1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đi tìm nguồn cội (Nguyễn Xuân Hoàng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-03-2015 | VĂN HỌC

      Đi tìm nguồn cội

        NGUYỄN XUÂN HOÀNG
      Share File.php Share File
          

       

      Monique T.D. Trương    • Andrew Lâm    • Mộng Lan

      Andrew X. Phạm            • Nguyễn Quí Đức



         Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
      (1940 - 2014)

      Trong cuộc hội thảo mang tên East Coast/West Coast: Vietnamese American Writers, Poets and Performers tổ chức hôm 2 tháng Ba, 2002 tại Đại Học San Francisco State, các nhà văn trẻ Mỹ gốc Việt đã gặp gỡ trong một khung cảnh ấm áp và cảm động. Họ là những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ trình diễn người Việt Nam, nhưng họ nói và viết bằng Anh ngữ. Tác phẩm của họ có khác nhau về nội dung, nhưng cùng chứa một ý nghĩa: Đi tìm nguồn cội, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai? Tôi đứng ở đâu?"


      Monique T.D. Trương, Mộng Lan, Andrew Lâm, Andrew X. Phạm, Nguyễn Quí Đức, Lê Thị Diễm Thúy, Trường Trần, Kiên Nguyễn, Lan Trần, và Maura N. Donahue, Nguyễn Đại Hải... là những người đang đi tìm câu trả lời đó.


      Bài viết này, thay thế Sổ Tay tháng Năm, chỉ là một giới thiệu chung chung về một hiện tượng mới: những nhà văn Mỹ gốc Việt trong văn chương Mỹ. Để có một cái nhìn tương đối đúng đắn hơn về tác giả và tác phẩm của họ, thiết nghĩ cần nhiều bài viết khác do những người hít thở được không khí văn chương và ngôn ngữ của họ. Người viết cần một chìa khóa ngôn ngữ để mở cánh cửa đó.




          Nhà văn Monique Trương

      Monique T.D. Trương, tác phẩm đầu tay The Book of Salt sẽ được phát hành năm 2003, trả lời câu hỏi là động cơ nào đã khiến cô chọn nghề viết văn, cho biết như mọi người, cô cũng muốn chọn một ngành nghề nào làm ra tiền và bảo đảm cuộc sống, "nhưng tôi không thích nghề luật sư" mặc dù cô đã tốt nghiệp luật khoa trường Đại Học Columbia 1995.

      "Cha tôi thường bảo tôi hãy làm nghề gì tôi ưa thích." Chị nói, "Vì vậy bây giờ tôi đã dành toàn thời gian cho việc viết lách."

      Monique Trương là một trong những tác giả trẻ Mỹ gốc Việt viết văn bằng tiếng Anh.




           Nhà văn Andrew Lâm

      Với Andrew Lâm, một nhà báo, một nhà bình luận, tác giả nhiều truyện ngắn - thì viết là một thôi thúc. Từ hồi nhỏ ở Việt Nam, anh đã thích viết. Thuở đó anh đã từng làm thơ tiếng Việt. Nhưng sau khi tốt nghiệp Đại Học Berkeley ngành sinh hóa, Andrew Lâm quyết định đi theo con đường viết văn. Và anh đã chọn việc diễn tả suy nghĩ của mình bằng Anh ngữ.



      Mộng Lan đơn giản hơn. Cô viết vì muốn bày tỏ cảm xúc và ý nghĩ của mình. Trước khi là nhà văn, Mộng Lan là một họa sĩ. Chọn ngôn ngữ viết vì theo cô, cách diễn tả này "chính xác hơn."

      Về đề tài trong tác phẩm, Mộng Lan nói rằng cô không chọn đề tài. "Chính đề tài chọn tôi. Tôi viết về những gì tôi thấy và tôi cảm, những gì xảy ra quanh tôi, những gì chạm đến tôi."



           Nhà văn Mộng Lan

      Tập thơ đầu tay của Mộng Lan, Song of the Cicadas (Khúc Hát của Những Con Ve Sầu). Cô nói "Một cách nào đó, trong tác phẩm đầu tay này của tôi, có từ 70 tới 75 phần trăm được viết từ kinh nghiệm ở Việt Nam," kinh nghiệm mà cô có được trong sáu tháng trời giữa hai năm 1995-96. Phần còn lại của cuốn sách là kinh nghiệm sống của cô trong những tháng năm ở Vùng Vịnh này.


      Trong tác phẩm của những người trẻ nói trên, người đọc vẫn như còn ngửi được mùi hương khói, tro tàn của cuộc chiến Việt Nam, vẫn còn mang nặng dấu vết, hơi hám, nỗi đau của cuộc chiến Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam như một lớp mây, một lớp mù sương bao trùm những trang chữ của họ.


      Hình ảnh những nhà văn trẻ Mỹ gốc Việt này được miêu tả như một con người đứng giữa hai thế giới. Viết với họ là đi tìm lại bản sắc của mình. Một mặt họ sống và trưởng thành trên đất Mỹ, hấp thụ nền văn hóa Hoa Kỳ, trong khi đó họ vẫn sống giữa một gia đình còn nặng quá khứ trong phong tục tập quán, trong lời ăn tiếng nói, trong liên quan xã hội.


      "Tôi là ai?" Có thể là câu hỏi thường trực của họ.


      Với Monique Trương, The Book of Salt là câu chuyện về một người trẻ tuổi Việt Nam sống ở Paris vào cuối thập niên 1920. Anh nhận làm bếp và sống trong nhà bà Gertrude Stein, một văn sĩ người Mỹ lưu vong trong thời kỳ "Lost Generation" cùng với nhà văn Ernest Hemingway. Đây là thời gian bà Gertrude Stein sống với người yêu của bà ta là Alice B. Toklas.


      Trong tác phẩm này, Monique viết lý do tại sao người đàn ông kia đã rời Việt Nam ra đi và vì sao anh ta quay về lại cố hương. Ý tưởng xây dựng tác phẩm này, cô cho biết được gợi từ một cuốn sách dạy nấu ăn của bà Toklas.


      Monique Trương cho biết cô không chọn đề tài chiến tranh cho cuốn sách đầu tay của cô. "Tôi chỉ muốn qua tác phẩm này đưa ra một câu hỏi: chiến tranh là gì mà khiến cho một người phải bỏ nước ra đi, và bỏ lại sau lưng gia đình (nhà cửa). Với cuốn sách này, tôi muốn dùng trí tưởng tượng vẽ lại khung cảnh đầy xúc động trong đó chiến tranh không phải là yếu tố chính tác động lên tình cảm và quyết định của con người."


      Andrew Lâm thì khác. Anh cho biết mặc dầu rời Việt Nam lúc mới 11 tuổi, anh đã lớn lên trong một gia đình quân nhân, đã từng nhìn thấy sự đỗ vỡ tan nát và tro than của cuộc chiến.

      "Ta không thể nào chối bỏ được quá khứ, muốn vươn lên khỏi dĩ vãng ta phải luôn luôn học hỏi quá khứ."

      Anh chọn đề tài nào đập vào cảm xúc anh mãnh liệt nhất, như mối quan hệ Việt-Mỹ vốn tác động lên cuộc sống cá nhân mỗi người Việt Nam.



      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


          Nhà văn Andrew X. Phạm

      Andrew X. Phạm, với Catfish and Mandala, viết theo thể loại non-fiction, anh đã mở toang cánh cửa ngôi nhà của mình ra trong một thái độ can đảm hiếm thấy trong loại hồi ký tiểu thuyết - nếu có thể tạm gọi như vậy - của một người viết trẻ tuổi Việt Nam. Cuốn sách của anh như một cơn lốc lôi cuốn người đọc vào một cuộc hành trình đầy hứng thú. Sức mạnh của tác phẩm này là chất liệu cuộc sống. Nhưng vẫn là câu hỏi chưa được trả lời: tôi là người Việt hay tôi là người Mỹ?


      Theo Mộng Lan vấn đề bản sắc không đặt ra với cô. Cô nói "khi ở Mỹ tôi coi mình là người Mỹ, khi về lại Việt Nam tôi là Việt Kiều. Ở California, tôi là dân Cali. Chuyện rất là giản dị. Việt Nam là đất nước nơi tôi chào đời, còn nước Mỹ là nơi tôi lớn lên. Tôi chịu nợ cả hai xứ sở này."


      Những bài thơ của Mộng Lan, Trường Trần, Andrew X. Phạm, Kiên Nguyễn (The Unwanted) và Lan Cao (Monkey Bridge), Đinh Linh (Fake House), Lại Thanh Hà... ở Mỹ; và tiểu thuyết của Kim Lefevre (Métisse Blanche), Linda Lê (Les Trois Parques) ở Pháp... là những nụ hoa mới nở trong vườn văn chương Mỹ và văn chương Pháp.




          Nhà văn Nguyễn Quí Đức
           (Ảnh: KQEDJenny Doll, talachu.org)

      Nhưng trường hợp của Nguyễn Quí Đức là một ngoại lệ, là một sự ngạc nhiên thích thú và là một khao khát khó đạt. Anh là một người đa dạng và tài hoa: nhà báo, nhà phát thanh, nhà văn viết bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh, dịch giả Behind the Red Mist của Hồ Anh Thái, tác giả hồi ký Where the Ashes Are - và nhiều truyện ngắn viết bằng tiếng Việt của anh đăng trên các tạp chí văn chương tại hải ngoại như Văn, Văn Học, Hợp Lưu.


      Với những tác phẩm viết bằng Việt ngữ - ngoài nước với 2 triệu dân, và có lẽ kể cả trong nước với trên 80 triệu dân - cái readership của các tác giả có vẻ như chỉ dừng lại ở con số 500 hay 1,000.


      Viết bằng ngôn ngữ Anh hay Pháp, người ta dễ hiểu cái readership ấy rộng lớn hơn nhiều. Một tác phẩm được nhiều người đọc bao giờ cũng là niềm vui của tác giả. Người ta không in sách để bỏ vào một xó. Bởi vì không gì buồn hơn một cuốn sách in ra trong 5 năm trời không bán quá 1,000 cuốn.


      Tác phẩm của những người trẻ này cho thấy cơ may cái vòng readership rộng lớn, mà còn cho thấy một hội nhập nhanh chóng của người Việt trên vùng đất mới: chưa kịp bước qua một phần tư thế kỷ, văn chương Việt Nam hải ngoại đã nhảy qua ba giai đoạn: viết về quê hương, tù đày, khốn khó, hoài niệm, quá khứ bằng tiếng Việt; chuyển dịch [chuyển ngữ?] những trang chữ tràn ngập dĩ vãng sang Anh ngữ [Pháp ngữ]; và giờ đây, chính những người trẻ tuổi này đã viết thẳng từ trái tim của họ ngôn ngữ của dân tộc mà họ đang sống với.


      Nhưng liệu có thể gọi những tác phẩm của những người trẻ tuổi Việt Nam này viết bằng thứ ngôn ngữ không phải của mẹ đẻ - dù đề tài của nó vẫn là Việt Nam, nhân vật Việt Nam, khung cảnh Việt Nam - là văn học Việt Nam?


      Nhà văn Nguyễn Quí Đức cho rằng tuy viết bằng Anh ngữ, nhưng linh hồn, tinh thần vẫn còn mang ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử đất nước, vẫn còn gần gũi với kinh nghiệm người đi trước. Chỉ khác là họ dùng hư cấu để nói lên kinh nghiệm, thay vì dùng tự truyện hay hồi ký, và do đó đem vào tác phẩm một khả năng phổ cập. Chính những tác giả có quyền chọn chỗ đứng cho chính mình.


      Trước đây vào thập niên 50, Cung Giũ Nguyên, tác giả Le Fils de La Baleine, là một nhà văn được biết ở Pháp và ở những nước nói tiếng Pháp. Cũng giống như vậy cho Phạm Duy Khiêm, tác giả Légendes des Terres Sereines. Trong văn học Việt Nam, người ta không ghi danh hai ông vào danh sách nhà văn Việt Nam.


      Cao Hành Kiện, Nobel Văn Chương, tác giả Linh Sơn, viết bằng tiếng Hoa, nhưng khi ông nhập tịch Pháp, viết bằng tiếng Pháp, giải Nobel trao cho ông như trao cho một nhà văn Pháp; trường hợp Nobel Văn Chương V.S. Naipaul cũng tương tự. Ông đã mang danh dự về cho nước Anh, không phải cho xứ Trinidad của ông. Và như thế cho Amy Tan (The Joy Luck Club), cho Maxine Hong Kingston (The Woman Warriors), cho Henry Wang (The Golden Child)... họ đâu phải là nhà văn Trung Quốc. Họ là những nhà văn Hoa Kỳ trong dòng chính của văn học Mỹ.


      Họ đã nhập vào đất nước họ đang sống, suy nghĩ bằng thứ ngôn ngữ của người bản xứ, phản ứng như một người Mỹ - hay một người Anh hoặc Pháp - tác phẩm của họ cho dù là một cuộc du hành trở về nguồn cội, tìm lại một quá khứ mà họ chưa có, có chăng chỉ là một nỗi đau ngay từ gia đình bơ vơ những ngày trên đất mới, và sự hội nhập của gia đình và chính họ.


      So với các nhà văn Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản viết bằng Anh ngữ hiện nay, có thể các nhà văn trẻ Mỹ gốc Việt chưa đủ trọng lượng, vài người còn bị nặng hình thức và kỹ thuật diễn tả, có những bước dọ dẫm, nhưng đã sao, họ còn trẻ, còn nhiều hứa hẹn. Họ là những nhà văn Mỹ đang bước vào dòng chính của văn học bản xứ, bằng thứ ngôn ngữ phổ biến và được đọc nhiều nhất hiện nay trên thế giới.


      Dù sao, họ đang đóng góp vào văn học Hoa Kỳ những tiếng nói mới. Liệu tiếng nói ấy có được nghe? Liệu văn chương của họ có chiếm lĩnh những chỗ đứng đặc biệt trong thế giới chữ nghĩa vốn mỗi ngày mỗi tháng mỗi năm tràn ngập những đầu sách của những người viết mới tài năng và sâu sắc? Sự tồn tại của tác phẩm họ cần được thử thách qua ngọn lửa thời gian. Nó đòi hỏi không chỉ là lòng đam mê chữ nghĩa mà còn tài năng của họ. Nếu không, những tác phẩm ấy rồi cũng sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng. *


      Sổ tay tháng năm, 2002

      Nguyễn Xuân Hoàng

      Nguồn: Văn số 65 Tháng năm, 2002

      * Tạp chí VĂN hiện đang chuẩn bị làm một số đặc biệt về những nhà văn Mỹ gốc Việt với các tác giả nói trên (cùng với Lan Cao, Đinh Linh... ) qua sự điều hợp của nhà văn Nguyễn Quí Đức.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi Nguyễn Xuân Hoàng Phỏng vấn

      - Mưa ở Berkeley Nguyễn Xuân Hoàng Truyện ngắn

      - Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức

      - Tủ Sách Của Trần Phong Giao Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức

      - Đi tìm nguồn cội Nguyễn Xuân Hoàng Giới thiệu

      - Nhà Văn Và Thời Gian Nguyễn Xuân Hoàng Phiếm luận

      - Virginia mùa hè và ngôi nhà Ngọc Dũng Nguyễn Xuân Hoàng Tạp bút

    3. Bài viết về nhà văn Monique Trương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Monique Trương

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc The Book Of Salt của Monique Trương (Đào Trung Đạo)

      Đi tìm nguồn cội: Monique T.D. Trương (Nguyễn Xuân-Hoàng)

      - Tạp ghi tác phẩm “Bitter in the Mouth”, Tác Giả Monique Trương (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Đọc "Book of Salt" của Monique Trương (Trần Hữu Dũng)

      - Phỏng vấn tác giả Monique Truong (Nguyễn Vân Hà dịch)

      - Hai nhà văn Mỹ gốc Việt Monique Trương, Andrew Lâm tâm tình với độc giả (vietinfo.eu/)

      - 10 Nhà Văn Gốc Việt Tỏa Sáng Trên Văn Đàn Thế Giới (ybox.vn)

      - Monique Truong là một nhà văn và tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt nổi tiếng (vi.celeb-true.com)

      - Tiểu thuyết gia Monique Trương & những tác phẩm khám phá sự đói khát của tâm hồn (SBTN)

      - Bitter In The Mouth (Đắng Ngắt Trong Miệng) - Monique Trương (Đào Đạo)

      - Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Monique Trương

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Cuốn sách muối (trích) (Hoàng Phương dịch)

      - Trang nhà

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)