1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cuộc Gặp Gỡ Đong Đầy Hy Vọng (Thaophuong) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-5-2020 | VĂN HỌC

      Cuộc Gặp Gỡ Đong Đầy Hy Vọng

         THAOPHUONG
      Share File.php Share File
          

       

      Nhận định về tác phẩm The Sympathizer của Viet Thanh Nguyen.
      Ghi dấu tháng 4 đen lần thứ 45.


         Nhà văn Nguyễn Thanh Việt

      Trong những ngày nhàn rỗi cuả tháng 4, vô tình được đọc tác phẩm The Sympathizer (Grove Press New York, 2015) của Viet Thanh Nguyen (sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột), với bản dịch Việt Ngữ của Lê Tùng Châu (23 chương 434 trang), tôi hoàn toàn bị cuốn hút và ngỡ ngàng trước một tiểu thuyết lấy bối cảnh về chiến tranh Viet Nam, nhưng toàn truyện như một bản hòa tấu đủ cung bậc thăng trầm, với nhiều đoạn trường canh vừa có triết tính và thơ mộng, vừa có ý nghĩa sâu sắc và mang tính gợi hướng của thời đại. Chính Viet Thanh Nguyen, một nhà văn người Mỹ gốc Việt đã đánh bại bao nhiêu tác phẩm khác trên đấu trường văn chương và được hội đồng chấm giải Pulitzer vinh danh, trao giải năm 2016…


      Tóm Lược Cốt Truyện


      Nhân vật “Tôi” trưởng thành trong thời đoạn đen tối nghiệt ngã của cuộc chiến Quốc – Cộng, với vai trò là kẻ nằm vùng cho phe Cộng sản, “Tôi” trà trộn vào hàng ngũ của ông Tướng (bên Quốc Gia) với vỏ bọc là một Đại Úy Cảnh Sát Quốc Gia, nhưng cung cấp mọi tin mật thu được và báo cáo về cho cấp trên là “Man” (bên Cộng sản). Câu chuyện xoay quanh 3 nhân vật chính từ thuở ấu thơ và đã cắt máu ăn thề kết nghĩa tình huynh đệ là “Tôi”, “Man” và “Bon”, như đại diện cho 3 kiểu người điển hình của đất nước, mà trong đó “Tôi” người luôn suy nghĩ nhiều chiều, gom góp, thu nhặt nhưng là để nhìn thấu bản ngã của anh để thành nhất thể có chính kiến; “Man” người Cộng sản có tư tưởng và hành động thuấm nhuần chủ nghĩa Marxist, luôn khao khát “giải phóng” miền Nam với hy vọng dựng xây đất nước thành thiên đường Cộng sản; “Bon” người biệt kích của quân đội miền Nam, đau đớn căm phẫn khi quân Cộng sản tàn ác dấy lên chiến tranh nơi quê hương anh, vợ và con anh đã tử nạn trên đường vượt thoát khỏi Sài Gòn vào ngày thất thủ. Tuy đại diện 3 tuýp người khác nhau nhưng có vẻ đều chung phần cố gìn giữ nhân tính thẳm sâu trong lòng, dẫu con tàu định mệnh lịch sử đã dằn nát tàn khốc xác thân, tâm hồn họ. Họ không còn “nhà” nữa, họ phải trốn chạy (“Tôi” và “Bon”).


      Sau đó “Tôi” và “Bon” cùng tị nạn trên đất Mỹ mà khổ sở nhớ thương quê hương, luôn mong chờ sẽ có ngày về. Trong khi “Man” ở lại chứng kiến phút giây chuyển đổi nghiệt ngã của lịch sử. Cả ba đều mang từng nhiệm vụ riêng biệt. “Tôi” vẫn tiếp tục cung cấp thông tin tình báo cho phía Man và Cộng sản về nhất cử nhất động nội tình của ông Tướng và đoàn phục quốc quân (trong đó có Bon) với kế hoạch quay trở về xâm nhập nội địa.


      Chuyến “Tôi” và “Bon” từ căn cứ ở Thái Lan băng rừng xâm nhập Việt Nam thì cả hai bị lọt ổ phục kích (do “Tôi” mật báo) và bị bắt. Sau đó, “Tôi” và “Bon” bị đưa vào trại tù cải tạo. Tại đây “Man” là Chính trị viên – trại trưởng trại cải tạo này, có quyền sinh sát mọi tù nhân.


      Viet Thanh Nguyen đã tạo nút thắt đỉnh điểm cao trào đầy xung đột kịch liệt cho câu chuyện đến đây là 21 chương. Cả “Man” và “Tôi” đều nhận ra rằng họ đã bị nhầm khi dấn thân, hy sinh tuổi trẻ mình cho “cách mạng”: Lý tưởng Cộng sản chỉ là chiếc bánh vẽ dối trá, miền Bắc Cộng sản sau khi thôn tính miền Nam quốc gia, đã không hề giải phóng cho ai cả mà còn dùng bạo lực tước đoạt tự do của toàn thể dân chúng. Thế là Man và “Tôi” cùng phối hợp diễn vài màn kịch tính do “Man” dựng ra để cứu sống “Bon” và “Tôi” ra khỏi trại tù cải tạo và đưa cả hai vượt biên bằng thuyền chạy thoát khỏi đất nước. Tại đây, Tác giả đã xây dựng thành công một lối mở cho nút thắt của câu chuyện.


      Thế nhưng, thật ngang trái ở chỗ ngay từ đầu cả đến cuối truyện, “Bon” là người không hề biết sự thật về “Man” là Cộng sản, về “Tôi” là Việt cộng nằm vùng, cũng như không hề biết mối quan hệ đồng chí giữa “Tôi” và “Man”. Thậm chí khi bị vào trại cải tạo “Bon” vẫn không biết Man là chính trị viên – trại trưởng trại tù cải tạo đó. Chớ phải chi “Bon” biết chân tướng nằm vùng của hai người anh em kết nghĩa của mình, anh ấy sẽ giết họ ngay lập tức chăng vì lập trường bất biến của Bon là không chấp nhận Cộng sản?


      Rồi đây, Số phận “Man” như thế nào không ai biết.


      Xin mời quý độc giả đọc tác phẩm sẽ rõ.


      Tác Phẩm Trong Mắt Tôi



      Tuyệt tác thâm thúy The Sympathizer của tác giả Viet Thanh Nguyen (qua bản dịch Việt ngữ của Lê Tùng Châu) mở đường cho độc giả hiểu những kiến thức Sử nội chiến Quốc Cộng 20 năm, chính trị, văn hóa và kiến thức Đông – Tây, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, triết học, giáo dục, cách mạng tình dục (ở Mỹ và phương Tây)…


      Nhưng cốt lõi hơn cả đây là bản cáo trạng trần trụi khiến người đọc suy tư vì đâu chiến tranh Viet Nam tang thương, quê hương điêu linh? Phải chăng các bên cường quốc thế giới nhảy vào đất nước chúng ta vì tranh dành một miếng mồi béo bở. Phải chăng họ dành quyền đại diện thay tiếng nói của dân ta mà cuộc chiến ấy do Quốc tế Cộng sản và Tư bản gây nên. Phải chăng Miền Bắc “giải phóng” miền Nam chỉ vì ý thức hệ và tham vọng quyền lực. Phải chăng những kẻ rêu rao danh nghĩa cách mạng đấu tranh giành độc lập tự do lại tước đoạt tự do của người khác?


      Bởi đâu mà những giá trị văn hóa, giáo dục, đạo đức, nhân bản bị suy đồi, đạp đổ tàn nhẫn ngay tại thiên đường XHCN mục ruỗng ngày hôm nay. Biết bao mạng người đã ngã xuống trong quá khứ lẫn tiếp diễn đến hiện tại cách vô nghĩa để đổi lại một xã hội đói nghèo, tối tăm, tha hóa, không tương lai. Những thuyền nhân cố tìm đường chạy trốn Cộng sản từ ngày “hòa bình” đến trên quê hương? chiến tranh Việt Nam ta đâu đã kết thúc?


      Viet Thanh Nguyen đã dùng thuật sáng tác độc đáo vô cùng mà chỉ khi đọc trọn tác phẩm, người ta mới nhận ra toàn bộ tiểu thuyết chỉ là một bảng thú nhận / một bản kiểm điểm cay đắng của nhân vật “Tôi” – gián điệp hai mang – được viết trong xà lim biệt giam những năm tháng chịu sự tra tấn tàn bạo của chính các đồng chí Việt cộng. Mà rồi chính bảng thú nhận đó chẳng phải là một bằng chứng hữu hình, hữu hiệu hòng nỗ lực lên tiếng vạch trần những mưu đồ đen tối, biến chất, vô nhân tính của chế độ cộng sản đó sao?


      Bên cạnh kiến thức uyên thâm, thuật sáng tác tài tình, cũng phải kể đến cách dụng văn và ý của Viet Thanh Nguyen. Có lúc ông dùng thủ pháp Ẩn – Hiện, Hư – Thực, dương Đông kích Tây, chỉ Tang mạ Hòe, Ý tại Ngôn ngoại, đồ đi đố lại, châm biếm, trào phúng, tự trào, ẩn dụ, phân thân, ngụy trang, đánh lạc hướng – bắt người đọc phải suy nghĩ để nhận ra (Ví dụ chương 22, đoạn đối đáp của nhân vật Tôi với 3 nhân vật Cộng sản về cái chết người cha Linh Mục của “Tôi” – với một viên đạn vào đầu???), Thuận – Nghịch thời gian, biến chuyển không gian – thủ pháp dựng phim điện ảnh này chuyển cảnh liên tục… Tất cả được kết hợp thuần thục, khéo léo để trình bày cái nhìn cũng như kết án và tố cáo, một cách bậc thầy khi viết văn.


      Việc xây dựng nhân vật “Tôi” có hai tâm trí trong cùng một xác thân với diễn biến tâm lí và quá trình hoạt động hoàn toàn chặt chẽ. Viet Thanh Nguyen luôn để nhân vật của mình nhìn nhận và có chính kiến, bày tỏ cái hay – dở, đồng tình hay phản đối, thuận tiện hay bất lợi trên mọi bình diện của cuộc đời “Tôi” từ văn hóa, sinh hoạt hai miền Nam – Bắc (và cả những dị biệt 2 nền văn hóa Đông – Tây), giáo dục, quan điểm chính trị, ứng xử, nhưng phải kể đến ở “Tôi” là sự tổng hòa thấu hiểu nguyên do và nỗi đau chiến tranh Viet Nam với hai mặt của vấn đề xuyên suốt mạch truyện cách công tâm, đặc biệt phải kể đến thủ pháp phân thân trong đoạn tra khảo (chương 22) – từ nhân vật “Tôi” thành Chúng Tôi rõ nhất ở đoạn cuối (chương 23), rồi đến Chúng Tôi hòa vào Chúng Ta.

       

      Rõ ràng, đây là nhân vật chính diện luôn trong trạng thái tỉnh thức, trăn trở, suy tư và mang bao gởi gắm quan điểm, tâm tình, khai mở và hi vọng của Viet Thanh Nguyen đến với bạn đọc, rằng hãy luôn suy biết hai mặt nhị nguyên của chiến tranh Việt Nam, đừng chỉ ấu trĩ nhìn về một chiều, đừng để bị nhồi sọ bởi bánh vẽ ảo tưởng tốt lành Độc Lập, Tự Do, cái mà đã không bao giờ có ở thực trên đất nước chúng ta kể từ ngày “cách mạng ” thành công, đừng để họ áp đặt, đại diện thay chúng ta bằng tiếng nói rỗng tuếch, dối trá của họ, đừng để họ cầm tù ý nghĩ của chúng ta. Đừng để họ ru ta bằng khẩu hiệu vô nghĩa. chính chúng ta phải cất lời đại diện cho vận mệnh của nước Việt mình, nếu không, chúng ta đang chết, sẽ chết đến mất dạng, chết mịt mùng, và đáng sợ hơn hết là chết trong chính việc đang sống từng ngày (và thực tế, chúng ta đã không có được tiếng nói đại diện nào cho mình. Dân tộc ta, miền Nam cũng như Bắc đâu ai chọn cái chết vô nghĩa vô ích, thế nhưng kẻ nào đã chọn cho chúng ta thế này?).


      Điều gì làm ông Viet Thanh Nguyen khắc khoải đến nỗi từ một người Việt tị nạn khi mới lên bốn rồi trưởng thành ở xứ người với nhiều nét giống người Mỹ hơn người Việt, nhưng vẫn luôn đau đáu, xót xa lội ngược về cội nguồn nơi mà tâm khảm ông gắn mình liền thân với quê nhà, với hồn thiêng quốc túy, với kho tàng tiếng Mẹ. Một nhân sĩ có chí lớn công tâm, yêu quê hương tha thiết, cố đào bới kho lịch sử để đặt bút viết nên tác phẩm đầy thao thức, gợi hướng, hằng mong mỏi bạn đọc nhận ra, mà cất lên lời cho những đồng bào đang chịu ách tà ngụy, bất công trong xã hội băng hoại này và phục dựng những điều đẹp xưa cũ từng hiện diện nay đã mất đi.


      Phải nói thêm rằng việc xây dựng 3 nhân vật chính: “Tôi”, ” Man”, “Bon” như thể biểu trưng cho 3 chí nguyện, 3 khuynh hướng, 3 lập trường cho một hoàn cảnh éo le ngang trái có thực trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng tương tàn đã được tác giả khéo léo khái quát tài tình. 3 Biểu tượng cho cuộc chiến Quốc – Cộng oan khốc đó là Miền Nam không bao giờ chấp nhận sống chung với Cộng sản, trong khi đó Miền Bắc đòi đánh chiếm miền Nam bằng mọi giá rồi biến miền Nam chìm trong máu và lửa, còn những người như “Tôi” – một phe thân với cả hai bên – đại diện cho cái rốn tâm thức của người dân Việt Nam từ hai phía, luôn muốn dung hòa. Đó là thân phận đau đớn của đất nước chúng ta, tình trạng của “Tôi” – nhân vật Đại Úy – có đầy trong các gia đình Việt Nam. Mà đó có phải chính hình ảnh người Quốc Gia đã vô cùng ngây thơ, hiền lành, thậm chí không biết mình bị lợi dụng trong cách chơi với bạn bè với anh em? bị phản bội bởi những người không đáng gọi là bạn, không phải tình bạn, tình anh em trong ánh sáng nhưng chỉ là mối quan hệ ảo ảnh, đục khoét, lén lút, nằm vùng đầy toan tính trong bóng đêm? Tại sao họ có thể là bạn hữu khi họ lừa dối, mưu mô, che giấu, chui rúc, gian xảo với chính anh em một nhà? Ngược lại, bên nào đã vinh danh “lí tưởng cao đẹp” mà đi giết đồng bào ruột thịt mình không gớm tay bằng toan tính tàn ác? Tác giả thấu rõ sự thật ngang trái đau lòng này hơn ai hết và đã khái quát bối cảnh chiến tranh Nam – Bắc qua việc xây dựng ba nhân vật điển hình, đầy dụng ý như vậy.


      Cái tài tình, duyên dáng mà thâm sâu ở ông còn biểu lộ qua chất thơ lung linh, kì diệu từ những hình ảnh biểu trưng thân quen của quê hương như: bác xích lô già, áo dài nữ sinh đoan chính, những hộp đêm văn nghệ thơ mộng ở Sài Gòn, cà phê, Cognac, hình ảnh những trận bóng chân trần, tiếng bồ đập lúa mùa gặt, tiếng chó sủa, tiễng mõ, vòng tay ôm của mẹ, phong bì lì xì mê hoặc vui sướng, nhạc vàng trữ tình, hương vị món phở quê nhà đượm đầy tình cảm của người mẹ nấu cho con, tình yêu đôi lứa nồng nàn, tình nghĩa vợ chồng, diễn trình hình thành bào thai – kết tinh của sự sống thiêng liêng, sự huân dưỡng con trẻ, hay ơn Cúc dục Cù lao, … hay đến ảnh hình oan nghiệt, ngang trái như: màu đỏ máu của “cách mạng”, cái tay búa liềm, bàn chân chui rúc, cái mặt không còn mặt, tiếng hét rú, tiếng cười man rợ, nỗi đau, thời gian không còn chạy thẳng tưng, những khuôn gạch đúc từ phân người để làm nên tòa nhà “cách mạng” đầy ẩn dụ mỉa mai miệt thị … cho đến những câu văn đầy triết tính về sự sống, cái chết, khổ đau, tự do và giá trị nhân bản.

       

      Xuyên suốt truyện, không nơi nào mà tác giả thôi nhắc đến tình yêu và sự tri ân của người con trai – nhân vật “Tôi” – với công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao trọng mà không sao đong đếm cho tận, vượt thắng cả không gian và thời gian mãi mãi. Ngoài tình cảm sâu nặng với người mẹ huyết thống máu mủ ấy, phải chăng tác giả còn hàm nghĩa rằng, ông cũng như tất cả chúng ta, mọi con dân Việt, chớ quên ơn Đất Mẹ, phải chi là Người Mẹ hoa gấm của bao thế hệ, vẫn luôn trường tồn trong tâm thức mỗi người? Tất cả được đính kết đầy dụng ý mà càng ngày chỉ càng thắt chặt thêm tính thống nhất vững chắc giá trị của tác phẩm The Sympathizer mà chỉ đôi dòng ngắn ngủi ở đây không thể nào kể hết được.


      “Tiếng nước tôi, Tiếng Mẹ sinh từ lúc nằm nôi, Thoát ngàn năm thành tiếng lòng tôi …”

      “…Tiếng nước tôi, Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mênh nước nổi trôi …” [Phạm Duy – Tình Ca]


      Có một chút tư lự là phải chăng người ta thường hay tiếp nhận những áng văn, bản dịch, hay tiếng Mẹ trong đời sống với thói quen đọc những câu chữ ăn liền, dễ ăn, dễ hiểu, cạn nghĩa, tối nghĩa, sai nghĩa, như thể tiếp cận một bản tin bọt bèo nhanh lẹ rồi chóng quên. Phải chăng người ta chỉ quan tâm phần ngọn chứ ít ai thấy áng văn đẹp lưu luyến mãi không rời, có đào sâu hồn để văn chữ dạy mình thành người, có sống với văn chương chữ nghĩa đó chăng? có khi họ biến tiếng Mẹ méo mó, lệch lạc lẫn lưu dùng cái sai lệch mà không biết nghĩ tới cho các thế hệ trẻ sau này.


      Chính đó, tôi biết ơn Viet Thanh Nguyen với tác phẩm văn chương tâm huyết, tôi cũng xin tri ân dịch giả Le Tung Chau môt người thông tuệ đã chuyển ngữ nguyên tác sang Việt ngữ bằng tất cả sự chân thật, trung thành và tôn trọng nguyên tác của anh và bỏ công chú thích hơn 150 điểm giúp bạn đọc dễ dàng hiểu những kiến thức phổ thông, văn hóa, lịch sử được đề cập trong tác phẩm. Giá trị Việt văn giàu có Tiếng Mẹ đẻ cách trau chuốt, trân trọng, nâng niu, góp phần làm độc giả tri nhận tri thức cách dễ dàng, đúng đắn và sâu lắng, và từ tri nhận tri thức qua văn chương tinh túy đắt giá nơi bản dịch Việt ngữ, người ta huân dưỡng, làm giàu tâm hồn tròn trịa nhân cách, nhân bản cuả mình để biết sống cho đời, điều mà có lẽ hiếm dịch giả nào đã làm đúng trách nhiệm giữ gìn sự giàu có của kho tàng trí tuệ văn chương trong tình cảnh nước nhà mục nát trên mọi cơ sở, đặc biệt lĩnh vực văn chương, nghệ thuật hay báo chí như hiện nay.


      Lời Kết


      Suy cho cùng, khi ta gấp sách lại, The Sympathizer của Viet Thanh Nguyen đọng lại điều gì? Ngoài lên tiếng tố cáo tội ác của Cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, Giá trị lớn vươn tầm thế giới đoạt giải Pulitzer này chẳng phải đầy triết tính về mặt nhân bản sao? Là rằng để sống đúng là một con người hoàn chỉnh (không phải con vật, một chiều, một hướng) chẳng phải ta nên đặt mình vào cương vị của người khác mà nhìn nhận, suy xét để hành xử, đối đãi với nhau, với cộng đồng, với thế giới đại đồng cho đúng sao? Nếu không như thế, bao giờ con người là mới thành người?..


      Tháng ngày này, tháng ngày trân quý và hy vọng ở những cuộc gặp gỡ tri thức, suy biết, văn chương, con người và sự biến đổi…


      30.4.2020

      Thaophuong

      sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cuộc Gặp Gỡ Đong Đầy Hy Vọng Thaophuong Điểm sách

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thanh Việt (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thanh Việt

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cuộc Gặp Gỡ Đong Đầy Hy Vọng (Thaophuong)

      Ba Nhà Văn Mỹ Gốc Việt (Huy Nguyễn)

      Nhà văn Nguyễn Thanh Việt lo ngại bản dịch 'The Sympathizer' bị kiểm duyệt  (An Tôn/VOA)

      Trạng thái bất toàn: đọc cuốn “the refugees” của nguyễn thanh việt  (Joyce Carol Oates / Chuyển ngữ: Nguyễn Ước)

      Chuyện tình báo trong The Sympathizer  (Bùi Văn Phú)

      'Con đường khổ luyện dẫn tới thành công'  (Nguyễn Phan Quế Mai)

      Những câu chuyện không chỉ dành cho người Việt  (Nguyễn Phan Quế Mai)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thanh Việt

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Tiền Bối Của John Kelly Cũng Không Thể Hội Nhập

      -Những Người Đàn Bà Mắt Đen

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)