1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng, Cd Nhạc Nguyễn Thiện Lý (Huỳnh Mai Hoa) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      27-8-2024 | VĂN HỌC

      Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng, Cd Nhạc Nguyễn Thiện Lý

        HUỲNH MAI HOA
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Ngô Minh Hằng

      Trong những năm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại rơi vào tình trạng đen tối nhất thì sự ra đời của Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn đã đem lại một chút hơi ấm cho văn giới địa phương nói riêng và hoạt động tổng quát của Câu Lạc Bộ nói chung ngày càng khởi sắc. Theo nhà thơ Hà Bỉnh Trung, người điều hành con tàu Câu Lạc Bộ Vùng Hoa Thịnh Đốn thì ngoài Nguyệt san Kỹ Nguyên Mới, Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn còn là sợi dây liên lạc thân ái giửa các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ, ca nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia v.v...


      Những buổi ra mắt sách, trình diển văn nghệ chủ đề, triển lãm tranh ảnh v.v... do CLB/VHNT/HTĐ tổ chức đều được tất cả mọi người, trong cũng như ngoài giới, hưởng ứng nồng nhiệt. Do đó mà rất đông đồng hương đã có mặt tại hội trường Đại học Luật khoa George Mason ở số 3401 N. Fairfax Drive thành phố Arlington tiểu bang Virginia vào chiều ngày Chúa nhật 12 tháng 05 năm 2002 vừa qua để tham dự chương trình "Chiều Thơ Nhạc Mùa Xuân Năm 2002" nhằm mục đích giới thiệu các tác phẩm của nử sĩ Ngô Minh Hằng và CD nhạc Mưa Bên Kia Sông của Nguyễn Thiện Lý.


      Không biết có phải vì tên tuổi của Ngô Minh Hằng hay lời nhạc của Nguyễn Thiện Lý mà ngoài những cá nhân thường xuyên quan tâm đến sinh hoạt văn học nghệ thuật trong vùng cũng như các địa phương lân cận, người ta nhận thấy còn có sự hiện diện của rất đông những người liên quan đến chử nghĩa như nhà văn Nguyễn Đức Nam, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, thi sĩ Nghiêu Minh, nhà văn Trương Anh Thụy, họa sĩ Vũ Hối, nhà báo Ngô Vương Toại, nhà thơ Giang Hữu Tuyên, nhà văn Đào Trường Phúc, nhạc sĩ Trần Lãng Minh, nhà thơ Vương Đức Lệ, thi sĩ Phan Khâm, nhà thơ Lê Thị Nhị, thi sĩ Vĩnh Liêm, nhạc sĩ Võ Đình Tuyết, nhà thơ Nguyễn Đức Vinh, thi sĩ Trần Trung Đạo v.v...


      Chương trình được mở đầu bằng lời chào mừng của nhà thơ Hà Bỉnh Trung, Chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn. Kế đến, nhà thơ Mỹ Hạnh, ái nử của cố thi sĩ Đỗ Cẩm Khê, kể lại một vài kỹ niệm đáng nhớ nhất của cô với tác giả Ngô Minh Hằng. Sau đó, nử sĩ Ngô Minh Hằng đã xuất hiện trước một cử tọa đông đảo trong chiếc áo dài màu xanh tươi thắm. Bằng giọng nói ngọt ngào của cô gái Bắc, Ngô Minh Hằng ngỏ lời cám ơn sự hiện diện của những người ngưởng mộ cô, nhất là những người ở nơi xa, phải lái xe đến hàng trăm cây số. Trong thời gian gần đây, thơ Ngô Minh Hằng xuất hiện đều khắp trên hầu hết các tờ báo xuất bản ở hải ngoại cũng như trên các mạng lưới toàn cầu. Sự cuốn hút quần chúng một cách kỳ lạ trong thơ Ngô Minh Hằng đã trở nên một hiện tượng hiếm thấy so với số đông thi sĩ đương thời. Căn cứ vào số lượng tiệu thụ khá cao bởi sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều thành phần đọc giả, thơ Ngô Minh Hằng đã phá tan không khí tĩnh mịch của khu nghĩa trang chứa đựng những thi phẩm được bày bán trong các nhà sách.


      Người đầu tiên được mời lên để giới thiệu tập thơ "Có Những Vùng Trời" của Ngô Minh Hằng là nhà báo Phạm Trần, một cây bút kỳ cựu trong làng báo Việt Nam trước năm 1975 và cũng là người viết những bài bình luận thời cuộc sắc bén hiện tại nơi hải ngoại. Ông cho rằng Ngô Minh Hằng là một trong số rất hiếm hoi những người làm thơ thời sự. Sau khi dẩn chứng một số bài tiêu biểu trải dài qua các biến cố đau thương như 30/4, tranh đấu cho tự do dân chủ, đòi hỏi nhân quyền cũng như những diển tiến chính trị xảy ra thường xuyên như xuống đường, truy điệu, thắp nến v.v..., nhà báo Phạm Trần đã không ngần ngại gọi Ngô Minh Hằng chính là người "Viết báo bằng thơ".


      Người thứ hai giới thiệu tập truyện ngắn "Những Chặng Đời" của Ngô Minh Hằng là luật sư Ngô Tằng Giao. Với sự chuẩn bị chu đáo cộng với lối trình bày mạch lạc rõ ràng, người cựu giáo sư của Viện Đại học Đà Lạt đã mang đến cho cử tọa cái nhìn từ những khía cạnh độc đáo cũng như một số tình tiết éo le trong một số truyện ngắn của tập "Những Chặng Đời".


      Chương trình văn nghệ xen kẻ là phần đọc và ngâm một số bài thơ trích từ tập "Có Những Vùng Trời" của Ngô Minh Hằng với sự phụ diển của giáo sư Kim Oanh, tiếng sáo của Đào Công Minh, tiếng đàn của Quốc Anh. Đặc biệt nhà báo Phạm Bá Vinh cũng đã lên ngâm bài "Ta Về" của Ngô Minh Hằng để tỏ lòng ngưởng mộ tác giả.


      Phần hai của chương trình là tiết mục giới thiệu CD "Mưa Bên Kia Sông" của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Lý. Sau lời giới thiệu ân cần của nhà văn Lê Mộng Hoàng, Hội trưởng Hội Quảng Đà Hoa Thịnh Đốn, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Lý đã lên diển đàn cám ơn sự hiện diện của các bằng hữu và thân hữu mà đa số là các người bạn cùng quân chủng Hải Quân với ông. Được biết đây là một CD nhạc không có những giọng hát của các ca sĩ chuyên nghiệp mà phần lớn lời ca lẫn hòa âm đều do những anh chị em trẻ góp phần thực hiện. Nhà văn Trần Quán Niệm đến từ Philadelphia đã hết lòng khen ngợi những sáng tác của Nguyễn Thiện Lý, người Cựu Sinh Viên Sĩ Quan đàn em của ông. Trong phần bày tỏ tâm tình, nhà văn Trần Quán Niệm tiết lộ bản "Mưa Bên Kia Sông" đã được ca sĩ Lệ Thu trình diển ở Sài Gòn vào khoảng thập niên 1960 và mới đây tại Việt Nam, ca sĩ Thu Phương không biết vô tình hay cố ý cũng đã chọn bản nầy để hát trong các băng video cũng như trong các CD của cô.


      Chương trình văn nghệ phụ diển đã được các ca sĩ đến từ phương xa như Ái Liên, Bích Lâm, Triệu Vinh, Băng Thanh, Võ Đình Tuyết và các ca sĩ địa phương như Bạch Mai, Kiều Nga, Loan Phượng v.v... hợp cùng nhạc sĩ Phạm Tuân trong dàn keyboard đã mang lại cho khán thính giả tham dự nhiều giây phút thoải mái. Chương trình sẽ thành công và hoàn hảo hơn nửa nếu ban tổ chức đừng khai mạc trể cũng như khéo léo sắp xếp thời lượng cho từng tiết mục để có thể cầm chân người tham dự đến giờ phút chót.


      Chương trình "Chiều Thơ Nhạc Mùa Xuân 2002" do Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức nhằm giới thiệu 2 tập thơ truyện của Ngô Minh Hằng và CD nhạc của Nguyễn Thiện Lý chấm dứt lúc 6 giờ chiều cùng ngày.


      (Huỳnh Mai Hoa, tường trình từ Hoa Thịnh Đốn)

      16/05/2002


      Huỳnh Mai Hoa

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng Huỳnh Mai Hoa Tường thuật

    3. Bài viết về nhà thơ Ngô Minh Hằng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngô Minh Hằng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng (Huỳnh Mai Hoa)

      - Thơ Ngô Minh Hằng & Quý Độc giả

         (huunguyenoz.wordpress.com)

      - Thi sĩ Ngô Minh Hằng (Bùi Dương Liêm)

       

      Tác phẩm của Ngô Minh Hằng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Hẹn Anh Một Ngày Tái Ngộ (Ngô Minh Hằng)

      - Thơ Xuân Ngô Minh Hằng

      - Nỗi buồn tháng tư

      - Nỗi Buồn Tháng Tư (Hoàng Oanh diễn ngâm)

      - Hai chữ hy sinh

       

         Bài trên mạng:

      - daihocsuphamsaigon.org - main.saigonecho.org

      - saimonthidan.com - thienlybuutoa.org

      - vuongthuc.wordpress.com - nhayduwdc.org

      - thongominhhang1.blogspot.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)