|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.
Trầm mặc, bùi ngùi, thương xót, đau khổ, nhỏ lệ là một phản xạ nhân bản, hoặc, tệ hơn, một biểu hiện bề ngoài, rất đỗi tự nhiên của con người trước cái chết của con người. Cái tự nhiên đó dường như đã khiến chúng ta quên mất một điều, đối với con người sự hệ trọng nhất không phải sống hay chết mà là đã sống ra sao và được chết như thế nào. “Đã sống ra sao” là sự nỗ lực hay thiếu nỗ lực để sống cho xứng với tên gọi Con Người. “Được chết như thế nào” là “tử bất kỳ”, là điều không phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta. Nhưng tư thế của người chết, tinh thần của người chết, bi tráng, lẫm liệt hay vật vã, bi lụy, luôn luôn khiến những kẻ đang sống phải suy nghĩ. Một con người có tầm vóc hiếm có, chỉ được sống một cuộc sống ngắn ngủi so với tha nhân, đã luôn trăn trở, nỗ lực, chịu đựng trong âm thầm cho tới tận lúc chết để bước và vươn cao hơn trên những bậc thang về cả trí tuệ lẫn nhân phẩm, được biết một Con Người như thế trong một cuộc đời còn nhiều ô trọc tại sao ta không hạnh phúc?
Nhưng cuốn sách không chỉ khiến ta phải ưu tư về đời người, không chỉ làm ta ngưỡng mộ, rung cảm về một cá nhân, một Con Người, một đồng bào máu thịt, cuốn sách còn cho ta những cảm nhận vô cùng sống động tới mức như được sống hoặc được sống lại với một thế hệ thanh niên của dân tộc Việt Nam trong một không gian, một giai đoạn đặc biệt. Đó là phần lãnh thổ phía Nam của Việt Nam trong thời hậu thuộc địa với một chính thể phi cộng sản. Đối với những người đã từng sống trong không gian đó, chế độ đó, cố nhiên cuốn sách sẽ làm hiện lại những ký ức vui buồn, những kỷ niệm sôi nổi, thân thương của một thời - thời Việt Nam Cộng Hòa.
Đối với những người, do tuổi tác hoặc do biến cố chính trị, chưa có cái may mắn được sống trong chế độ đó sẽ thấy cuốn sách là một tư liệu trung thực, nghiêm cẩn để hiểu thêm, hiểu đúng về một xã hội, một chế độ chính trị do chính người Việt Nam chúng ta đã tự tìm tòi, xây dựng và bồi đắp hướng theo nhân bản, dân chủ đích thực bất chấp nghịch cảnh. Cái chế độ đó, xã hội đó, đương nhiên, không hoàn hảo, nhưng những gì, chỉ những gì được các tác giả kể lại, ghi lại một cách đa chiều, chân thành, chừng mực, cũng cho tất cả mọi người Việt Nam có lòng thành thật phải thấy ngay rằng rất nhiều điều quý giá, quý giá một cách cơ bản lẽra chúng ta đã phải có vẫn không có.
Đối với những người đã từng đọc nhiều về ký ức chiến tranh, về văn chương Việt Nam đương đại qua ngả phi chính thống sẽ được gặp lại những chứng nhân có những bút lực thâm hậu như Phan Tấn Hải, Phan Nhật Nam, Trần Mộng Tú, Trần Hoài Thư, cùng nhiều nhân chứng lịch sử khác. Đặc biệt, đối với một số thanh niên Việt Nam hôm nay – những người vẫn giữ được sự bén nhạy của lương tri – có thể thấy những gợi mở, cảm hứng, sức mạnh đặc biệt không bao giờ có thể tìm thấy trong học đường, trong sách vở của chế độ hiện hành; hoặc chỉ đơn giản họ sẽ có thêm nghị lực cho một vài khó khăn, lúng túng thường có của tuổi trẻ, rồi để đến một ngày, một ngày nào đó, sẽ cũng ra đi – chia tay cuộc đời trần thế. Đương nhiên, một cuốn sách được thai nghén từ sự trăn trở bởi Con Người, của Con Người, cho Con Người, và riêng tư hơn, vì sự tồn vong của một Dân Tộc sẽ phải mang lại nhiều suy tư, hệ quả hơn rất nhiều những gì vừa được chia sẻ.
Đó là cuốn sách Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn – Người Đi Tìm Mùa Xuân của một nhóm tác giả do Ngô Thế Vinh chủ biên, được ra mắt vào đúng ngày 30 tháng Tư năm 2019. Đối với riêng tôi, cái nhan đề mộc mạc, bình dị này hoàn toàn tương hợp với tinh thần, nội dung cao cả của cuốn sách và nhân vật của cuốn sách. Sự cao cả luôn bình dị.
07/07/2019
- Đọc ‘Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn…’ Phạm Hồng Sơn Điểm sách
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |