|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Nguyễn Đức BạtNgàn
(1948 - 27-9-2019)
Tên thật Nguyễn Đức Cẩm, sinh năm 1948 tại Vĩnh An, Thừa Thiên. Trước 1975 đã xuất-bản chung với Miên Hành và Trần Huyền Thoại tập Giã Từ Ân Phúc (1970), sau đó các bản thảo đem theo tị nạn ra hải-ngoại mới xuất-bản: Từ Giã Ngày (1971; xb 1989), Giữa Triền Hạn Reo (1972, Toronto; Làng Văn & TGXB, 1988) và Bình Minh Câm (1975, xb 1985). Sau khi định cư ở Canada, ông tiếp tục làm thơ và thêm tập bút ký tự truyện Thầm Lặng Trời, Thầm Lặng Đất.
Giữa Triền Hạn Reo, một trường ca lục bát gồm 320 câu, viết năm 1972 lý do cùng thái độ sáng tác đã nói trong bài bạt ở cuối tập. Trường ca tình-yêu khai mở ở đoạn 1:
“cỏ yên tỉnh ngủ trên đồi
dưới hồn rêu mục đâm chồi kết hoa
không lời như bóng mây qua
đây hoa bướm gọi an hòa đỉnh cây
cuối ngàn tình dụ say ngây
đành thôi nhức buốt sau này hạ phân
cùng nhau dăm ngụm tẩy trần
nhớ thuyền quyên khóc từ phần ban sơ
lưu linh tắt tiếng ai ngờ
xôn xao bãi cạn lấp bờ hồng nhan
đại hồ thổi nhịp hoài lang
sờn vai áo rách điêu tàn cõi xa
hiền ngoan đằm thắm lượt là
truyền thân hịch vọng yêu ma dại quằn ...”
Và kết thúc với đoạn 7:
“đất mềm dìu dịu thiên lương
em đơm hạt phúc cúng dường trăng hoa
thượng nguồn điệp điệp hào ca
lộc non bừng nhạy mượt mà chồi xuân
tuần hoàn đốt nến thanh tân
mưa nghiêng nghiêng sợi ân cần lả lơi
hân hoan ngạo thế kiêu đời
chắp tay hư hoại dâng lời cùng đinh
từ đây tâm hướng viễn trình
cánh thiên di vạn dặm tình tiêu sơ
qua thân thềm đá ơ hờ
qua truông với khói nhang chờ quạnh mông
từ nghi sắc giới song trùng
vườn sinh linh mạng tơ chùng nhã quan
bên bờ hạ tứ vừa sang
vầng dương em đợi cung đàn viễn âm”
Huế, 10-1972
(Bản điện tử TGXB, 2015, tr. 10-11 & 57-58)
Thi ca ở Nguyễn Đức BạtNgàn là tình tự với người yêu, người thân, bạn bè, và đồng thời biểu tỏ tâm thức trai thời loạn trước thực cảnh đất nước:
“bây giờ thì em trôi xa
giữa tim anh nở hàng bông trắng
trong bàn tay tìm lại lần về
trong đời anh men tình dậy trắng
hồn thì theo đêm khuya
em thì về biển cả / giữa vườn xanh nghe nước mắt đầm đìa
những lần sau là trăm lần vội vã
còn mốt mai em ngoài hiên tìm nhau
trên tàng lá thẫm
có anh chong theo hơi hướng quê nhà
có anh lao xao trên thời rong ruổi
nụ hôn thì sơn khê
anh ngã ngược trên tim mình
cùng xót xa em / giăng hàng mộng ảo
anh đứng thẳng trên đời mình
cùng tình yêu em giong buồm xa ngoài / hải đảo
bây giờ anh biệt xứ
nhưng làm sao anh tự nhận mình là kẻ / lưu đày
cũng như lần anh đi ngang da thịt em
nghe mồ hôi/ rỉ buồn / trách cứ
em có còn là tiếng chuông
trên đỉnh trán mòn theo đầu ngón tay khô
làm hình tượng tặng nhau vùng trời quá khứ
trên ngọn tóc còn vương se một ý tình hoài
anh sẽ còn gì không sau cuộc đời / lỡ dở
ngày mai là chuyến xe
với khi anh tìm môi em thì rượu
vẫn quay quắt / như đã bao giờ
anh uống cạn và / nghe núi sông
dâng đầy / một màu/ quạnh quẽ
cảm ơn em, u tối
ánh sáng có còn là vòng đai như vòng tay anh
ánh sáng có còn là bóng đêm
như sau bờ lung em
đang kiên nhẫn kiểm tìm
còn gọi em là một đời bất phục
cám ơn em, nồng nàn
cùng hoan lạc đầu tiên
trong máu xương chúng mình / tinh khiết
cùng mỏi mê như hoài vọng chuyền tay
anh tình nguyện làm tên giữ ngọn hải đăng
giữa biển đời lệ ứa
em hãy tự tay làm vòng hoa kết gió trên đầu
với băng giá đi theo
và cùng nhau như riêng phần / lần lữa
cám ơn em, tù đày
hãy trở về cùng anh như những lần đi xa / thuở trước
bởi vì trong tim anh luôn là một kẻ dại khờ
bởi vì trong máu anh / đã là tinh anh
trút dần / cho kẻ khác
xin hãy chào bóng anh cùng anh
xin hãy rời xa nhau giữa giờ hoan lạc
một đứa con là một chuyện buồn
em đã đến hợp tình / như sợi khói bay theo
một / đời / sống / khác”.
1971 (Từ Những Tấc Lòng Cũ)
“Cám ơn em, tù đày”, người tình hay tha nhân đồng nghĩa như nhau, mà dù biết vậy mà kẻ lụy tình vẫn mong kinh qua chốn đày ải con tim!
“lúc ngái ngủ nắng vỡ bờ lên mặt
tự trấn an như nước chảy theo triền
nơi quán chợ có tình em đem bán
đừng hỏi rằng làm sao anh vui
nghe lấp ló hình hài vừa tượng hình
rồi cũng như tao
mày sẽ ăn / sẽ ngủ/ sẽ thở
rồi mày thù hằn như đêm
mày căm hờn như tối
bước chân lạ trong khu vườn thánh
thật vàng son như đồng đen
và mặn nồng hơn bão tố
ta ngửa mặt tặng người
ta ngửa mặt tặng đời
tặng em chuyến tàu khởi hành chín giờ mai
hẹn em bên kia đèo năm ngoái
trời có khuya như em tự tình
trời có xưa nh7 em kể lể / một vì sao
động nhật nguyệt đã rơi vào bụng
chuột bỏ cống theo người trú ẩn
trên hầm rác hôm qua / có ta vừa khai tử
nhụy tình em cho gió bụi đời
thuở thủ thỉ đã chờn vờn cánh hạc
thuở hẹn hò còn ngời lại trong cây
thuở với nhau cầm tay thật ấm
thuở khánh kiệt như sáng mười đồng
thuở ấu thơ ta cho em cục đường
thì sá gì một vì sao đã rụng
thì sá gì cả chòm sao / đã rụng
nửa đêm hết lửa tau tìm mày
tìm mày trong túi áo
tìm mày trong túi quần
tìm mày trong đồ lót
tìm mày trên đỉnh mùng / cũng vô vọng
tại sao mày bỏ đi / không cho tao biết trước
có con đường sắt dẫn tàu xuống biển
anh bước lên làm hành khách một mình
em ẩn mặt đâu đây nghe mặn
có tìm theo tiếng hát mù lòa
tiếng hát nửa chừng đã thành định hệ
khi sóng vỗ mạn thuyền báo hiệu
đã ngút ngàn ngày tháng đem theo
trong thân ta có muối
và ngăn chia hồn sâu một gia tài
đã gió cuốn thời em tu tối
đã hút mình theo cánh chim bay
em hãy vui ôm tình đóng cửa
làm hành trang cho ý đại hùng
làm ân phúc cho bọt réo trong lòng
anh hoang phí nhìn hoài có thấy”
(Hành Trang Cho Sao Đại Hùng, Trích từ Thơ Tự Do Miền Nam, TẤQ, 2008, tr. 350-352).
Nhà thơ trừu tượng hóa chiến-tranh như sự thể không chối bỏ được, như kiếp người Việt-Nam hôm nay:
"11- khi bầy chim kia bay về đầy trời trắc ẩn
là vạn hồn oan trải lá hoang đường
có ta lũi sâu trong chiến hào / buổi giao tranh
tặng người / sự sống
em giữ nỗi lòng mình để làm vốn liếng mai sau
có thấy gì không trong đêm trăng mờ / đã khuyết
còn mơ gì không trong bóng tối mịt mùng
người thợ đóng hòm cuối đời mỏi mệt
tính nhẩm trên tay từng/ mỗi một / quan tài
ta còn nước mắt tặng thời đọa kiếp
em còn không em yêu dấu nồng nàn
mai cũng hết trong thân người
mai cũng đành như em giọt lửa
ta hiện hình đầy râu tóc
ta mỏi mê ta / ta yêu em
như bạo động / kẻ thù
ta hôn em như giờ / khai hỏa
17– em ngồi trơ vơ kết sợi tình hoài
như kiếp tằm trải hồn lên mặt lụa
ta đứng bên này giữa mảnh vườn âm u
em làm sao khai phá
những ưu tư làm ruột thắt lưng còng
em hiện hình trái phá / bắn ra ngoài đại dương
anh hóa thân tiếng nổ / nhuộm phai hàng tà dương
em có hẹn cùng đôi vồng lá cỏ
sáng mai nay sương phủ ướt mặt người
bên nớ bên này chừ xa vạn dặm
em ngồi không chờ đợi trong mình
(ta là ai trở về từ đêm khuya khoắt / ta là ai ra đi)
thân xác nhiễu nhương
trong bóng tối giữa ngày đầy mặt trời
giữa thân oan ngậm vành thân ái
em đứng trong đời / gõ hai bàn tay
từng âm vang em xanh mù mưa nắng
em thở hương mùa / bông cau / đầy thân ta
như chuyến tàu giữa biển theo hải đăng em phụ tình
như thuở ta thì thầm yêu em
như thuở ta vẽ vời
nỗi niềm gửi gió ngại ngần
giữa thân biến hồn trở về đại lục
hơi thở em đã mùa đông
hương phấn bay bay hàng song trắng
cho em vành khăn tang tự cuộc đời mình
như đầu tiên ta mĩm miệng cười làm dấu
em làm sao soi được mặt mình
khi ánh sáng đã đè ngang thân bóng
em làm sao thấy được nỗi lạ lùng
trong tim mình / với máu người / trú ẩn” – 1972
(Thuở Hẹn Người. Trích từ Thơ Tự Do Miền Nam sđd, tr. 352-353 & trang nguyenducbatngan).
Nhịp thơ Nguyễn Đức BạtNgàn thiết tha, kể lể, lời thơ trau chuốt, cẩn trọng với nhắc nhở và kỷ niệm nhưng đầy bất ngờ của thơ Tự do cộng với tâm thức muốn và chấp nhận sống cái hôm nay trong cõi nhân sinh đa đoan đầy mưu chước, bất ngờ!
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |