1. Head_

    Trầm Kha

    (..1948 - 19.1.1974)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      17-11-2024 | VĂN HỌC

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào

        NGUYỄN MINH NỮU
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Nguyễn Đức Nhân

      Năm 1970, Nguyễn Đức Nhân được coi như một tài năng mới, lạ và trẻ trên văn đàn với những bài thơ sâu lắng về cõi người. Tôi gặp và quen anh qua bộ y phục nâu sậm của một tu sĩ. Thực lòng không nhớ ai là người giới thiệu khi Nhân đến chơi với Đoàn Văn Khánh và tôi ở nhà Khánh ở khu Bàn Cờ, quận 3, Saigon. Cuộc trò chuyện không dài, chúng tôi còn quá trẻ khi ở tuổi 17, 18 yêu thích văn chương nhưng mới chỉ là những bước khởi đầu nên mới chỉ là văn nghệ. Hình như lúc đó Nhân đang học trung học Trường Sơn nằm trên đường Lê Văn Duyệt gần ngã tư Lê Văn Duyệt và Hồng Thập Tự (bây giờ là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn thị Minh Khai). Trong những bạn cùng học lúc đó với Nhân còn có những người cầm bút sau này nữa như Trần Thanh Liêm Kiều Linh Giang đã mất, Trịnh Ngọc Minh (Trịnh Y Thư) đang chủ trương một nhà xuất bản ở California.


      Nguyễn Đức Nhân khuôn mặt hiền lành, chân chất, nói năng chậm rãi và khiêm cung. Thơ của Nhân cũng là những bày giãi đôn hậu về cuộc đời, về cuộc người và cả cuộc chiến đang rập rình đâu đó ngoài khung cửa lớp học.


      Bài thơ đầu tiên mang tên tác giả Nguyễn Đức Nhân được đăng tải trên tạp chí Vấn Đề số 24 năm 1969 là do đích thân nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, lúc đó là giáo sư dạy về văn học cho Nhân ở Trung học Trường Sơn, chuyển tới nhà văn Mai Thảo đang là người chủ trương, đã tạo nên một chú ý đáng kể với những người trẻ cầm bút thời bấy giờ.


      Kỷ niệm không nhiều, nhưng quả thật tên Nguyễn Đức Nhân và phong cách của lần gặp đó đã ghi trong tôi cái thiện cảm và nhớ lâu dài.


      Sau lần gặp đó, chúng tôi không có một liên lạc nào với nhau. Rời mái trường trung học, chúng tôi tản mác bốn phương trời, có đứa vào đại học, có đứa đi du học, có đứa vào chiến tranh rồi lưu lạc bốn phương trời. Tôi không còn ở Saigon, và mỗi đời sống có một sóng gió riêng, có gặp lại nhau đúng là phải một cơ duyên nào đó.


      Gần 50 năm sau, bất ngờ đọc được một bài thơ của Nhân trên trang Văn Học Nghệ Thuật Phạm Cao Hoàng. Mới đầu tưởng chỉ một trùng tên, nhưng hơi thở của bài thơ nghe thân quen thật nhiều:


      Bao lần mây trắng bay qua

      Anh chìm đâu giữa bao la muôn trùng

      (Thất Mùa, Sông Buông, Đồng Nai 1976)


      Cái cảm giác gần gũi của câu thơ và ngay tên bài thơ Thất Mùa viết năm 1976 bỗng dưng gợi trong tôi cái gì đó đồng cảm và chia được cảm xúc của một mùa thanh niên thất bát khi chúng tôi lớn lên. Khi hỏi Phạm Cao Hoàng, Nguyễn Đức Nhân là ai vậy? Hoàng cho biết một tác giả ở Bảo Lộc, do Nguyễn Thanh Châu giới thiệu.



      Bất ngờ sao, từ trên Facebook tôi nhận được lời kết bạn của Nguyễn Đức Nhân với lời nhắn “Thấy tên rất quen, phải bạn bè cũ không?” Tôi vui mừng nhắn lại “Có phải trước 75 là một Sa Di không?” Và chúng tôi nhận ra nhau, với trí nhớ mù mờ của tuổi lão niên vẫn rạo rực cái ân tình ngày cũ. Bồi hồi nhắc chuyện ngày xưa và khao khát có dịp chuyện trò.

      Đất rừng lên liếp trồng rau

      Có ngày bạn ghé cùng nhau tâm tình

      Đãi cơm rau luộc linh đình

      Cá khô, mắm ớt thật tình quá sang

      Dẫn nhau tắm suối chiều tàn

      Lên đồi cao ngắm trăng vàng non xa

      Ở rừng, nhớ bạn thiết tha

      Quẩn quanh ta với bao la muôn trùng

      (Xới Đất Trồng Rau, Tưởng Đến Ngày Bạn Ghé Thăm).

      Gọi điện thoại nói chuyện thì không được, mà tin nhắn với nhau cũng thật hiếm hoi và ngắn ngủi. Cho nên chỉ biết loáng thoáng là Nhân hiện sống trên một ngọn đồi ở đại ngàn Bảo Lộc. Sống một mình, sống như người tu hành giữa mênh mông núi đồi, bạt ngàn mây trôi tẻ lạnh mỗi ngày. Bất ngờ sao khi anh chị Nguyễn Sông Ba qua Mỹ chơi. Biết anh chị người Đà Lạt, và khá thân tình với Nguyễn Đức Nhân. Tôi nhờ bạn ở Saigon gửi qua bưu điện tăng Nhân tập thơ nhạc họa Chút Tình Đọng Lại. Tôi hẹn với Nguyễn Đức Nhân sẽ có dịp lên núi ở lại với Nhân mấy ngày cho biết hương vị đại ngàn.


      Chiều nghe dế gáy bên hè

      Rừng xanh gần gũi, bạn bè đã xa

      Đêm khuya dậy ngắm trăng tà

      Đồi hoang một cõi, ôi, ta nhớ người!

      (Đêm Khuya Dậy Ngắm Trăng Tà)


      Và chúng tôi đã gặp nhau. Cùng với Nguyễn Sông Ba và Trần Quang Ngân chúng tôi đi bằng xe gắn máy lên Tà Ngào. Dọc đường đi lãng đãng trong tôi những câu thơ hiu quạnh một cách đạt đạo của Nguyễn Đức Nhân.


      Dựa cây ngồi đọc sách xưa

      Đọc xuyên ngữ nghĩa gió mưa ngàn đời

      Lan man đọc cả bóng trời

      Lần theo bóng chữ gặp người cổ xưa

      (Dựa gốc cây, đọc trang sách cổ)


      Nguyễn Đức Nhân đón đợi trước cửa am, nụ cười hoan lạc và tràn ngập ân tình. Khi ôm Nhân trong vòng tay, đôi mắt Nhân ứa lệ, và tôi cũng bàng hoàng những cảm xúc chưa thể nói thành lời. Gặp lại nhau sau 50 năm kỳ lạ quá, còn lại dấu vết nào của ngày xưa không? Cái thời thanh niên hừng hực đó, thăng trầm và dâu bể cuộc đời bào mòn bao nhiêu rồi để còn lại nơi đây chút tình đọng lại. Am nhỏ xây trên sườn ngọn đồi, có hai phòng, một dành cho thờ Phật và sách vở, một dành cho ăn ngủ nấu nướng, phương tiện tối giản, sạch sẽ thanh tịnh. Bốn phía là vườn rau bắp, vài cây ăn trái, hiên nhà có giàn hoa lan rừng và một cái bàn uống trà. Nhân gầy gò trong vạt áo vàng nâu, nhưng nụ cười an lạc minh mẫn. Thấy lòng mình nhẹ nhàng khi cửa trước ngôi am là một khoảng trống nhìn xa tít tắp những lũng, những đồi màu xanh mát mắt.


      Nhân nói am này mới xây được vài năm. Nhân tâm sự: “Hiện tại, sống chung với bệnh, tôi an trú nơi “Am Đời Gió Bụi” tại thôn Tà Ngào, B'lao, Lâm Đồng. Am do vợ chồng người bạn ở California cất cho, tọa lạc trên sườn đồi, nhìn xuống thung lũng xanh, chung quanh núi non, mây trắng bao bọc.”


      Thơ của Nguyễn Đức Nhân là những lời bình dị, giao thoa của cuộc sống thường nhật với mênh mông đất trời và chập chùng khổ nạn đã qua, để lời thơ luôn cho người đọc cảm giác được an ủi trong bình an. Sau một đêm gió dập mưa vùi, sáng ra thăm vườn thấy giàn bí sụp đổ, xót xa nhìn cảnh tan hoang nhưng tâm thanh tịnh lại thương cành hoa bí “Nhìn ta buồn buồn”.


      Kéo đắp cơn mưa đêm kín người. rồi

      tôi ngủ quên. dường như thế

      Tôi mơ cùng giấc mơ của những chiếc bình gốm.

      Chúng cười mãi không bao giờ

      mím miệng. môi đầy bụi


      Không hề có những thảm não buồn đau trong lời thơ tịnh mạc. Tình yêu trong thơ là tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào với cây cỏ núi đồi, đọng lại trong hồn người cô tịch là sự thảnh thơi không có mong cầu. Những dòng thơ của Nguyễn Đức Nhân thường khi cho người đọc tâm thái nhẹ nhàng của một hành giả buông bỏ mọi tham dục sân si, để vui được với cơn gió thoáng qua, nhẹ nhàng theo mây trắng ngang đồi, và an lạc như ông tâm sự: “Tôi chọn sống đời tri túc, như đạo sĩ giữa rừng xanh.”


      Đây là một bài thơ mới của Nguyễn Đức Nhân mà tôi trân trọng vì như thấy đó chính là tính chất của thơ Nguyễn Đức Nhân: Chân thành, Chí Tình và Mộc mạc như chính con người của Ông:

      Về thăm chốn cũ – Sài Gòn

      Thấy mình nhếch nhác. Sạm giòn nắng mưa

      Sờ cằm. Râu mọc lưa thưa

      Bước chân trĩu nặng nghìn xưa rừng già

      Bóng rừng quẫy đạp trong ta

      Đêm thao thức. Nhớ non xa nắng tàn

      Về thôi. Đêm tím đại ngàn

      Thôi về. Thở ánh trăng vàng thiên thu

      (Về Thăm Chốn Cũ: Saigon)

      Thương và nhớ lắm lần lên thăm đồi Tà Ngào, đứng trước hiên nhà, nhìn ra bạt ngàn rừng xanh, giàn lan rừng tỏa mùi thơm rất nhẹ và xa xa kia, những đám mây trắng nhẹ nhàng trôi, an lạc như những bài thơ của Nguyễn Đức Nhân.


      Nguyễn Minh Nữu

      8/24


      Nguyễn Minh Nữu

      Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ số 34, 1/11-2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào Nguyễn Minh Nữu Nhận định

      - Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật Nguyễn Minh Nữu Nhận định

      - Hoàng Khởi Phong, Hào Phóng, Lãng Mạn, Sâu Sắc, Thẳng Thắn Nguyễn Minh Nữu Giới thiệu

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)