|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Hạo Nhiên
Nguyễn Tấn Ích
Nguyễn Tấn Ích sinh quán tại Quảng Ngãi, cũng có bút hiệu là Mai Đàn và Nguyễn Tích Ấn, là sĩ quan Chiến tranh Chính Trị trước 75. Ông đã cho xuất bản Thi phẩm Từ Đó Em Yêu và Tuyển Tập truyện ngắn Lưu Dấu Ngày Xưa.
Thơ Nguyễn Tấn Ích chan hòa tình tự quê hương, từ hình bóng người xưa lúc tình mới chớm, đến hình ảnh quê hương dấu yêu với ruộng đồng lúa thơm, với lời mẹ ru ngọt lịm.
Trước hết, xin theo bước tác giả, trở về với mối tình chân chất thơ mộng, khi chàng còn trẻ, gặp nàng ở tuổi thanh xuân trên nhịp cầu giao duyên, rồi trộm yêu thầm nhớ:
Qua cầu êm ả dòng trôi
Mà dưng ta lại bồi hồi gặp em
Nỗi gì choáng ngợp con tim
Nửa ngây men rượu say mềm mắt nai
Nửa bâng khuâng dáng trang đài
Vai nghiêng tóc đổ chia hai bóng chiều
Phải chăng sóng động mùa yêu
Theo con nước lớn dập dìu si mê
Gặp nàng, thầm yêu nàng, nhưng vì vận nước, anh phải khoác áo lên đường chinh chiến, đến khi trở về thì em đã sang ngang, tình yêu thầm kín thành tình xa lạc nẻo:
Từ em lên võng lọng đưa
Từ anh theo cánh quân thua trận về
Lối tình lạc nẻo sơn-khê
Dấu môi rạng vỡ lời thề Liêu-trai!
Heo may tóc rối thở dài
Mắt gom quầng đọng sương mai ngậm-ngùi
Mất nhau rồi thì chỉ còn lại con tim tím bầm? Người chiến sĩ trở về tê cóng, chỉ biết tìm dáng em xưa trong mộng mị:
Ta trong cơn lốc miệt-mài
Cuồng xoay thế kỷ lưu đày mù tăm
Mây chia nát mảnh trăng rằm
Chiêm-bao một thuở ướt đầm bụi trăng
Con tim tê cóng chỗ nằm
Nghìn con dao nhọn đằm đằm cơn mê!
Tìm em trong mộng mị rồi tự trách mình nhút nhát không dám tỏ tình, bỏ lỡ cơ hội như thể chàng và nàng của Nụ Tầm Xuân “Sao anh không hỏi những ngày còn không”:
Nếu không là mối tình đầu
Đã đem trút cả gánh sầu bến sông
Ngày em rời bến theo chồng
Hồn tôi cặp mạn thuyền rồng – nước trôi
Phải chi ngày ấy ngỏ lời!!!
Mất em rồi, thôi thì đành tìm dáng em soi bóng trên ruộng đồng lúa mát quê hương:
Em đi lúa chửa làm đòng
Vừa xanh con gái cánh đồng gió đưa
Chân em in dấu đường bừa
Thành ao tuổi nhỏ trận mưa năm nào
Hồn tôi mở đợt sóng xao,
Mong manh từng nhánh mạ vào tình em
Từ dáng em trên ruộng đồng, nhà thơ đã trải rộng tình quê lên toàn cõi non sông gấm vóc, với màu xanh cỏ cây hòa với màu vàng da thịt con cháu Rồng Tiên:
Tôi là người Việt Nam
Lớn lên với tình yêu tổ quốc
Lớn lên giữa màu xanh đất nước
Màu da vàng của dân tộc Việt Nam
Màu xanh của đất, màu vàng của người pha trộn thành màu của yêu thương, của sức sống chan hòa và của ý chí kiêu hùng, quyết xả thân bảo vệ Tổ Quốc:
Màu yêu thương trong sáng huy hoàng
Màu no ấm cánh đồng vàng lúa chín
Máu chảy trong tim một đời thầm kín
Máu chan hòa khắp sớ thịt làn da…
Như dòng sông quê hương mang đất phù sa
Bồi đắp mãi sức sống tràn cho đất
Bao triệu đứng lên, bao người đã mất
Bảo vệ biển trời đất tổ Hùng Vương!
Với máu nóng trong tim, tác giả đã mơ hồ nghe tiếng ru hời của mẹ, môi khẻ nhấp dòng sữa ngọt thơm:
Diệu kỳ thay tiếng ru hời của Mẹ
Tự thuở nào còn ấm mãi vành nôi
Tự thuở nào vẫn dào dạt trong tôi
Dòng sữa Mẹ dưỡng nuôi lòng bất khuất!
Tất cả nay đã cách xa nghìn trùng, nhà thơ chỉ còn biết tìm lại bóng dáng quê hương trong tâm tưởng:
Ta ước được cùng với nắng mai
Xóa tan bóng tối đọng u hoài
Chứa chan tình ấm trời lưu lạc
Cho sắc hương xưa nở cuối ngày
Bước chân lưu lạc chan chứa nhiều nỗi buồn, nhưng nỗi buồn da diết nhất là nỗi buồn Tháng Tư, bởi lẽ tháng Tư là Tháng Tư Đen, là vết hằn nhục sử không thể xóa mờ:
Tháng Tư nắng đổ vàng rưng mắt
Loáng ánh trăng liềm thấm lạnh môi
Nghe ấm đất người lòng quặn thắt
Hồn quê rạn vỡ mảnh trời đôi!
Mỗi lần tháng Tư về là mỗi lần dân Việt tưởng nhớ quê nhà với bao oan khiên bất hạnh. Dân chúng thì khao khát tự do tình người. Trẻ thơ thì khao khát sữa mẹ:
Đất Mẹ mùa này trời khô hạn
Nứt nẻ tình người khát tự do
Cây cỏ rụi mầm, chim bỏ cội
Con rời vú Mẹ chửa lần no
Đáng nhớ nhất là hình ảnh người tù đau đớn trong gông cùm cộng sản, nhưng con tim vẫn trong sáng, ý chí vẫn hiên ngang nhìn trời cao xanh mà cười ngạo nghễ:
Tù điên quên cả trời ly hận
Xé áo tung hô chạy băng đồng
Chân ngủ trong cùm, hồn ớn lạnh
Nhổ nghìn tóc rối hỏi cao xanh
Máu rựng da đầu. Tim đá tạc
Cười trên vành mắt hố quầng sâu
Nghêu ngao bài hát hồn ngơ ngác
Nửa chén lưng cơm cũng nhiệm màu!
Nhớ quê rồi chợt nhớ mình mang thân phận lưu vong. Từ quê hương tạm dung, lòng dân Việt vẫn mang nỗi sầu viễn xứ, tưởng nhớ quê hương mà hồn như dao cắt:
Đêm đông đắp nửa phần chăn lạnh
Nửa phía quê nhà, nửa quạnh xa
Em vẫn chờ người bên nửa mảnh.
Chăn mòn. Sao mãi lạnh tình ta!?
Từ mối hận lưu vong, dân Việt đang chờ một ngày về vinh quang, gặp lại bạn bè cùng nâng chén rượu mừng giữa quê hương đổi mới:
Bao triệu con tim thao thức chờ mong
Ngày đoàn tụ triệu tâm hồn khấp khởi
Tao sẽ về với mầy trong ngày mới
Trải chiếc poncho cúng chén rượu mừng
Nhớ thuở nào vùng máu lửa, dửng dưng...
Cả bọn vây quanh bình đông rượu trắng.
Đến đây, hẳn không ai trong chúng ta không đồng cảm với Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, ngậm ngùi tưởng nhớ quê hương, đặc biệt trong mùa Quốc Hận, để cùng tác giả ao ước một ngày về không xa, “nửa phía quê nhà” và “nửa quạnh xa” sẽ hội tụ, không ai còn phải chăn đơn gối lạnh. Đó là ngày hội ngộ của dân tộc, ngày đất nước vắng bóng thù trong giặc ngoài./.
- Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích- Tình Quê Lai Láng Ngô Quốc Sĩ Nhận định
• Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích- Tình Quê Lai Láng (Ngô Quốc Sĩ)
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích- Hương Bồ Kết (Hoàng Lan Chi)
Chuyện Quê Hương, “Hương Bồ Kết”
(Việt Hải)
• Hương Bồ Kết (Nguyễn Tấn Ích)
Bài trên mạng:
- sangtao.org - saigonecho.com
- vietbao.com - saimonthidan.com
- vnthuquan.net - nghiathuc.com
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |