tương lai là của các anh!...” “Tương lại là của các cháu!...” Mẹ, còn hiện tại với danh vọng, tiền bạc, của cải, gái đẹp, rượu ngon vân vân... là của ta, riêng ta, ta ngu, ta chỉ biết có hiện tại!

      Có phải tụi ngu là tụi chỉ biết có hiện tại thôi không?


      2.

      Các anh vô sản! hãy ráng xâm mình đi tìm thiên đường tương lai! Các thầy, các cha hãy ráng khắc khổ đi tìm cõi tương lai trên thượng giới! Ráng làm những utopistes!

      Khi vừa đọc xong hàng này thì tương lai đã vừa khuất mắt. Lá có ngừng xanh, mưa có ngừng giọt, mây có ngừng bay, và ta cố ngừng chết... để mà còn đợi tương lai chầm chậm chống gậy tới thăm ta chăng? Tương lại cái mặt nó tròn hay trái soạn? Có râu không? Môi nó đỏ thắm hay xám xịt? Ở đó mà chờ nó tới đặng quan sát!

      Nói cho cùng, có ai đã từng thấy được tương lai? Cũng có người vẽ vời tương lai này nọ, tưởng như cuộc đời xuôi rót không có đá sạn chi (???) gập ghềnh, hoặc không có cái ổ gà, lổ xóc nào ráo, in hệt con đường highway Mỹ mới vừa làm xong! Chừng khi nhắm mắt, chết tức tưởi như ông Ngô Đình Diệm chẳng hạn, thì hồi đó đã rơi tỏm xuống ... hố sâu dĩ vãng...


      3.

      Rốt cuộc câu: chỉ có dĩ vãng là chắc ăn! Nghĩa là ta biết rõ mặt mũi nó thế nào... Thường thường là nó buồn hiu, ngồi chép miệng lia lịa như hàng trăm con thạch sùng nối nhau tiếc của... nhớ tình...

      ... “Ôi thân mến nhắc làm chi thuở ấy

      Đêm nay đây hồn xế nẽo thu tàn

      Khóc chia lìa ai níu gọi than van

      Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối

      Say đã gắng để khuya sầu lẻ gối

      Mưa mưa hoài ruợu chẳng ấm lòng đau

      Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau

      Vàng son có thay màu đôi mắt biếc

      Tình đã rời đi, riêng mình tưởng tiếc

      Thôi rồi đây chiều xuống giấc mơ xưa.

      (Bài LÁ THƯ NGÀY TRƯỚC. Vũ Hoàng Chương)

      Dĩ vãng của mỗi người hầu hết là buồn hiu. Dĩ vãng của nước ta cũng trầm trầy trầm trật, hớt hơ hớt hãi, bể bết những máu xương... Có lẽ tại tiền nhân ta cứ hay ngồi ngó nhìn tương lai chống gậy tới? Nó tới, nó trở mặt vung gậy, rồi mới quơ đuốc quơ đèn lên chống đỡ, u đầu chảy máu!


      4.

      Thành thử tôi nghĩ là ai làm được cho quê hương hãy làm ngay tức tốc bấy giờ. Đừng trùm mền chờ đợi, hoặc giương cổ ra ngóng mong ... hòa bình hoặc kêu than này nọ! Địch tới, ta đánh!. Trồng rau, ta trồng!. Cày ruộng, ta cày!... Làm cái chi thì làm liền đi. Cứ vẽ vời tương lai ngó rầu máu quá! Coi chừng mắc mưu tụi giàu có hoặc tụi chính khách chúng ưa tặng ta Tương Lai!

      (Khởi Hành 109 ngày 17/6/71)



            Thời Tập số 23 tháng 4-75

      Trích từ tạp chí Thời Tập...

      (Xin đọc TQBT số 65 chủ đề tạp chí Thời Tập)


      Chư Hơdron Và Plei-Lasơn


      1. “Tôi đến một nơi gọi là Từ Lâm, xa xa toàn là núi, ngọn nọ ngọn kia không dứt, núi màu lam, buổi sáng buổi chiều mây bay sương phủ...” Hình ảnh làng Từ Lâm đó của Nhất Linh tôi có thể mượn để làm cái khung của những làng miền Tây Nguyên tôi từng được đi qua.

      Nhớ lại đoạn đời làm lính biên cương, cùng những kỷ niệm rất “hoang vu” tràn ngập cái tâm tư bé bỏng co rút của một thị dân quăng mình vào sơn dã, tôi không khỏi ngậm ngùi thấy rằng quả là Trời hành cái dân tộc Việt Nam lắm chuyện này.

      Nếu không phải là bị Trời hành thì tại sao có một miền đất bao la tươi tốt như Tây Nguyên vậy, mà không mấy người chịu lên lập nghiệp, để rồi chen chúc nhau ở "phố phường chật hẹp người đông đúc”?

      Ông Trần Tế Xương mỉm cười nói:

      Lẳng lặng mà nghe nó chục con

      Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn

      Phố phường chật hẹp người đông đúc

      Bồng bế nhau lên chúng ở non...


      Ông tưởng vậy mà thật ra lại không vậy. Bây giờ người ta lại bồng bề nhau về xuôi!

      Nhưng tôi đã lạc đề. Trở lại những vùng đất Tây Nguyên thơm cỏ lá... hương hoa... sương nắng...


      Tôi đến một nơi gọi là Chư Hơdron. Chư có nghĩa là đồi hoặc núi. Đồi Hơdron cách Pleiku khoảng 7 km về phía Tây Nam. Nơi đây đúng là “buổi sáng buổi chiều mây bay sương phủ”. Có những chiều anh em chúng tôi lái xe nhỏ ra Pleiku chơi hoang một lát; khi về, sương chiều đã phủ mờ mịt đường đi, xe phải bật “pha” thật sáng mới từ từ chạy được... Sáng sớm có những hôm đến mười giờ mới tan mây. Lúc mây hòa cùng ánh nắng, nhìn phía chân trời như một mặt gương, hiện tượng này tôi chưa hỏi các nhà khí tượng học xem tại sao. Nhưng đẹp ơi là đẹp. Đứng trên đồi Hơdron lúc đó có cảm nghĩ như giữa cảnh Bồng Lai, nghĩa là một cảnh trong ảo mộng. Ảo vậy mà lại thật! Đang khi những cảnh đời thật đó đây chỉ là ảo mộng! Khách đi xe qua quốc lộ 14 hoặc rẽ vào tỉnh lộ 59B để xuống quốc lộ 19 đều có thể nhìn thấy đồi Hơdron mơ màng mây sương mộng ảo ấy.


      Tuy nhiên những người tin dị đoan thì nói rằng Chư Hơdron thường “quấn vành khăn tang trắng”: ấy là những ngày trời quang, ở phía Pleiku nhìn về, đồi Hơdron có một quầng mây trắng ngang đỉnh. Lạ thay, Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Sư Đoàn 22 BB đều có đóng ở đồi này trong năm 1973 và 1974, thì năm nay, 1975, hai sư đoàn này “gần như tan rã” vì những chuyện đâu đâu!!! Chưa hết, phi trường Cù Hanh của Pleiku cũng đã “cúng” vào đồi này mấy chiếc trực thăng và C47, các vị phi công sống sót mô tả ngọn đồi này như là có nam châm hút sắt. Sơn lâm vẫn giữ riêng một chút gì mầu nhiệm.


      2. Dưới chân đồi Hơdron độ 1km5 là một làng nhỏ của người Thượng, nhưng nay có cả người Kinh đến ở; làng có cái tên của một danh nhân xưa: La Sơn Phu Tử (có lẽ chỉ là một sự trùng tên). Plei tiếng Thượng là Làng (Buôn, Ban và Kon cũng là làng, đại khái như mình nói làng, xã, lý, hương...)

      Plei La Sơn có một cái hồ nhỏ nước tốt quanh năm. Nhờ đó dân trong làng trồng trọt, chăn nuôi rất là sung túc. (Sung túc ở đây với nghĩa là có nhiều lượng thực. Chứ tiện nghi thì chẳng có gì). Người Thượng trồng gì nhiều nhất? – Thơm và Chuối. Làng Plei La Sơn có những rẫy thơm mỗi mùa hái ít nhất cũng ba vạn trái. Còn chuối thì phải nói là “tùm lum” khắp làng.

      Lạ thay, một rẫy thơm như vậy có năm, mười hoặc vài mươi gia đình chung nhau, nhưng không có hàng rào ngăn cách. Tới mùa, phần thơm trên đất của ai nấy bẻ; dù chỉ với tay là qua cây thơm ngon ngọt của người láng giềng, họ cũng “tỉnh bơ” không bẻ. Nhiều quá, họ không thèm, hay lòng họ vẫn còn đây chân thật?


      Những hàng rào và những bức thành không bao giờ là dấu hiệu của sự tiến bộ đạo lý. Càng dựng lên những hàng rào (kể cả những hàng rào luân lý) là càng ngã đổ về đạo hạnh; càng dựng lên những bức thành (kể cả những thành quách đức lý) là càng đổ nát về tâm linh...

      A, nhưng tôi đã lấn đất ông Khổng Khưu một cách “dô diên”. Hãy trở lại Plei La Sơn.

      Hôm đó tôi vào thăm làng vào một ngày họ cúng mộ. Dân làng tụ tập ra chỗ nghĩa trang đầu làng, đem theo những ché rượu, phèng la, và trâu thịt.

      Nói nghĩa địa quí vị đừng tưởng như khu đất gồm nhiều mộ như của mình. Nghĩa địa của họ toàn những nhà nho nhỏ bên ngoài chạm trổ hoa lá cành ngây ngô nhưng khá mỹ thuật, bên trong để xác người chết bó gói cẩn thận.

      Họ cúng bái làm sao đó tôi không rành lắm, nhưng xong rồi thì bày ra ăn thịt, uống rượu (rượu “cần” dĩ nhiên), và đánh phèng la, “nhảy mọi” coi vui ra phết. Họ có mời chúng tôi không? Chắc quý vị hỏi thế. - Thưa không. Họ tỉnh bơ như người Ăng Lê, và rất giống cái điệu sống láng giềng kiểu Saigon, Ba Lê, Nữu Ước, nghĩa là ai ở bên cạnh mà lạ, thì họ làm chi “mặc xác” họ.


      3. Trời ơi, ngồi viết mấy giòng này mà tôi đôi lúc ngẩn ngơ khi nhớ lại những ngày qua lang thang rừng núi ấy! Quê Hương ta đẹp thế mà sao trời nỡ hành hạ dân tộc này nhiều nỗi truân chuyên khổ ải thế, không cho vui hưởng mây sớm sương chiều?

      Phải chăng đây là huyền bí của núi sông như hình ảnh Chư Hơdron quàng khăn mây trắng?

      (Thời Tập số 23 tháng 4-75 chủ đề Văn chương trước tình thế mới)

      Nguyễn Kim Phượng

      Thư Quán Bản Thảo số 81, Tháng 9-2018

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tạp Văn Nguyễn Kim Phượng Tạp luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)