|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nguyễn Dương Quang
(1945 - 29.4.2020)
Tôi biết nhà thơ Nguyễn Dương Quang vào những dịp nghỉ phép về thăm nhà. Gặp và quen Quang từ nơi nhà anh Từ Thế Mộng.
Với Nguyễn Dương Quang không lạ gì với những anh em cầm bút ở Phan Thiết nói riêng, và Bình Thuận nói chung. Cái thời mà trước năm 1975 khi nhà thơ còn là một người lính thuộc tiểu khu Bình Thuận. Nguyễn Dương Quang đến với anh em văn nghệ ở quê tôi, có lẽ ngoài tài làm thơ ra còn do tính tình của một người lính rất "dễ thương" và vui tính nữa. Một người lính biết ôm đàn ca hát, mỗi khi gặp anh em trong những buổi sinh hoạt văn học tỉnh nhà khi Quang không bận quân hành.
Dù trước 1975, thơ của Quang ít xuất hiện trên các mặt báo ở Sài Gòn. Nhưng, không hẳn phải bắt buộc có thơ đi trên các báo, dù là báo gì, tạp chí hay nhật trình mới phải gọi là nhà thơ. Đối với tôi không nghĩ như thế. Nhưng với Nguyễn Dương Quang, chỉ một vài bài thơ trên Khởi Hành đã làm tôi rất cảm kích về thơ của Quang. Như trong bài: Đêm Cuối Năm Viết Thư Cho Má đã làm giao động nhiều người đọc, Nhất là tôi, một người lính xa nhà, đọc những câu thơ của anh nghe xót xa lắm. Xót xa cho thế hệ chúng tôi. Có ai muốn cầm súng bắn vào đồng loại của mình. Bắn con vật còn chưa muốn kia mà, huống hồ... Cho nên, những câu thơ anh làm, như:
Hình như cây súng con lạ lắm
sao nó run lên khi đạn lên nòng
tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không?
Trước mặt con: những ngọn đồi cát máu
đêm thì thầm cùng những đám xương
ôi! trái tim con mãi tôn thờ má
đã dạy con hai tiếng yêu thương.
Vâng! Trái tim con đã tôn thờ má/ Đã dạy con hai tiếng yêu thương. Ngay từ vỡ lòng người mẹ nào cũng dạy con "hai tiếng yêu thương" để làm hành trang vào đời. Cho nên, với Quang cho dù anh có bơ vơ giữa cuộc phù sinh, thì trong cuộc đời binh nghiệp, Quang vẫn ngóng về mẹ, với một tấm lòng của người con:
Thôi, má ngủ đêm nay thật ngon giấc
con ngồi đưa chiếc võng rách quê nhà
đạn vòng cầu đừng đi trong đêm tối
lệ sẽ đầy giấc má nhớ con xa
Thơ đến với Quang rất tự nhiên như hơi thở. Mà tự nó đã nói lên được cái tâm thiện của ngừi lính trận. Với những câu thơ phát xuất từ một tấm lòng nhân hậu, mới biết chỉ có Nguyễn Dương Quang trải lòng qua bài: Đêm Kích Dưới Chân Đồi Pá:
Dù đợi người qua trên lối chết
lạ sao ta thấy rất bâng khuâng
có rất nhiều điều thật khó nói
đêm sơ giao sẽ chỉ một lần
Để rồi trong nổi cô đơn cùng cực, Quang đã trút hết tâm sự của mình lên trên những thứ vô tri vô giác như cỏ cây. Nhưng cũng chính từ những ngọn cây ngọn cỏ đó trong đêm kích trên đồi Pá đã làm cho tâm hồn một người lính thuần hậu như lời khuyên của mẹ ngày nào. Phải như thế thì cái tâm từ bi của người lính trận mới hạnh thông. Hạnh thông từ con người cho đến những ngọn cây ngọn cỏ bên anh. Ta hãy nghe Nguyễn Dương Quang với những câu thơ sau:
Cỏ ơi, có thấy ai trên đồi
vẫn thường vác hận thù đi xuống?
mà sao ta thấy cỏ không vui
cỏ lạnh lùng hơn là sương mỏng
Để rồi Quang tâm sự:
Cỏ biết không, ta không lòng thù hận
lũ chúng ta một lũ thế thôi
ngày mai cỏ sẽ thành đồng lúa
cỏ sẽ thấy người nắm tay người.
