|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Xong rồi, các bạn ơi!
Chuyện gì vậy, bạn? Chuyện gì mà xoa tay om sòm, có vẻ như hả hê vậy?
Không, không phải hả hê, mà nhẹ nhõm, bạn à!
Chuyện này tuy dài dòng, nhưng vẫn có thể tóm gọn trong một bài viết ngắn.
Chuyện thơ đó mà!
Thì có gì mà om sòm vậy bạn?
Ấy, coi vậy chứ là cả một công trình tim óc, ruột gan đó nhe bạn!
Cái chuyện thơ và làm thơ, ôi chao, nhiêu khê dám chừng còn hơn cả cuộc đời cô Kiều gồm 3254 câu lục bát của cụ Nguyễn. Của tôi, bắt đầu từ năm 13 tuổi, với một bài thơ trẻ con đăng trong vườn thơ văn Búp Bê do nhà văn Duyên Anh phụ trách. Con dế trong tôi thuở ấy còn thơ, chỉ biết ăn cỏ và uống sương mai, chưa biết gáy lời thơ thẩn đâu!
Nói vậy, chỉ cốt để chứng minh rằng, cái sở thích văn chương của tôi không phải chỉ quẩn quanh trong thế giới văn xuôi. Nói thẳng ra, tôi cũng biết làm thơ lai rai. Và cũng thích đọc thơ của những tác giả khác. Đọc hết. Từ những tên tuổi chưa quen cho tới những tác giả lừng lẫy của văn chương miền Nam thời bấy giờ. Lẽ đương nhiên, có đọc thì có yêu thích, có chau mày phân vân, có mỉm cười từ chối. Bấy giờ, con dế trong tôi đã trổ hoa văn trên đôi cánh mỏng, và bắt đầu tập tành góp tiếng gáy đầu tiên giữa cánh đồng thơ mênh mông, trong đêm dài tình tự cùng chữ nghĩa. Từ Làng Văn, Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, cho tới bây giờ là Da Màu, Diễn Đàn Thế Kỷ, Litviet, Văn Việt, Văn Chương Việt.
Và, cho tới gần đây, sau ngần ấy thập niên, chú dế nhỏ trong tôi dạo nào đã quá thời thanh xuân, xa rời những cuồng nhiệt tuổi đôi mươi, những sôi nổi tuổi ba mươi, những nặng lòng thuở bốn mươi, năm mươi, … Những nét hoa văn trên đôi cánh dế đã thay màu. Tiếng gáy giòn giã của những đêm nao, nghe ra, như những lời thầm thì chuyện mình, chuyện đời, chuyện nhân gian.
Chú dế trong tôi đã biết chấp nhận tất cả, bằng lòng tất cả, với một nhoẻn cười trên môi. Không còn phô trương tiếng gáy, huênh hoang từ chối, như có một thời:
đêm quyết liệt từ chối nụ hôn
của ngày
tôi rơi theo chiều dài
từ tháng giêng sang tháng sáu
sâu mùa hạ tìm một nơi nương náu
từ chối hoá thân làm bướm
tôi nhuộm vàng con suối sau nhà
đánh lừa mùa thu từ lâu ngủ quên trong ngăn kéo
tôi cất những tờ thư
cả dòng chữ sau cùng
của em
từ chối tình yêu tôi
(Từ chối, 05. 2003)
Tập thơ Ngô Nguyên Dũng được in và trình bày cẩn trọng và trang nhã, do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành.
Quý vị và các bạn xem thêm chi tiết và đặt mua tại đây:
Trân trọng mời đọc.
Ngô Nguyên Dũng
Ngô Nguyên Dũng sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Du học và định cư tại Đức từ 1970.
Đây là ấn phẩm văn vần đầu tay của Ngô Nguyên Dũng sau 13 ấn phẩm văn xuôi: 11 Việt ngữ và 2 Đức ngữ.
Tuyển tập thơ này gồm những thi phẩm, do chính tác giả tuyển chọn, đã được phổ biến trong những nguyệt san văn chương uy tín nhất hải ngoại một thời như Làng Văn, Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, … và sau này trong những báo mạng Da Màu, Diễn Đàn Thế Kỷ, Litviet, Văn Việt, …
Sao Khuê, một bút danh khác của thi sĩ Nguyễn Xuân Thiệp, đảm trách trang thơ cho tuần báo Trẻ, trong phần giới thiệu thơ Ngô Nguyên Dũng trong Trẻ số 1273, phát hành ngày 10.12.2021, đã viết như sau:
“Thơ Ngô Nguyên Dũng như những khúc ca của người du mục, với thời gian và những nơi chốn đi qua. Hôm nay một ngày cuối thu gợi nhớ, xin cùng với nhà thơ trở lại với những khúc phố ngày xưa và hình bóng của kỷ niệm ấu thời.”
Hãy đọc phần mở của thi khúc “bài ai điếu cho cái chết của hàng cây cổ thụ ở đường Cường Để”:
“tìm lại con đường cũ
có hàng cổ thụ
đã bị đốn tận gốc
tôi chợt nghe đâu đây oan hồn cây than vãn
trong tiếng mưa trái mùa
gõ lên mặt đường nhăn nhúm
vỉa hè mấp mô rễ già
nằm chết loã lồ
không bóng mát che thân”
Thi khúc dài nhất trong tập thơ này là “khoảnh khắc”, cũng là một bài thơ tự do gồm 6 trang, 11 đoạn. Đoạn thứ 10 như sau:
“tôi có núi trong cao vọng Everest
không bao giờ – không bao giờ tiếp cận mây
những vách ngăn sừng sững cắt đêm ngày
dơi khiếm thính tức tưởi khâu manh tối“
Trong thi khúc này, Ngô Nguyên Dũng đã gói ghém gần như trọn quãng đời ấu thơ và hoa niên nơi quê hương Sài Gòn, nơi chốn ông đã lìa xa lúc vừa bắt đầu tuổi thanh xuân.
Và, trong bài ngũ ngôn, “năm tôi mười tám”, được ông mở đầu như sau:
“đêm ấy tôi về muộn
thèm hơi thuốc capstan
kênh đèn vàng sương xuống
trán run rẩy nếp nhăn”
Trân trọng giới thiệu thi tập “Thơ Ngô Nguyên Dũng”, 143 trang, Nhân Ảnh ấn hành năm 2020.
Đây là một ấn phẩm văn vần của Ngô Nguyên Dũng sau 13 ấn phẩm văn xuôi: 11 Việt ngữ và 2 Đức ngữ. Tuyển tập thơ này gồm những thi phẩm của ông đã được phổ biến trong những nguyệt san văn chương uy tín nhất hải ngoại một thời như Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, và sau này trong những báo mạng Da Màu, Diễn Đàn Thế Kỷ, Litviet, Văn Việt, do chính tác giả tuyển chọn.
Ngoài những thi phẩm được viết bằng thể ngũ, thất hay bát ngôn và lục bát cách tân, còn có nhiều bài được viết bằng thể thơ tự do với ngôn ngữ, âm điệu, hình ảnh sắc sảo, nhiều ẩn dụ như những bức tranh ấn tượng tràn ngập màu sắc hoặc những tấu khúc dàn dụa thanh âm.
Tập thơ này là một lựa chọn đúng đắn và thích hợp cho những độc giả yêu thơ và cũng là một quà tặng đầy ý nghĩa dành cho những tâm hồn mẫn cảm trước tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương và thiên nhiên, cũng như những trăn trở về thế sự và tâm trạng lưu vong của tác giả.
Tập thơ được in và trình bày cẩn trọng và trang nhã, do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành.
Trân trọng mời đọc.
- Tập Thơ Ngô Nguyên Dũng Ngô Nguyên Dũng Giới thiệu
- Chiều thứ bảy của Quỳnh Ngô Nguyên Dũng Truyện ngắn
- Vui buồn cùng Đặng Mai Lan và tạp văn "Người Lạ, Người Quen" Ngô Nguyên Dũng Nhận định
• Tập Thơ Ngô Nguyên Dũng (Ngô Nguyên Dũng)
• Tập Thơ Ngô Nguyên Dũng (Ngô Nguyên Dũng)
• Chiều thứ bảy của Quỳnh (Ngô Nguyên Dũng)
• Vui buồn cùng Đặng Mai Lan và tạp văn "Người Lạ, Người Quen" (Ngô Nguyên Dũng)
Bài viết trên mạng:
- damau.org - sangtao.org
- vanviet.info - vanchuongviet.org
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |