1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát (Nguyễn Văn Lục) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-3-2024 | VĂN HỌC

      Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát

        NGUYỄN VĂN LỤC
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Nguyễn Bửu Thoại

      Có nhiều tác giả có truyện ngắn đã có tiếng một thời như Tràm Cà Mâu, Phạm tín An Ninh v.v.. Tuy nhiên muốn viết về họ, phải đọc nhiều nếu không là phải đọc tất cả truyện ngắn của họ. Điều đó cần nhiều thời gian và thu thập đầy đủ truyện của họ.


      Một điều không dễ dàng gì.


      Nhưng tình cờ, tôi có đọc được truyện có tên: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát. Tên tác giả nghe xa lạ quá, thú thật tôi chưa hân hạnh được biết. Tựa đề nghe cũng lạ: rặng bình bát là gì. Nhưng chính ở chỗ xa lạ ấy gợi óc tò mò và tôi quyết định đọc.


      Sau khi đọc xong truyện, người viết lặng người đi trong trầm tư và suy nghĩ về thân phận người trong cuộc chiến cũng như sự tàn khốc, sự khốn nạn của cuộc chiến... Có những oan khiên đến tội nghiệp không nói ra lời.


      Người viết chợt nghĩ có dịp so sánh tác giả với nhà văn Thảo Trường- một nhà văn lớn gốc quân đội cũng viết về chiến tranh.


      Tuy nhiên thành công của tác giả là lối viết giản dị, không hư cấu với một thái độ thanh thản không hận thù như tác giả Nguyễn Bửu Thoại.


      Các dữ kiện trong truyện là những nguyên liệu ròng- từ nhân vật truyện đến địa danh, đến nội dung đều thật. Và theo tôi được biết, viên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cũng như viên đại đổi trưởng trong truyện đều định cư tại Houston, bên Mỹ.


      Truyện viết không hư cấu dễ mà khó cho tác giả, một người vốn tự nhận mình không phải là nhà văn chuyên nghiệp.


      Dàn trai trong suốt câu truyện là một cuộc hành quân như trăm cuộc hành quân khác của người lính ngoài mặt trận với nhũng diễn tiến lớp lang với kỹ thuật hành quân qua ống liên hợp. Các mật khẩu như Trường Thành 1, 2 rồi 3, trình mười một v.v... Tất cả những khẩu lệnh để tránh bị bên địch bắt được.


      Nhưng người viết cũng nhận ra rằng cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện.


      Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy.


      Nhìn ở một góc độ khác, người viết cũng nhận ra rằng tại sao con người lao vào cuộc chiến một cách điên dại như thế? Hàng triệu người đã hy sinh, vì bị tuyên truyền, bị nhồi sọ?


      Thật bất hạnh cho một đất nước có quá nhiều hy sinh để có được nhiều anh hùng.


      Nghĩ xa hơn một chút, ở Hà nội, trung tâm quyền lực hiện nay ở Việt Nam, chỉ cần ra khỏi một ngõ, ta sẽ gặp nhản nhản các anh hùng đủ loại trên các con đường phố chính. Điều ấy không thấy xuất hiện ở Sài Gòn.


      Nghĩ thế rồi sợ rằng một ngày không xa, Hà Nội không còn đủ các con phố cho các loại anh hùng ấy nữa. Mà thật, tên đường phố thì có giới hạn mà anh hùng trong các cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam-Campuchia, việc Trung Hoa chiếm Trường Sa và nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1989 chẳng những không có tên tuổi mà còn không được phép nhắc nhở tới.


      Người viết có một quan niệm khá rõ ràng. Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời!


      Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu. Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.


      Tóm ý chính truyện ‘Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát’

      Tác giả, Đại uý Nguyễn Bửu Thoại.

      Quận lỵ Thuận Nhơn đang bị áp lực nặng nề của địch quân khiến việc giao thông đường thủy từ quận lỵ ra Cần Thơ bị ngăn chặn rồi cắt đứt từ ba hôm trước vì thế cần có một cuộc hành quân giải tỏa.


      Xuất phát từ lúc 7 giờ sáng, từ gần kinh Rạch Hạt và kinh số 7, với khoảng cách trên dưới 5 cây số, Tiểu đoàn di chuyển nhanh và không gây tiếng động. Đúng 11.00 sáng, Đại đội 1 của tôi vượt qua con rạch Bà Đầm-Thát Lát, một con rạch mỗi lần đọc tên, tôi lại liên tưởng đến Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân đã hy sinh tại đây gần hai năm về trước.


      Bình bát mọc dưới nước, rễ đâm thành cây con, cây con nhô lên thành cây lớn…


      Tôi cho dừng quân và bố trí; tôi đứng quan sát chung quanh. Đất gần như hoang địa (…) bình bát mọc thành rừng, không gò cao, không trũng sâu, không bằng phẳng và nhất là không thể đào hố cá nhân được, vì dưới chân không hề có đất vì chỉ có rễ cây và cây bình bát nằm ngổn ngang.


      Suy nghĩ một lúc tôi tìm ra chân lý, mình vô kế khả thi thì thằng địch cũng thế, chẳng lẽ ở đây nó biến thành chuột biết đào hang? Quyết định thật nhanh, tôi mời ba ông Trung đội trưởng đến và phân công: Thiếu úy Đại, bên trái, Chuẩn úy Liêm, bên phải, đội hình hàng ngang (…) Nếu chạm địch cần giữ cạnh sườn, di chuyển chậm, giữ khoảng cách hợp lý. Tôi dặn Thượng sĩ Bình, TSI Hiển, dặn hai ông giữ mặt sau.


      Bìa trước và sau sách (Kệ sách Học Xá)

      Hai giờ chiều, chúng tôi di chuyển được khoảng 4 cây số, khám phá được vài cái chòi nhỏ không quan trọng, bỏ hoang. Bắt đầu nản, tôi có ý định xin Tiểu đoàn trưởng cho đơn vị dừng quân để anh em ăn cơm vắt…


      Tiếng chuẩn úy Liêm gấp gáp, ‘Có cái trạm xá của VC chứa nhiều thương binh.’


      – Anh đã kiểm soát được trạm xá chưa?

      – Dạ rồi.

      – Bố trí em út cẩn thận, tôi sẽ tới ngay.


      Tôi gọi cho Tiểu Đoàn trưởng, đại đội phải dừng quân vì khám phá ra trạm xá và yêu cầu yểm trợ. Chuẩn úy Liêm đón tôi, tôi lấy làm lạ thấy các chiến sỉ Trung đội 3 đang đứng ra xa và đều lấy tay bịt mũi. Tôi nhìn vào trạm xá, tôi không tin là đây là một trạm xá, vì nó không có một tiện nghi tối thiểu.. không có giường, không có mền để đắp, cũng không có mùng tránh muỗi.


      Phía góc trong trại có 4 thương binh Việt Cộng đang nằm. Bốn anh thương binh giương mắt nhìn tôi, ánh mắt vừa tò mò, vừa lo sợ. Cả bốn còn tỉnh, mặc dầu thương tích có vẻ rất trầm trọng. Tôi bước qua khung cửa để vào chỗ các anh nằm. Mùi hôi thối đúng là phát ra từ đây. Cả bốn anh mình mẩy đều bê bết máu tươi và khô, nước vàng, mủ nung núc. Hằng đàn ruồi, nhặng vo ve. Ghê tởm hơn nữa, dưới nền nhà, những con giòi trắng bò lển nghển.


      Rồi tôi nhận được tiếng gọi của ông Tiểu đoàn trưởng…


      — Anh đã đến trạm xá chưa và thấy thế nào? Cố khai thác nó xem thằng nào tên gì đang đóng quân ở khu vực này? Nửa tháng nay không có chấm mút gì ráo.


      Ở trong vùng địch, đơn vị hành quân, sinh tử bất chợt, luật lệ ở đây là họng súng…Trước thảm cảnh 4 con người. Lòng tôi nặng nề chùng xuống. Là con người, là đồng loại, tôi ngỡ ngàng thương cảm cho các anh. Tôi thương các anh, tôi không chịu nổi hình ảnh người thương binh, dù là thương binh ở hàng ngũ nào, bị đối xử còn thua con vật. Nhưng tôi làm được gì? Quyền lực của tôi có giới hạn. Tôi sẽ giúp các anh nếu các anh thật lòng và tạo điều kiện để tôi thực hiện được sự giúp đỡ đó.


      Trước đó khoảng 10 phút, khi biết đơn vị của chuẩn úy Liêm đến, bọn đồng đội của bốn anh bệnh binh đã bỏ trốn. Tiếng của ông Tiểu đoàn trưởng gọi lại


      — Mở chốt, thảy vô cho nó xài! Trước khi đi, đem đi ‘cất’ hết bốn thằng đó nhé.


      Rõ ràng là lệnh xử bắn. Lệnh này chỉ có thi hành chứ không bàn cãi, mà chính các bệnh binh cũng nghe thấy. Động từ ‘cất’ là tiếng lóng nhưng ai nghe cũng đoán được nghĩa. Hạ sĩ I Thạch Chiêm gỡ súng M.16 ra khỏi vai trong tư thế sẵn sàng. Anh có nhiệm vụ thi hành những mission như vậy. Trong khi ấy cả bốn bệnh binh giương những cặp mắt trắng giã, cặp mắt đứng tròng không còn thần sắc nhìn tôi! Khóe miệng co giật liên hồi.


      Mãi sau này, trong trại cải tạo, chứng kiến sự gào thét, nhục mạ, hành hạ, hăm dọa thủ tiêu, tôi liên tưởng đến những đôi mắt này. Tôi không có ý định bỏ lên bàn cân để tính thử trọng lượng của một cuộc sống con người. Tôi cũng không hề có ý định đánh giá hoặc so sánh sinh mạng con người ở hai giới tuyến khác nhau, vì khi sinh ra vạn vật muôn loài, tạo hóa ban cho họ một giá trị bình đẳng như nhau Chỉ có cái chết vô nghĩa, sự hy sinh bị lợi dụng, chứ không có cuộc sống nào là bỏ đi cả.


      — Tôi đã có quyết định. Các anh đã nghe rõ rồi, tôi được lệnh phải bắn các anh trước khi di chuyển. Nhưng tôi không làm điều đó vì lý do sau đây: tôi không có thói quen đánh người bị trói nên cũng không giết người bị thương nặng, bị loại khỏi vòng chiến. Lương tâm và truyền thống không cho phép tôi làm điều đó…


      Nói xong, tôi chỉ tay cho Thạch Chiêm ra góc vườn, “Anh ra góc kia và bắn hai băng đạn M.16 vào bụi bình bát, xử bắn giả."


      Nguyễn BửuThoại, ‘Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát’

      Xin tạm dừng câu chuyện ở đây để bạn đọc tự mình tìm đọc sẽ ý vị hơn. Chỉ tóm gọn là sau đó có hai cố vấn của tiểu đoàn là Thiếu tá Calvin và Trung úy Hayes cũng muốn đến thăm trạm xá. Sau khi quan sát, chụp hình rồi trở về. Khi đến chỗ tôi. Thiếu tá Calvin đưa ngón tay cái lên trời và nói: ‘Hi, commander! You did a good job!


      Tác giả cũng thoát nạn không phải ra toà án quân sự vì vị Tiểu đoàn trưởng bỏ qua không lý đến nữa. Chỉ sau đó một tuần, tác giả chỉ bị thuyên chuyển đến một đơn vị khác. Sự trừng phạt ấy chỉ có ý nghĩa tượng trưng.


      Theo tác giả, có điều cho đến nay, sau đúng gần 40 năm, mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi vẫn không kết luận dứt khoát được là trong hai quyết định của ông Tiểu đoàn trưởng và của tôi: Ai đúng, ai sai. Đúng sai trong hai lãnh vực giữa lương tâm và truyền thống nhân ái của dân tộc với sự tha chết cho giặc, ‘dưỡng hổ di họa’?


      Cuộc chiến đã chấm dứt đúng ¼ thế kỷ [1975-2000]. Sau nhiều năm bị đọa đầy trong trại cải tạo, sau hiểm nguy của gia đình trong truyện vượt biên bằng đường biển, sau những tháng năm bình tĩnh nhìn lại cuộc chiến mà mình đã đổ máu xương để trang trải và đã bị phản bội, bị bỏ rơi thê thảm… nếu một mệnh lệnh như xưa được ban hành, tôi vẫn lấy cái quyết định như đã từng quyết định trong rừng bình bát! Đó là lương tâm, là phẩm giá của người lính Việt Nam Cộng Hòa!


      Nguyễn Văn Lục

      Nguồn: dcvonline.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đôi dòng tưởng niệm cố Giáo sư Trần Thái Đỉnh Nguyễn Văn Lục Hồi ức

      - Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam và ở Hải ngoại Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Từ Nam Phong Tới Bách Khoa Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Sách Cũ Miền Nam 1954 - 1975 Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Từ Nguyễn Chí Thiện đến Nguyễn Đắc Kiên Nguyễn Văn Lục Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Bửu Thoại (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Bửu Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc sách Trở Lại Mật Khu Sình Lầy của Nguyễn Bửu Thoại (Hứa Hoành)

      Vài cảm nghĩ sau khi đọc cuốn 'Trở Lại Mật Khu Sình Lầy' của Nguyễn Bửu Thoại (Lê Văn Lân)

      Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát (Nguyễn Văn Lục)

      Thư của Bác Sĩ Trần Văn Khang (trích) (Trần Văn Khang)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Bửu Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát (Nguyễn Bửu Thoại)

      - Mẹ còn đâu nữa mà về

      - Nửa đêm tiếng chuông chùa Bidong

      - Thử sức tết Mậu thân quanh thị xã Cần Thơ - Phần 2

      - Trở lại mật khu sình lầy (bài 2)

      - Một bài ca cho Anh - Trận rạch Ông Cữu

      - Nội , Ngoai đôi bờ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)