Chỉ mấy câu thơ này thôi ta mới thấy được "tâm" của người lính Nguyễn Dương Quang. Cái ao ước rất đơn sơ của người lính thật bình thường: ngày mai cỏ sẽ thành đồng lúa/ cỏ sẽ thấy người nắm tay người. Tôi mượn câu viết của anh Đặng Tiến khi đọc thơ của Nguyễn Dương Quang: chất trí tuệ quyện vào tâm huyết, hồn nhiên mà điêu luyện. Tình cảm chìm chìm mà ý tứ lâng lâng... Đọc những câu chữ của anh Đặng Tiến viết về Quang, tôi lại nhớ vào năm 2006 Tập: Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến anh Đặng Tiến viết lời giới thiệu cho tập thơ mà anh Trần Hoài Thư sưu tầm được để in thành sách của những nhà thơ miền Nam trước 1975. Anh viết về Quang: Tác giả ít được biết đến, nhưng bài thơ hay quá...(bài: Đêm Cuối Năm Viết Thư Cho Má. Và bài: Đêm Kích Dưới Chân Đồi Pá). Sau đó, anh có gởi email qua cho tôi hỏi về Nguyễn Dương Quang. Chính hai bài thơ này, chị Đặng Tiến đọc và nói thơ quá hay. Anh đã nói với tôi qua email như thế. Đã lâu rồi, từ năm 2006, thế mà tôi nhớ mãi. Năm 2014 tôi về thăm nhà vào dịp giỗ anh Từ Thế Mộng, Nguyễn Dương Quang từ Đà Lạt xuống thăm, tôi nói lại cho Quang nghe về những gì anh Đặng Tiến hỏi về Quang qua những bài thơ của Quang làm.
Với Quang, ai gặp anh thời đó mới thấy hết cái "bất cần đời" của người lính trận. Tôi nhớ nhà thơ Lâm Hảo Dũng khi nhận giấy nhập ngũ, anh viết: Ừ! Thì lính... ba chữ viết thôi nghe thật nhẹ tênh như cánh diều. Không bận tâm. Ừ! Thì lính. Cũng như nhà thơ Từ Thế Mộng khi nghe bạn anh vào lính, anh viết: Nghe ngươi vào lính, ta đang lính/ Súng đạn như đùa với kẻ thơ.
Cho nên, qua con người thật của Quang ngoài đời, thơ của anh cũng đã mang tính "bất cần" và "lãng tử" như trong bài "Chiều Trên Rừng Trong Mật Khu Lê Hồng Phong" . Quê tôi ai cũng biết mật khu này thời chống pháp. Mật khu lừng danh của một thời dân ta đánh giặc. Với CTNM làm bài Vĩ Cầm nói lên thân phân của người dân quê tôi cho con cháu nghe thời chiến tranh Pháp Việt... cũng từ mật khu này.
....
"Cây violon con cầm
Có đồi cát mênh mông
Có đớn đau nát lòng
Và dấu chân ba
Bước qua số phận
Có đám xương rồng
Có lọn cỏ long nhong
Lăn hoài theo triền dốc
Như cuộc đời
Lăn mãi mãi không thôi..."
Còn Nguyễn Bắc Sơn cũng viết một bài trong mật khu này:
....
Đêm nằm ngủ võng trên cồn cát
Nghe súng đằng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
....
Còn Nguyễn Dương Quang thì khác. Chất lãng tử trong người lính khi hành quân trong mật khu Lê Hồng Phong:
Cây khẩu cầm mang theo ngày cầm súng
mi sol... sol mi do fa...
ôi khúc O'cangaceiro dồn dập
nửa đời ta một thuở không nhà
Ngồi trên cát nhai thịt dong nướng
vẫn ngon hơn Đồng Khánh với gà quay
ngu quá đỗi quên mang theo xị đế
thắp cho đêm còn có chút mặt trời
Dăm tiếng nổ mon men bên triền dốc
vài ba anh du kích, mấy A.K
ta quơ súng, bỏ dong cho đàn kiến
mi sol... sol mi do fa
Để rồi những câu thơ trong bài: Đêm Kích Dưới Chân Đồi Pá. Ta thấy được nỗi mong của người lính trận. Đó cũng là mẫu số chung cho tất cả người cầm súng hôm qua, khi nhìn thấy những cánh đồng lúa bỏ hoang trên những bước quân hành mà anh đi qua. Niềm ao ước đó của nhà thơ thật "nhân hậu"
Lúa có nghĩ rằng ngày mai sẽ khác?
súng sẽ dùng để đúc lưỡi cày
mỗi ba trăng lúc vàng tròn hạt
chim sẽ ca và gió thổi lúa say...
Nhưng với Quang, chiến tranh thì mặc chiến tranh. Súng đạn thì mặc súng đạn. Người thơ vẫn mơ. Một giấc mơ tầm thường: "ta vừa nghĩ một điều rất tầm thường: ngọn đồi này mai sẽ thành rẫy/ bỡi lòng người lúc nào cũng đẹp/ dẫu tầm thường cũng rất mến thương..."
Đọc thơ Quang, như đưa tôi về một miền quê yên bình nhưng đầy gian khổ trong thời chiến ở quê tôi. Thế rồi, cũng với cái tâm không hận thù ấy. Trong bài Ngày Về, Quang vẫn tự tại, ung dung lên non phá rẫy. Có lẽ những ngày này Quang vui như con chim rừng. Anh viết:
Cải tạo về, lên non phá rẫy
Vợ lo phe phẩy, ta tiều phu
...
tả xung hữu đột tan cây cỏ
thoáng chốc một vạt Đông Trường Sơn
súng đạn thua rồi, nay trận rựa
chiến chinh, chinh chiến ta coi thường...
Rõ ràng dù có lận đận lên non phá rẫy thì tâm hồn Quang vẫn vô tư và tếu: Lâu lâu về xóm vợ mừng rơn/ đáp đền sông núi như tân hôn/ bốn thế hệ nồi bo bo nóng/ má em hồng hơn bà Tú Xương"...
Để rồi trong suốt cuộc đời bên trời lận đận ấy. Cuộc sống của nhà thơ vẫn là cuộc sống bình thản, thương tất cả, như:... "lòng yêu núi Thái/ Lòng lội ngược nguồn/ Lòng ơn chữ cái/ Lòng rũ tắm sông/ Lòng nâng ly rượu/ Lòng say đóa hồng..." Những câu thơ ấy đã gói trọn, hay ôm trọn cuộc đời của Quang qua 70 năm với những con chữ thấm đẫm lòng người. Từ những vần chữ cái học vỡ lòng, từ một nơi chốn quê, từ nơi bạn bè, từ nơi chồng vợ và tình mẹ cha cao vời như núi Thái Sơn. Nhưng, với tôi đọc thơ Nguyễn Dương Quang, tôi mới nhận ra hết được đời của Quang, qua bốn câu thơ làm tôi phải suy ngẫm:
"Ta đã sống những ngày như đùa
Với trần gian mù mờ vinh nhục
Vô ích như lời thơ tiếng hát
Chuyện đời ai luận lẽ thắng thua".
Houston, đêm 17 tháng 1 năm 2015
- Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn
- Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu
- Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự
- Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự
- Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự
• Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình (Phạm Văn Nhàn)
Nguyễn Dương Quang đã vĩnh viễn bỏ chúng ta… (Trần Hoài Thư)
5 bài thơ cho Nguyễn Dương Quang (Đinh Cường)
Nguyễn Dương Quang – Người thơ “đêm ôm đàn uống rượu một mình” (Nguyễn Thị Liên Tâm)
• Nửa Đêm Chợt Nhớ Bài Thơ Cũ (Nguyễn Dương Quang)
Thơ trên mạng:
blogphamcaohoang.blogspot.com,
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |