|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
GS. Ngô Thị Vân
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12 thay vì cách gọi như trước đó (Năm, Tư, Ba, ... , Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất). Tôi là “ma mới” trong số những “ma mới” của lớp học này vì cũng có một số bạn khác từ trường ngoài vào. Nhưng các bạn đều rất dễ thương, không phân biệt trường gốc hay trường ngoài. Tất cả hòa đồng với nhau, cùng học, cùng vui, cùng giỡn (rất đúng với câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”) dưới sự “lãnh đạo” của trưởng lớp Đỗ Thị Hậu. Hậu học rất giỏi và tính cũng rất “tếu”. Những lúc thầy cô chưa lên lớp, nàng hay đùa giỡn, nói câu nào là cả lớp cứ cười thỏa thuê!
Tôi vẫn còn nhớ cô Mảnh người miền Nam dạy Toán, thầy Kính người Huế dạy Lý Hóa, ... Và đặc biệt là cô Vân người Huế, dáng nhỏ, rất dịu dàng và dễ thương, dạy môn Anh văn. Trong ngày cuối cùng của niên học, tôi đã nhìn thấy những dòng nước mắt của cô lăn trên má. Về đến nhà, vẫn còn nguyên xúc cảm, tôi ghi lại một mạch bằng thơ.
CÒN MÃI TRONG TIM
Kính tặng Cô Ngô Thị Vân – Giáo Sư Anh Văn
Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt – Gia Định
Với chúng em, đây là niên học cuối
một cuộc thi chấm dứt thuở học trò
chỉ còn lại chút dư âm tiếc nuối
những tháng ngày rất đẹp, rất nên thơ…
Ngày cuối cùng Cô giảng xong bài học
dặn những điều cần thiết lúc đi thi
em đã thấy, ở Cô, dòng lệ ngọc
biết bao tình trong giây phút biệt ly
(Em vẫn biết còn học trò áo trắng
là vẫn còn giữ những nét dễ thương
đời mai sau sẽ có nhiều bóng nắng
tìm đâu ra khoảng mát chốn học đường?)
Và Cô ơi, suốt đời em mãi nhớ
dòng lệ nào tràn ngập những thương yêu
một khoảng trời màu hồng trong tim nhỏ
bục gỗ, bàn thầy, bóng dáng chắt chiu…
1972
Bài thơ vẫn ở với tôi, và tôi vẫn xúc động mỗi lần đọc lại. Có lần khi vào trang nhà trường Lê Văn Duyệt, thấy lời kêu gọi đóng góp bài cho Giai Phẩm, tôi đã định gửi, nhưng không thành. Sau đó, tôi đã post trên trang blog của mình và của bạn bè, mong nhờ sức mạnh của internet, bằng cách nào đó, cô Vân sẽ đọc được bài thơ của học trò làm tặng năm xưa. Và hy vọng đã được nhen lửa. Và ước mơ đã trở thành sự thật. Ngày 18-11-2020, nhân ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam, Quang Võ đã cho post lại trên trang blog của em:
https://tuoihoandmore.blogspot.com/2020/11/con-mai-trong-tim.html
May mắn sao lần này bài thơ được lọt vào mắt xanh của bạn Nhã Đảo (Thuận) và bạn chuyển đến Cô Vân. Cô đã ứa nước mắt khi đọc thơ học trò và nhờ Nhã Đảo tìm ngay địa chỉ của tôi để liên lạc. Cảm ơn Quang Võ và Nhã Đảo nhiều lắm. Các bạn đã giúp cho Cô giáo và học trò “gặp” lại nhau sau gần 50 năm! Tuy chưa thực sự được gặp nhau bằng xương bằng thịt, được ôm (hug) nhau, nhưng tôi vẫn như đang được ở gần Cô, được nghe Cô kể chuyện về đời sống của Cô bây giờ nhờ những links Cô chia sẻ các bài viết. Và đây đã là món quà lớn nhất của tôi trong mùa Lễ Tạ Ơn năm 2020…
Khi đọc những bài Cô gửi, tình cờ thấy Cô nhắc đến tên Hoàng Ngọc Biên, nên tôi hỏi Cô, “Cô ơi, có phải đây là Nhà văn Hoàng Ngọc Biên không?” Thật bất ngờ khi được Cô xác nhận đó là người em họ mà Cô rất thương quý. Quả đất thật tròn! Tôi được hân hạnh quen với anh Hoàng Ngọc Biên vào năm 2017 khi chúng tôi cùng thực hiện cuốn sách “Tuyển tập I - Chân dung Văn học Nghệ thuật & Văn hóa” của Bác sĩ / Nhà văn Ngô Thế Vinh. Anh Vinh đã đặt cho nhóm bốn người cộng tác là “dream team” gồm Ngô Thế Vinh, Hoàng Ngọc Biên, Lê Hân và Nguyệt Mai. Và khi biết anh Biên là bạn với Thầy Lê Hà Quảng Lan, tôi đã xin anh cho gọi là Thầy, nhưng anh không cho và dặn cứ gọi là anh. Tôi cũng chia sẻ với Cô Vân bài thơ “Tiễn anh Hoàng Ngọc Biên” tôi viết năm 2019 khi anh đi xa cũng như tác phẩm cuối đời The Train - a novella and selected writings của anh, do Nhân Ảnh xuất bản năm 2019. Cô ngỏ ý muốn có một cuốn, nên tôi đã nhờ anh Lê Hân in tặng Cô.
Một lần Cô chia sẻ ý muốn gom tất cả bài viết từ trước đến nay để in sách làm kỷ niệm. Cả anh Lê Hân và tôi đều rất vui được Cô tin tưởng giao cho nhiệm vụ này. Do đó, tôi đã có dịp được cùng làm việc với bạn Nguyễn Thị Ngọc Diễm và anh Ngô Khắc Trí. Tôi vẫn còn nhớ Ngọc Diễm, trưởng lớp 12 A4 niên khóa 1971-1972, nước da rất trắng, tóc quăn, xinh xắn và học rất giỏi. Chắc chắn Ngọc Diễm không thể hình dung ra tôi vì nào biết tôi là ai trong số học sinh đến lớp Diễm trong giờ ra chơi ngày ấy, khi thỉnh thoảng tôi ghé thăm Lê Nguyễn Mai Trắng (Lê Thị Bạch Mai) – một bạn văn ở Tuổi Hoa. Sau này, được biết Ngọc Diễm là một văn nghệ sĩ nhưng tên tuổi bạn nổi bật hơn trong lĩnh vực âm nhạc, và cũng là em của nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến và chị của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Nhung. Có lần tôi đã xin anh Trịnh Y Thư email của chị Trọng Tuyến để viết thư nhờ chị chuyển đến Ngọc Diễm, hỏi thăm về tin tức hai người bạn trong lớp 12 B mà chúng tôi đã mất liên lạc từ sau biến cố Tháng Tư Đen... Nay có dịp “gặp” lại Ngọc Diễm trong “project” này. Thật vui. Trước đây, Ngọc Diễm đã giúp cho Cô Vân tập họp phần lớn bài vở trong cuốn sách này, và nay anh Ngô Khắc Trí là em trai của Cô tiếp tục những phần còn dang dở. Anh Trí từ lâu cũng đã âm thầm lưu giữ những bài viết của Cô và giờ đây đánh máy lại toàn bộ văn thơ để thực hiện ước mơ của người chị thân yêu...
Nhân chuyến nghỉ hè ở miền Nam California năm 2022, tôi ngỏ ý nhờ anh Lê Hân chở giúp đến thăm Cô. Anh Hân rất sốt sắng, vui vẻ nhận lời. Hẹn hò email trước với Cô, Cô chọn ngày thứ Năm 7/7/2022. Sốt ruột, mong ngóng, đợi chờ... Rồi ngày đã đến... Niềm vui thật khó tả! Cô giáo và học trò được trùng phùng tái ngộ không phải nơi ngôi trường mang tên vị đại thần của hai triều vua Gia Long và Minh Mạng, cũng là người duy nhất hai lần được đề cử giữ chức Tổng trấn Gia Định Thành, mà ở thành phố Ngàn Cây Sồi (Thousand Oaks), California, Hoa Kỳ sau đúng nửa thế kỷ (1972 – 2022). Cô vẫn như xưa, dáng nhỏ dịu dàng, không chút thay đổi, ngoại trừ những nét thời gian mà không ai có thể tránh khỏi. Lần này, tôi được dịp gặp Cô Vĩnh, là nha sĩ, em của Cô. Thật thương hai Cô thức dậy từ sáng sớm, nấu bữa tiệc hội ngộ rất thịnh soạn đãi chúng tôi. Làm sao có thể quên được buổi này, cảm động lắm hai Cô ơi! Nhân đây, Nguyệt Mai xin cảm ơn anh chị Hân – Châu thật nhiều. Không có anh chị, chắc chắn buổi gặp gỡ này khó có thể thành sự thật.
Thưa Cô rất kính thương, hôm nay cuốn sách đang trên đường hoàn tất... Những kỷ niệm để nhớ để thương của Cô sẽ được lưu giữ và chia sẻ với tất cả những người thương yêu. Một đời Cô hết lòng với gia đình cũng như tận tụy dạy dỗ, lo lắng cho học trò, nên Cô được tất cả mọi người yêu quý. Cuốn sách này được thành hình từ những tình cảm quý mến yêu thương Cô của những người thân trong gia đình và các học trò. Riêng với em, có một câu ngạn ngữ mà em rất thích, “Những Thầy Cô giỏi nhất dạy bằng trái tim, chứ không từ sách vở”. Cô chính là một trong những người Thầy như thế. Để em luôn mang ơn và nhớ đến...
Trần Thị Nguyệt Mai
29.10.2022
(trích từ phần Phụ Lục sách Những kỷ niệm để nhớ để thương *
của Ngô Thị Vân – Nhân Ảnh xuất bản 2023)
* Tất cả tiền sách sẽ được sung vào quỹ của Hội LVD Alumni.
Muốn có sách xin liên lạc với:
Mai Lan Phạm
email: mailanph60@gmail.com
Ấn phí & cước phí tại Hoa Kỳ: $20.00
Check xin để tên: LVD Alumni và gởi về địa chỉ:
Mai Lan Phạm, 11542 Elizabeth Street, Garden Grove, CA 92840
hay zelle to LVD account tại email: mailanph60@gmail.com
- Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |