1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Thuở Xa Xưa (Ngô Thị Vân) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      14-3-2025 | VĂN HỌC

      Một Thuở Xa Xưa

        NGÔ THỊ VÂN
      Share File.php Share File
          

       

      Lời giới thiệu:

      Bài viết dưới đây của Cô Ngô Thị Vân, nguyên Giáo sư Anh Văn trường nữ trung học Lê Văn Duyệt – Gia Định (1964 – 1975) đã đăng trên Đặc san Huế – Hoa Thịnh Đốn 1997, kể lại những kỷ niệm thời nữ sinh Đồng Khánh – Quốc Học cách đây ba phần tư thế kỷ. Cô Vân đã quên không đưa bài này vào sách “Những kỷ niệm để nhớ để thương” của Cô. Nên nay trang blog Trần Thị Nguyệt Mai hân hạnh được cất giữ giùm Cô kỷ niệm này.


      Khi Võ Thị Nguyệt gọi điện thoại dặn tôi phải viết bài cho tờ báo của Miền Đông Hoa Kỳ, tôi đã mừng thầm, là nhân dịp này sẽ gửi đăng trở lại bài “KHẢI ĐỊNH: NHỮNG MẨU KỶ NIỆM”. Bài ấy khi đăng vào “ĐẶC SAN KỶ NIỆM 100 NĂM QUỐC HỌC VÀ 80 NĂM ĐỒNG KHÁNH” ở San Jose đã chịu số phận hẩm hiu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”: đoạn mở đầu bài của tôi lại ghép vào đoạn kết của anh Đặng Ngọc Ấn (lỗi về ai?). Tuy nhiên anh Ấn vẫn còn được may mắn đã tìm thấy đứa con tinh thần của mình nguyên vẹn hình hài ở một nơi khác của tập san. Riêng tôi, dầu có đỏ mắt tìm, cẩn thận lật từng trang cũng vẫn chẳng tìm thấy cái đuôi của mình đi lạc vào đâu cả!


      Mặc dầu đến hơn hai phần ba bài bị mất, kể như vậy cũng đang còn mới mẻ, thế mà nàng Nguyệt ta “ác” quá, nhất định không chịu nhận, lại còn bắt tôi phải viết về những kỷ niệm xảy ra tại hai trường Đồng Khánh, Khải Định chưa từng được nhắc đến trong bất cứ bài nào đã gởi đăng. Thôi thì cũng đành chiều lòng cô bạn thân vậy. Lại phải lục tung hộc tủ ký ức của tuổi học trò, cố “mót hết” xem những gì còn sót lại.


      Mấy chục năm trời trôi qua, biết còn nhớ gì nữa hay không? Tuy có nhiều chuyện không còn nhớ rõ, nhưng cũng có một điều tôi không bao giờ có thể quên được là sau cái chết của Diệu Hồng năm đệ lục, tôi đã bị ám ảnh về sự “tử biệt sinh ly” đến hàng mấy tháng trời! Sáng nào thức giấc, tôi cũng lo sợ có người đến báo tin sự ra đi thình lình của bạn mình (như Mộng Hà đã báo tin cho tôi về Diệu Hồng). Khi đến trường, thấy bạn bè đầy đủ cả, tôi mới yên tâm. Sau khi học bài về bệnh ho lao có đoạn “những bệnh nhân đến thời kỳ thứ ba, hai má thường đỏ hồng…” tôi đã quan sát các bạn tôi sau khi ngủ dậy (dạo ấy chúng tôi ở trưa tại trường, thường được đánh một giấc trước giờ học tới), tôi đã hoảng hốt khi thấy một đứa bạn tôi hai má đỏ au, như đánh phấn hồng. Tôi đau khổ nghĩ thầm, “thôi rồi, con ni bị bệnh ho lao đến thời kỳ thứ ba, sắp chết đến nơi rồi!”. Thấy bạn mình như vậy chỉ muốn khóc, biết rằng nó sẽ vĩnh viễn ra đi mà chẳng dám tâm sự điều mình vừa khám phá với ai cả. Nhưng ngày qua ngày, tháng hết tháng, nhiều năm trôi qua, con nhỏ vẫn sống mạnh khỏe phây phây. Tôi mừng biết rằng mình đã lầm và cảm ơn Trời Phật đã không bắt nó xa tôi. Đứa bạn ấy không ai khác hơn là kẻ đã làm đầu đàn cho nhóm Phượng Vĩ Houston.


      Hôm nay đã gần qua hè, thế mà ngoài kia trời bỗng trở gió lạnh và có mưa lâm râm, hình như “đuôi bão từ đâu đến?”. Mưa không to chỉ vừa để gợi nhớ. Nhớ nhất là những ngày mưa xứ Huế, phải kè kè cái tơi lá đi đến trường. Gió chiều nào phải xoay chiều ấy mới khỏi ướt. Cứ mỗi bước đi, nó lại cọ vào gót chân. Khi đến trường, gót chân đứa nào cũng đỏ hỏn. Không cần phải có tướng mệnh phụ, chúng tôi đứa nào cũng đều có gót sen.


      Tôn Nữ Thanh Cầm lớp tôi là kẻ đầu tiên khỏi chịu hình phạt của chiếc tơi lá mỗi độ mưa về, vì Thanh Cầm đã hãnh diện mang chiếc áo nhựa nylon màu hồng trước sự thèm muốn và thán phục của các bạn.


      Vài tháng sau mẹ tôi đã mua được một tấm màn plastic màu trắng đục, do lính Tây thải ra bán ở chợ Đông Ba. Bà may cho hai chị em tôi hai chiếc áo mưa, lại kèm thêm hai cặp sách đồng màu. Thế là tôi mong trời cứ mưa hoài để được diện áo mưa và xách cặp mới.


      Dạo ấy tôi mê đọc truyện trinh thám của Phạm Cao Củng và Lê Văn Trương. Hai nhân vật Đoan Hùng và Lệ Hằng là thần tượng của tôi. Tôi mê được phiêu lưu mạo hiểm như người trong truyện, cho nên khi HN, nhân một buổi trưa ở lại trường, đã rủ tôi vào phong trào học sinh kháng chiến, tôi bằng lòng gia nhập ngay. Tuy nhiên khi nhận lãnh công tác rải truyền đơn, bỗng nhiên tôi cảm thấy lo sợ, nên thay vì tung truyền đơn ngay giữa sân trường, tôi lại đem vào nhà cầu để dán và tung ở đây. Có lẽ vì vậy mà “cấp trên” đã không còn tín nhiệm tôi, và cũng từ đây tôi không còn được giao phó một công tác nào khác nữa.


      Tôi nhớ lúc xưa khi còn bé, anh em họ chúng tôi rất đông, cỡ tuổi tôi chỉ toàn là con trai. Chúng tôi ở cạnh nhau, nên các anh tôi chơi trò gì cũng đều cho tôi tham dự. Tôi còn nhớ cậu tôi làm tổng tư lệnh cầm đầu một đoàn quân lau nhau là chúng tôi, chỉ có tôi là con gái. Chúng tôi tập trận đánh nhau. Chúng tôi thường cắt những tàu lá chuối, róc hết lá, chỉ giữ lại cọng lá, khứa chừng năm sáu đốt trên cọng lá, cẩn thận không để bị đứt lìa ra khỏi cọng, để cho những đốt ấy đứng thẳng trên cọng lá. Tay trái cầm cọng ấy, bàn tay phải lật úp, để ngay trước đốt đầu tiên gần mặt mình, rồi phạt xoẹt một cái thật lẹ ra đằng trước. Thế là sẽ nghe những tiếng nổ lốp bốp. Đấy là chúng tôi đang bắn súng vào địch quân. Xong loạt ấy, chúng tôi lại dựng những đốt ấy đứng thẳng dậy và làm lại như cũ. Chúng tôi mê mẩn với trò chơi rẻ tiền này mà không thấy chán. Cũng vì quen chơi như con trai, nên mặc dầu là nữ sinh đệ lục tại trường Đồng Khánh, thuở mà Minh Cầu và Hoài Nam đã biết viết thư tình, tôi vẫn còn ham chơi trò phi thân từ giường qua ghế, ghế qua bàn những lúc trong nhà vắng người để luyện tập. Có lần tôi đã gần bị gãy chân vì vụ phi thân này, cũng vì ham đọc truyện kiếm hiệp “Nhất Chi Mai”. Vừa ngồi ghi lại những kỷ niệm xưa cũ, vừa nhâm nhi vài hạt đậu phụng rang, bỗng tôi sực nhớ đến câu chuyện Tôn Nữ Mỹ Trang vừa kể cho tôi nghe qua điện thoại ngày hôm trước. Thuở ấy chúng tôi được học nấu ăn với cô Hoàng Kim Cúc. Ngày hôm ấy cô dạy chúng tôi món kẹo trái táo nhồi đậu phụng rồi đem ngào đường. Cô bắt chúng tôi phải lột vỏ đậu phụng. Chúng tôi vừa lột vỏ, vừa lén bỏ vào mồm, nhưng đứa ăn vụng nhiều nhất là Thân Thị Tố Tâm khiến Mỹ Trang sốt ruột phải la lên: “Tố Tâm mi ăn chi nhiều rứa, hết đậu phụng cô la chết”, thế mà Tố Tâm ta cái miệng vẫn cứ ngỏn ngoẻn vừa lột vỏ vừa bỏ vào mồm liên tục. Những giờ học nấu ăn là những giờ thú vị nhất, vì vừa được học lại vừa được ăn vụng mà không bị cô la.


      Lên đến đệ tứ, chúng tôi đã trở nên chững chạc hơn. Tôi đã biết làm dáng, đã biết thẹn thùng khi bạn các anh đến chơi nhà, không còn giữ được vẻ tự nhiên như những năm về trước nữa. Cũng vì biết để ý đến sắc diện của mình, mà khi Dì tôi rủ tôi đi uốn tóc, tôi đã bốc đồng đi theo Dì tôi mặc dầu chưa có sự đồng ý của Ba Mẹ tôi. Dạo ấy đầu tóc uốn còn là một hiện tượng mới lạ với người dân xứ Huế. Trên đường về, tôi phập phồng lo sợ sẽ bị Ba Mẹ tôi mắng vì đã không xin phép trước, nhưng sau khi thấy đầu tóc mới đã không làm cho tôi xấu thêm, mà có vẻ đẹp ra nên Ba Mẹ tôi bằng lòng chấp nhận. Thế là tôi thoát nạn!


      Giã từ Đồng Khánh để qua học Khải Định, tuy chỉ cách nhau một khoảng sân trường, tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi lưu luyến, nhớ thương tiếc nuối các Thầy xưa lớp cũ.


      Lần đầu tiên học chung với bọn con trai, tôi cảm thấy mình lớn vụt hẳn ra. Tim đã đập như trống trận khi những bức thư tình đầu tiên do “người” trao gởi. Nhưng có lẽ vì thành kiến khắt khe của xã hội đất Thần Kinh thuở bấy giờ, bọn con gái chúng tôi vẫn có mặc cảm “được yêu” đã là một cái tội, chứ đừng nói đến “yêu” thì ôi thôi là một tội tày đình! Cũng vì vậy, những bức thư tình, chúng tôi phải cẩn thận giấu kỹ còn hơn “mắm…”


      Cũng vì lẽ ấy mà chúng tôi thường phải “tập nghiêm”. Thế cho nên Cao Huy Thuần trong Tập san Khải Định 48-55 đã phê phán về chúng tôi như sau: “Dãy bàn bên kia, phía cửa sổ, hình như không chàng nào dám động đến uy nghi của chị Vân, chị Nguyệt, chị Quỳnh Hoa, bộ ba tướng sĩ tượng không rời nhau nửa bước”. Vả lại thói thường, các bạn học cùng lớp hay có khuynh hướng “vọng ngoại” (chứng cớ cũng Cao Huy Thuần đã tự thú: “Các chàng nhà thơ thường kín đáo ẩn mình sau cửa sổ dưới mái hiên để nhìn các chị “khoa học” dạo chơi trước sân hoặc sắp hàng đi vào lớp”), hoặc có thương cũng không dám tỏ (trừ trường hợp của Phạm Chung và Huỳnh Hoa) để khi thấy “đối tượng” vượt khỏi tầm tay rồi mới tiếc nuối thì đã muộn!”


      Dạo học đệ tam tại trường Khải Định, chúng tôi thường bày ra lắm trò chơi: Hoài Nam và tôi giả vờ biên thư tình cho nhau. Hoài Nam là Lam Điền, tôi là Lam Anh, Hoài Nam lại viết “Vân yêu quý của Lam Điền”. Nhận được thơ, tôi phải vội vàng thay thế tất cả những chỗ có tên tôi bằng tên Lam Anh, chứ nếu bức thư này lọt vào tay người khác thì sẽ lắm phiền phức vì nội dung bức thư không khác gì thư của hai người tình gửi cho nhau. Đôi lúc chúng tôi lại đùa với nhau bằng cách để Hoài Nam làm dân Việt biên thư chửi dân Tàu là tôi. Tôi còn nhớ rõ câu Hoài Nam đã viết, “Dân Việt tụi tau đuổi giặc Tàu Ngô tụi bây chạy văng cả lỗ rún, mọc cả củ trê”. Chúng tôi chuyền cho nhau xem những bức thư chửi nhau để vừa đọc vừa cười rung rúc với nhau trong giờ học. Tôi lại còn phịa chuyện với các bạn rằng nếu ai muốn thấy người tình tương lai của mình mặt ngang mũi dọc như thế nào thì hãy chờ những đêm có trăng, đem một tấm gương soi ra ngoài trời, vừa cầm gương lên soi vừa hát bài “Luna rossa” là “chàng” sẽ hiện ra ngay. Tôi không biết các bạn tôi có ai làm thử chưa, nhưng tự nhiên tôi lại bị ám ảnh vì điều chính mình bịa đặt. Có một đêm trăng sáng vằng vặc, tôi bèn trèo lên chiếc chòi tranh đằng sau nhà, viện cớ học bài. Tôi mang theo chiếc gương soi. Chờ mọi người trong nhà ngủ say, tôi lấy gương vừa định hát bài “Luna rossa” bỗng nhiên tóc gáy tôi dựng đứng vì sực nhớ đến phim Dracula “Nữ ác quỷ hiện hình lúc trăng lên” vừa mới xem trước đây không lâu. Thế là tôi vội vàng tuột xuống khỏi chòi tranh, đập cửa xin vào nhà ngủ gấp. Từ đây về sau không còn dám mơ tưởng nhìn bóng “chàng” trong gương nữa!


      Một trò chơi khác nữa là cắt hình tài tử điện ảnh cất vào ví, như Võ Thị Nguyệt đã làm. Nguyệt chỉ cho chúng tôi nhìn từ đằng xa và bảo đấy là ảnh của “chàng” làm chúng tôi phải đoán mò. Tôi nghĩ đấy là ảnh của anh Quý, anh họ của tôi mà tôi đã làm mai cho Nguyệt, hay đấy là ảnh của V.T.B?


      Năm học đệ tam tại trường Khải Định là năm chúng tôi thường đặt tên cho những người đã làm cho tim chúng tôi lỗi nhịp, hoặc tim họ đã đánh trật nhịp vì chúng tôi: đấy là Đôi mắt huyền, Cà phê sữa, Cái kéo, Jody et le faon, Ông đồ, Màu áo thiên thanh, Người hùng…


      Bây giờ những người xưa ở đâu rồi nhỉ. Các bạn của tôi ơi, các bạn có nhớ gì không khi tôi nhắc lại những bóng ma của thời dĩ vãng?


      Có phải vì thành kiến khắt khe của gia đình và xã hội của đất Thần Kinh thời bấy giờ, hoặc vì sự nhát gan của những người phải đóng vai chủ động, hoặc vì những sự hiểu lầm không có cơ hội đính chính mà những mối tình của chúng ta chưa nở rộ đã vội tàn? Thôi thì cũng đành, vì theo kinh nghiệm chúng ta đã biết:


      Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

      Tình chỉ đẹp những lúc còn dang dở *


      Kỷ niệm nào mà chẳng đẹp! Nếu không được huy hoàng, ta cũng sơn son thếp vàng để cho nó đáng được nhớ mãi đến nghìn sau!


      California, ngày 12 tháng 6 năm 1997

      NGÔ THỊ VÂN


      * Trích thơ của Hồ Dzếnh


      *

      BÂNG QUƠ


      Thương tặng Ngô Thị Vân
      để nhớ lại những mối tình bâng quơ
      của bọn mình lúc còn học Khải Định.

      Anh nhớ em, nhớ những chuỗi ngày xanh

      Lần gặp gỡ buổi ban đầu lưu luyến quá!

      Em nín lặng, mắt buồn nhìn ngơ ngác

      Như hỏi thầm: “Em đã gặp anh chưa,

      Của kiếp này hay của những ngày xưa?”

      Nhớ tóc em mượt mà vờn trong gió

      Đôi mắt nhìn sóng sánh ánh trăng thanh

      Em chẳng nói, dầu nghìn lời ấp-ủ

      Trong mắt buồn như chứa cả trời thu.

      Anh ra đi không một lời ước hẹn

      Mộng ngày xanh tan vỡ tự bao giờ

      Anh không nói, và em cũng làm ngơ!

      Tình câm lặng là tình tuyệt-diệu!

      Nơi xa kia anh vẫn hằng nhung nhớ

      Dáng em gầy qua năm tháng tiêu hao

      Đôi mắt ướt mái tóc buồn che phủ

      Mối tình đầu, anh ấp-ủ bao thu.

      Ngày gặp lại, anh nhìn em nghẹn nói

      Biết rằng tình câm nín đã thoát thai

      Không tan vỡ vì chẳng có hình-hài

      Tình câm lặng là tình tuyệt-diệu!


      MẢNH TRĂNG XƯA

      (Trích từ Đặc san Huế – Hoa Thịnh Đốn 1997)

      Ngô Thị Vân

      Nguồn: tranthinguyetmai.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Thuở Xa Xưa Ngô Thị Vân Hồi ức

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)

      Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)

      Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)

      Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)

      Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)