1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-3-2021 | VĂN HỌC

      Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Nguyễn Thị Hàm Anh

      Trong giai đoạn thời gian qua, lúc tôi chưa lần diện kiến cùng nhà văn Nguyễn Thị Hàm Anh, thì không phải là tôi chưa hề nghe và đọc tác phẩm của Cô. Hàm Anh đa dạng trên lối viết tạp ký, mà hình như trong ngồn ngộn những sáng tác Cô ghi chép nhanh như tia chớp, ghi lại kỹ vãng như những khúc phim trôi nổi tận cùng trong trí nhớ.


      Hàm Anh có lối viết ghi chép khúc chiết những sự kiện đã định hướng, như đang cầm chiếc gương soi tỉ mỉ trên từng vấn đề. Sự hiểu biết có nét thông thái, đó là điều cần thiết trong phương cách viết tạp ký, Nguyễn Thị Hàm Anh có sẵn cho mình khu vườn sáng tác đa dạng, với một kiến thức quảng bác. Từ những bài viết nghiêng nặng tính nghiên cứu hình thái nhân gian, trình bày những tư hướng văn sử, hay những ký sự bất chợt với văn nghệ sĩ... càng chứng tỏ thuyết phục sự uyên bác trong ứng xử, bộc phá khúc chiết trong hành trình ghi nhận. Hàm Anh có một văn phong bình dị, và chính quan điểm sáng tác riêng biệt, nên nhiều lúc văn thể bút ký của Cô đậm đà sắc thái như những tác phẩm truyện ngắn.


      Đến nay, tay viết Hàm Anh chất đầy nhiều tác phẩm phong phú. Những bất chợt trên quãng đường văn chương với những người làm văn nghệ, quả thật là dịp bắt lại hình bóng, kỷ niệm và cung cách sống những người của một thời đã qua. Vì vậy, những di ảnh còn rơi rớt trong quá khứ, Hàm Anh khơi dựng lại bài viết về nhiều khuôn mặt kỳ vĩ một thời. Phải chăng đó là những vàng son còn sót lại, nên cô đọng trầm hương cho thế gian? Nghiêm chỉnh trong sáng tác, hào nhoáng bên lối sáng tạo, và thừa hưởng cả kho vốn liếng tri thức và tin cẩn của người đi trước, cũng là phương tiện tối ưu giúp nhà văn Nguyễn Thị Hàm Anh lưu loát trong cách viết.


      Đến nay, Hàm Anh có cả bề dầy về tác phẩm, phần đông được đăng tải trên những tạp chí và trên mạng, giới thiệu được những điều cần thiết đáng nói, đáng lưu lại. Sức sáng tạo của nhà văn chan hòa trong sức sống cật lực với văn chương. Ngoài đa số những tạp ký viết trên những bước đường gặp gỡ, trước những đối tượng văn nghệ được Hàm Anh ghi nhận thật súc tích, dĩ vãng một thời trong tâm thức quan hoài một thuở. Hương khói của thời dư âm Nho đạo vẫn quấn quanh trên nét bút vả văn phong của Hàm Anh, có lẻ thừa hưởng sự thanh bạch “ngự sử văn đàn” nên sự thừa truyền như cung thỉnh y bát vậy.

       

      Thời gian sau này, thỉnh thoảng tôi cũng mày mò tìm đọc những bài viết của Sài Gòn Cô Nương, sau bài Cô viết về Trần Tuấn Kiệt (Đêm Xuống Nơi Ngã Tư), những cái uất nghẹn chua chát hình như còn lãng vãng quanh đâu đây. Hàm Anh thành công tuyệt diệu trong một lối viết trộn lẫn giữa tản văn, ký và truyện ngắn, nên không khô khan như ký, ngắn gọn như tản văn, mà tình tiết như văn xuôi. Đi sâu vào những tác phẩm đăng rải rác trên weblogs, bất chợt nhìn ra một sức sáng tạo ngồn ngộn trong lối viết của nhà văn. Ngoài những tản mạn viết trên đường quá quan trong tâm cảnh văn nghệ với những tiền bối, Hàm Anh còn nghiên cứu nhiều trên phong tục tập quán, cổ sử, địa phương chí... Hôm tôi mở trang vuontaongovhnt, bài viết về thần Cao Lỗ giúp tôi hiểu thêm vài chi tiết hay độc đáo. Hoặc những bài ký Nguyễn Thị Hàm Anh giới thiệu trong tập V /TGTPNĐHQT đã thấy sự đa dạng trong phong thái sáng tác. Ngày Về Chắc (Cà) Đạo, Đóa Hồng Cho Bố, Cúc Quỳ Ở Đâu, Mùa Hạ Về Phương Bối, Tranh Thái Tuấn... là những bài viết chọn trong 15 tạp ký, biểu tượng sự phong phú trong sáng tác, hướng đa diện cho người, cho đất và cho nghệ thuật.


      Cung cách mày mò trong hướng đi viết lách của Nguyễn Thị Hàm Anh, hình như thật đa dạng. Nhà văn phóng bút trong mọi lãnh vực, tinh hoa không hàm chứa cho riêng một phương hướng nào. Hàm Anh viết dễ dàng bên mọi ngõ sống, chính vậy bài viết của Cô khi xấp xếp thành tác phẩm để xuất bản, chắc chắn phải chia thành nhiều chủ đề riêng. Hiện tại, Hàm Anh cũng đã có sự minh định như vậy trong các tác phẩm đã xuất bản. Ngoài bộ Việt Nam Thi Ca Hiện Đại (viết với Trần Tuấn Kiệt), nhà văn Hàm Anh cũng có mặt 3 tác phẩm trong 3 thể loại khác nhau Cõi Trú (truyện ngắn), Một Chốn Quê Nhà (tản văn) và Cào Cào Lên Phố (phóng sự)... Cái lợi trong cách viết đa dạng của Hàm Anh là như vậy, phương cách sáng tác lập dựng cho riêng một sắc thái Hàm Anh.


      Đi vào những bài viết tạp ký hay những bài nghiên cứu của tác giả, cái khô khan của ngôn ngữ không thể hiện sâu rộng trong tác phẩm. Mọi thứ như được lồng trong một phương cách dàn trải câu chuyện trong một khung cảnh bình dị, nên nhẹ nhàng và có khi cảm xúc chan đầy trong bài viết. Ví dụ, bài viết Đêm Xuống Nơi Ngã Tư, bày tỏ trực diện với hình bóng lặng thầm trong cuộc sống của nhà thơ Trần Tuấn Kiệt. Từ những đêm dài bên ngã tư Hàng Xanh, với những người thức cùng đêm sâu, bên quán cóc trầm tư cùng đèn đường và trăng sao. Diễn biến cuộc sống lặng lẽ thăng trầm, hòa lẫn vào giữa cuộc sống nhân sinh chao đảo. Nét nhìn như vậy của Hàm Anh quả thật đưa quan điểm ghi nhập đầy tâm cảm của người cầm viết. Bài viết chồng chất bao nhiêu hình ảnh nhân bản giữa tình người, sự thế và cảnh đời. Trải dài trong hơn 2500 chữ, hình ảnh hoàng hôn của một văn nhân thi sĩ một thời lừng lẫy trên văn sử Việt, được gói ghém tổng quan trong cuộc đời tài hoa cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật... giờ ngồi đây gõ tay lên bàn giọng khàn khan trút vào một thoáng xa xăm mà ngâm nga quán vắng dưới đèn đỏ quạnh quẽ lấp ánh trăng non. Ký mà thanh thoát hình ảnh như thơ của Hàm Anh trong những đoạn trên, quả thật rung cảm được lòng người. Cái khô ráp của không khí văn ký sự được bảo hòa bằng lối viết cực kỳ thông minh và sáng hóa.


      Trên nhiều weblogs có giá trị, bài viết của Nguyễn Thị Hàm Anh phục hưng được một lối viết tân văn cực kỳ thành công. Những chi tiết dầy đặc trong mỗi tác phẩm quả thật là sự thận trọng và cái tâm người cầm viết. Phương cách trách nhiệm trong tác phẩm, đánh giá sự thận trọng bảo tàng tâm ý trí của nghệ sĩ chân chính. Hôm nhà văn Minh Nguyễn ra mắt tập văn ký Lên Mù Sương Xuống Mù Sương, tác phẩm chỉ dầy khoảng hơn 170 trang, là một phần trong bốn phần của cuộc hành hương đất nước: mảng trung du phía Bắc, mảng thắm thiết Tây Nguyên, mảng biển Việt hải đảo, và mảng sông nước đồng bằng phía Nam. Nhưng chỉ một mảng trong tập văn ký Lên Mù Sương Xuống Mù Sương, mà nhà văn Minh Nguyễn đã kỳ công gần 10 năm du hành, tài chánh và cặm cụi hoàn thành... Kết quả, tác phẩm chi tiết giá trị này nói lên được tài hoa và tâm trí người viết. Hàm Anh cũng chịu thương khó trong cách sáng tác như vậy, ghi nhận tất cả những hình bóng, những sự kiện trôi qua... mà lưu trữ như những tài liệu bất biến.


      Thừa hưởng tinh quang văn khúc của phụ thân, nhưng Hàm Anh biết sử dụng tài hoa của riêng mình hướng đi tự lập khúc chiết, với một quan điểm sáng hóa trong các tác phẩm. Vì vậy, tài hoa của nhà văn Nguyễn Thị Hàm Anh là một dấu vàng son góp phần rực rỡ trong ngôi nhà văn sử Việt hiện nay vậy.


      Thư trang Quang Hạnh

      Mưa đầu mùa, 2013

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi V
      Nxb Thanh Niên, 2013

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Hàm Anh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Hàm Anh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh (Ngô Nguyên Nghiễm)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thị Hàm Anh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nhà văn Dương Hà và Bên Dòng Sông Trẹm

      - Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên

      - Hạc Khóc Ngang Trời: Hoài Niệm Nhà Thơ Trần Tuấn Kiệt

      - Tranh Thái Tuấn

      - Mùa Xuân Đi Chợ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)