|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trần Bang Thạch
Houston có gì lạ không em?
Không, Houston vẫn vậy, những ngày đầu hè mà thời tiết năm nay rất lạ, trời như đang mùa Xuân. Nắng ấm, gió thổi lên trời xanh không khí dìu dịu của mùa Xuân vẫn còn đó. Mùa Xuân đọc sách, mà lại là cuốn sách mang đến cho mình sự rung cảm qua những câu chuyện của nhà văn, chẳng thích lắm sao! Cầm trên tay tác phẩm của nhà văn Trần Bang Thạch, những chuyện "Quẩn Quanh Chuyện Đời" thật quen thuộc và gần gũi biết bao. Cuốn sách gồm 25 truyện ngắn chọn lọc đã từng đến với độc giả qua các tạp chí như Thư Quán Bản Thảo, Văn Hóa Việt Nam, Đi Tới, Thời Đại, rải rác trong các tạp chí, đặc san ở Houston và các nơi ở hải ngoại.
Đọc sách mà không nói đôi hàng tiểu sử của tác giả, nghe chừng mình chưa làm được điều tử tế với tim óc của một ngòi bút mà mình yêu mến, nhất là khi lại muốn giới thiệu tác phẩm này đến với bạn đọc gần xa:
"Trần Bang Thạch sinh quán tại Cần Thơ, định cư tại HOuston, cựu học sinh trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, có bút hiệu khác là Nguyễn Cát Đông. Từ năm 1964, anh đã có chân trong nhóm chủ trương các tạp chí Tiếng Động (1964-1967) Cần Thơ- Sàigòn, Nhân Văn (1966-1699) nhóm Nhân Văn (Đại học Văn khoa Sàigòn) Chỗ Đứng (1967-1969) Tiếng nói của ban đại diện SVĐHSPSG, cộng tác với Thư Quán Bản Thảo từ năm 2001, Ban biên tập tạp chí Văn Hóa Việt Nam từ năm 1998 đến nay.
Những tác phẩm đã xuất bản trước năm 75:
Đường sang đất Trích, kịch, in ronéo, thời anh còn là sinh viên
Tuyển truyện Nguyễn Cát Đông in năm 1968
Áo mây bay, in chung với Ý Nhi năm 1972
18 tác giả trong và ngoài nước, Thư ấn quán năm 2003
Tuyển tập thơ 7 tác giả, Thư ấn quán năm 2004
Và bây giờ, tập truyện "Quẩn quanh Chuyện đời" in năm 2006, có lẽ là một tuyển tập truyện ngắn ưng ý nhất của anh với gần 300 trang, do Thư ấn quán in ấn và phát hành.
Trần Bang Thạch là một cây bút quen thuộc ở thành phố Houston nói riêng và được nhiều độc giả ở hải ngoại biết đến anh qua loại truyện viết về cuộc sống xung quanh ta. Bối cảnh có thể bắt đầu từ VN và nối tiếp theo là những diễn tiến của một nhân vật, một hoàn cảnh với cuộc sống ở Hoa Kỳ. Anh viết nhiều về mọi khía cạnh của xã hội và đời sống của người Việt tại nước Mỹ, hay cũng của chính người Mỹ về gia đình, xã hội hoặc chiến tranh. Trần Bang Thạch hội tụ được nhiều mặt cần có để làm một nhà văn có tầm vóc: sống, kinh nghiệm, kiến thức và sự phân tích sâu sắc của một nhà giáo. Vì là một nhà mô phạm nên luôn luôn anh phải gửi gấm một điều gì đó trong tác phẩm của mình, đôi khi gò bó nhân vật trong một chủ đề để không đi lan man ra ngoài mà không tới đâu. Đó là sở trường và lối viết của nhà giáo, cẩn trọng về tư tưởng cũng như bút pháp, cho nên ít gặp phải những sơ hở như lối viết lan man của một số cây bút khác.
Trong tuyển tập Truyện ngắn "Quẩn Quanh Chuyện Đời", người ta bắt gặp đâu đó hình ảnh của một cặp vợ chồng già quẩn quanh với nhau kèm theo những kỷ niệm của những người sống bằng dĩ vãng, như chuyện "Căn nhà ở Đường Bush", chỉ vì ở đó họ bắt gặp đâu đó hình ảnh của một chút quê nhà, hàng me keo, mảnh vườn rau nhỏ bé được chăm sóc cẩn thận, để nghe như thoảng đâu đó là hương vị của quê hương, của kỷ niệm lẩn khuất trong căn nhà nhỏ, và khi phải rời xa nó, nhân vật chính của truyện bỗng dưng như đánh mất một nửa tâm hồn.
Những nhân vật nữ xuất hiện trong hầu hết tập truyện, như hình ảnh của người mẹ, Trần Bang Thạch luôn luôn trịnh trọng khoác cho họ vẻ khả ái, chịu đựng của những người đàn bà hy sinh cho chồng con, câu chuyện "Tượng Phật " anh viết về chính người mẹ của mình. Tượng Phật là món gia bảo mẹ để lại cho con, nhưng cũng từ Tượng Phật người mẹ tác giả đã xuất hiện trong cuộc đời, với những gánh nặng thời cuộc và buồn phiên đeo đẳng, cuối cùng sau bao nhiêu năm đằng đẵng chuyển tiếp từ đời Mẹ đến đời con, món quà mẹ để lại cho con cũng chỉ là Tượng Phật nhỏ bé đeo trên cổ mẹ ngày nào, đeo trên cổ con ngày nào, đi từ quê nhà tới quê người mà trĩu nặng tình thương của Mẹ gửi cho con, đến với con sau khi mẹ nhắm mắt lìa đời.
Người mẹ phương Đông đã vậy, rồi cũng bằng lối viết đem tâm tình của phương Đông để viết về một người mẹ phương Tây, Trần Bang Thạch cũng mô tả được cái tình của một người vợ, người mẹ phương Tây, gánh trên vai hai nỗi buồn, một của người chồng sang chiến đấu ở VN lúc bà còn thanh xuân, và rồi cộng thêm một nỗi buồn nữa khi đứa con của bà là một người lính đang chiến đấu ở mặt trận Iraq, trong truyện ngắn "Chuyện Một Người Lính". Hai nỗi buồn đầy ắp trên vai một người phụ nữ, mà cuộc đời của bà dù không hề sống một ngày trong chiến tranh, nhưng những gì liên quan đến hai cuộc chiến lại âm ỉ mãi trong lòng bà. Những địa danh quen thuộc ở VN ngày chồng bà sang đấy tham dự cuộc chiến, những tên tuổi phát âm thật khó của người bạn đồng minh VN như đọng lại trong từng kỷ niệm của chồng, để rồi đến đời con trai, hình ảnh của cậu trên trang báo đang cố sức khom mình lẩn tránh những viên đá căm thù của người dân địa phương, có vũ khí trong tay mà không làm gì được chỉ vì cái nghiệt ngã của một trận chiến không lối thoát.
25 truyện ngắn của Trần Bang Thạch, là 25 hình ảnh trộn lẫn của hai nền văn hóa Đông Tây, giữa cái mới và cũ, dĩ vãng và hiện tại. Trên hai mươi năm sống ở Hoa Kỳ và đi nhiều nơi, tác giả có một vốn sống và một sự quan sát rất nhạy bén của một nhà giáo, cho nên mỗi chuyện là một khám phá mới, nhưng lại gần gũi quá cho người đọc cảm giác hình như vừa nhìn thấy trên truyền hình tin tức tối hôm qua, như đọc được một bản tin thú vị trên một tạp chí Mỹ. Cái hay của nhà văn Trần Bang Thạch ở chỗ, anh dùng lối viết dung dị của một người Việt nặng lòng với văn hóa quê mình, kể lể vạch vòi cho người đọc thấy rõ nhiều điều u uẩn, thâm trầm của câu chuyện mà ta hay gọi là chuyện xảy ra xung quanh ta.
Theo Trần Hoài Thư, Trần Bang Thạch cho người đọc thấy những gì rất quen thuộc trong đời thường, rất phổ thông nhưng văn anh ít hoài niệm. Anh đưa ra những vấn đề, những xung đột hay những khác biệt suy nghĩ mà chúng ta thường gặp phải. Đó là những đề tài rất gai góc, khó viết không phải dễ.
Riêng nhà văn Phạm Văn Nhàn thì cho rằng Trần Bang Thạch vừa làm nhà văn mà lại cũng là một nhà chụp ảnh. Ảnh chụp còn mới toanh mà góc cạnh của ảnh chính là nghệ thuật để nâng văn chương của anh lên thành một bức tranh đẹp. Tàn nhẫn hay đau thương, hạnh phúc hay bất hạnh thì chỉ là chuyện đời thường của nhân sinh mà thôi.
Riêng tác giả, anh ví mình như một hạt bụi, hạt bụi đi với anh bằng con tim, bằng mắt, bằng môi mặn đắng những gì anh thấy, những ngọt ngào xung quanh khiến dù truyện viết bằng sự thực hay hư cấu, thì cuối cùng cũng chỉ là vô thường, là có có không không trên cõi đời dường như có thực mà lại như mộng này thôi.
Rất tiếc không thể kể hết những câu chuyện trong tuyển tập "Quẩn Quanh Chuyện Đời" của nhà văn Trần Bang Thạch đến với độc giả, đã từng biết anh hay chưa biết anh. Nhưng chắc chắn một điều, "Quẩn Quanh Chuyện Đời" là một kết hợp giữa văn chương và đạo đức, được tác giả rất cân nhắc khi viết đến dòng chữ cuối cùng của tập truyện.
- "Quẩn Quanh Chuyện Đời" Tập Truyện Của Trần Bang Thạch Nguyên Nhung Nhận định
- Người Lính Già Trên Chuyến Tàu Đêm Nguyên Nhung Truyện ngắn
• "Quẩn Quanh Chuyện Đời" Tập Truyện Của Trần Bang Thạch (Nguyên Nhung)
• Nguyễn Cát Đông, vẫn ngàn năm con quốc gọi hè (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Góc Quê Của Ngoại (Trần Bang Thạch)
• Hoàng Yên Trang / Trần Như Liên Phượng
(Nguyễn Cát Đông)
• Trang Thơ Nguyễn Cát Đông (Nguyễn Cát Đông)
• Bông Hồng Đỏ, Bông Hồng Trắng (Trần Bang Thạch)
• Loanh Quanh Chuyện Tết Nhứt (Trần Bang Thạch)
- Viết chung: Trần Hoài Thư, Trần Bang Thạch, ...
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |