1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      5-2-2024 | VĂN HỌC

      Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Minh Nguyễn

      Trên con đường phiêu du, bản chất lãng bạt của người nghệ sĩ vẫn là một cá tính đặc thù gần như không thể trống vắng trong tâm hồn văn nghệ. Chính nhờ sự hồn nhiên trong những phút giây di động không định hướng, nhiều khi đã giúp người văn nghệ có những sự ngẫu nhiên, gần như một định mệnh. Sự sắp đặt vô hình khiến nẩy sinh bao nhiêu chuyện tao ngộ thật ly kỳ, không hẹn mà lại đến, không muốn cũng không được, vì tất cả như biểu tượng của một con vụ xoay vần, quay tít trong một không gian cố định, nhưng cũng không thoát khỏi một định luật cố định, bất di bất dịch. Một thứ đồ chơi của thiếu nhi, mãi mãi vẫn nằm trong một quỹ tích hiện hữu, khi con vụ được đánh đi lặng lẽ xoay quanh một vòng tròn nghiêng ngả vô tình, có bao giờ thoát khỏi một quỹ đạo định sẵn.


      Tôi có những say mê một cách thuần hóa với văn học nghệ thuật, như một cách sống định kiếp như vậy. Như một con vụ xoay vẫn, muốn ly cách có một khoảng không gian riêng tư trong một phút giây ngắn ngủi nào đó hình như cũng phải chờ một cuộc hóa thân, vượt thoát khỏi vòng quỹ đạo vô hình của nghệ thuật. Đã là một nghiệp chướng, thì tận cùng kiếp số vẫn phải vướng mắc bởi âm tần của làn sóng vi diệu tiền kiếp phủ vây. Khi người ta muốn thần hóa quan điểm âm tần thích nghi như thế, là người ta muốn bày tỏ rằng khi tần số nghiệp tương ứng nhau thì sẽ phải ngồi quy tụ lại quanh nhau. Giống như sự cộng hưởng của hai âm thanh giao thoa, sẽ hòa quyện thành một tĩnh lặng số không. Giống như một chùm tia sáng dương tính cộng hưởng sẽ trở thành một màn đêm âm tính, không còn ánh sáng, triệt tiêu một cách cùng cực. Sự triệt tiêu đó là những sự hòa hoãn, của những sinh linh có âm tần thích hợp, quy lại một nhóm thân quen. Từ đó, có sự thích hợp, gặp gỡ của những bằng hữu cùng chiêu số và cùng có sự tách biệt đối kháng của những con người không có duyên nghiệp giống nhau. Có nhiều lúc, tôi không hiểu sao, bỗng nhiên trong những giây phút vô tình không cố ý, tôi nhẩn nha trên một tư tưởng lạ trong một câu thơ, với sự thích thú vô cùng. Thì cũng trong thời gian đó, tư tưởng trên lại có mãnh liệt ở một đoạn thơ bằng hữu xa lạ. Sự trùng lắp giống nhau ở vài câu thơ nhiều lúc khiến hai tác giả phải giật mình và phải hiểu lầm nhau. Nhưng không, nếu sáng tác không là một sự cầm nhầm, thì quả thật hai tư tưởng nhiều lúc cũng gần nhau như đồng điệu. Với con người cũng vậy, sự hốt nhiên gặp gỡ, lúc đầu còn xa lạ như những sắp đặt do giờ khắc tương phùng mà cả hai bên đã có âm tần thích hợp, thì sự tương ngộ là một lẽ thường tình.


      Bắt đầu từ năm 1969, tôi thường xuôi ngược trên nhiều tỉnh thành của Miền Nam, bằng một sự rong ruổi cho thỏa lòng giang hồ với văn chương nghiệp dĩ, ngoài ý muốn là hiện thực sẽ giúp tôi nhiều tư tưởng đột xuất để viết lách, cũng như tôi sẽ giao tiếp được nhiều anh em văn nghệ khắp nơi, có duyên nghiệp với chính mình. Lúc thì ghé Cần Thơ gặp Lâm Hảo Dũng, Trần Biên Thùy, Trần Kiêu Bạt, Lê Triều Điển. Lúc xuôi gió, bay nhẹ đến Biên Hòa, quen biết Nguyễn Tất Nhiên, lúc ngang Sa Đéc giặt áo dưới trăng với Hạc Thành Hoa... Tất cả sự gặp gỡ chỉ để đi đến một kết quả, là được thân quen suốt ngày tháng dài đeo đẳng gần 40-50 năm nay, thì quả là đã có những tần số tương ứng gắn chặt như thỏi nam châm định trước.


      Năm 1969, sau rất nhiều kỳ họp bàn bạc cho một tờ báo định kỳ ra mắt, góp mặt với văn nghệ trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng của thời đó, tôi về Sài Gòn với maket Khai Phá một, qua nhà in Chính Nguyên của nhà thơ Nghiễm Vy, đường Lý Thái Tổ, Quận 10. Ước muốn, dò hỏi giá cả in ấn, mà anh em còn tay trắng sinh viên, nên phải chắt mót tìm một giá hời cho lộ trình tờ báo được khai thông. Như đã trình bày ở trên, sức hút của những kỳ duyên đã là một yếu tố giúp ta tin tưởng sự gặp gỡ quen biết nhau đã có một xác suất khoa học như thế. Quả thật, Minh Nguyễn cũng đâu có bao giờ định trước sự gặp gỡ ngày đó tại Chính Nguyên là qua một sự hẹn hò. Chúng tôi chưa thân quen, chưa một lần diện kiến, nhưng thật lạ lùng là phải đối mặt chào nhau. Lúc đó, hình như nhà gia đình Minh Nguyễn ở cách nhà in quá một cây số, và anh chàng ấm nhom thư sinh lướt thướt đến Chính Nguyên không phải vì lý do in ấn, mà tìm họa sĩ Vị Ý vì một bài viết tạp luận trên một tờ báo. Lúc đó, Minh Nguyễn thường xuyên viết ngắn cho các báo với bút hiệu Mai Nướng. Dĩ nhiên, tôi và Minh Nguyễn tương lân, nên bắt đầu bắt tay quen biết nhau từ ngày đó. Cũng như sự tương ngộ với các anh em làm thơ viết văn thời tuổi thanh xuân quen biết nhau thật mộc mạc và nhanh như gió thoảng. Như qua cuộc hội ngộ, với bao nhiêu thăng hoa của cuộc sống, họp rồi tan như bèo nước tương phùng, chúng tôi vẫn lưu ký cho nhau những điều tốt đẹp trong sáng trên suốt đoạn đường văn nghệ cho đến ngày nay...


      Khai Phá một ra đời, thật sự không in tại Chính Nguyên như bước đầu dự tính, mà phải trải ngược đường bay xuôi về Long Xuyên, nhờ Lưu Nhữ Thụy chăm sóc, để bớt chi phí ban đầu. Chính vậy, bẵng đi thời gian hai năm, tôi không gặp Minh Nguyễn, vì nghe đâu anh đã phiêu bạt khoảng thời gian này ở tận Đà Nẵng với Cao Bá Minh và Nguyễn Huy Chương. Qua thư tín, các anh chàng một phen tao ngộ với Vũ Hữu Định, Luân Hoán, Hà Nguyên Thạch ở đằng đẵng một phương trời xa xôi.



            Lên mù sương xuống mù sương,
          tạp văn & ký (Kệ sách Học Xá)

      Minh Nguyễn viết nhiều trên các báo ngày và tạp chí, trên những tạp văn, xã luận văn học, thỉnh thoảng vài truyện ngắn lác đác được giới thiệu trên Sóng Thần, Sáng Hóa, Ngôn Ngữ... Tạp chí Khai Phá chỉ ra được 4 số, đành phải chuyển thành NXB vì những cơn lốc định mệnh. Dù chưa có bài đăng trên Khai Phá, vì mệnh yểu của tờ báo, nhưng Minh Nguyễn và Nguyễn Huy Chương cũng đại diện Tạp chí tại Đà Nẵng đến năm 1972. Minh Nguyễn trở lại Sài Gòn và về Cần Thơ, ngoài công tác riêng tư anh vẫn hăng say mài mò sáng tác để trả nợ tằm. Minh Nguyễn lăn xả chủ trương tạp chí SINH HOẠT, cùng với Nguyễn Đông Vũ và Trần Mộng Hoàng. Song song với tạp chí THAM DỰ ở Vĩnh Long. Trần Mộng Hoàng cũng sốc vác với anh em lo lắng một lượt 3 tờ tạp chí (trong đó có KHAI NGUYÊN), một cách say mê si dại. Điều cảm động khi nhắc đến Trần Mộng Hoàng, chắc anh em văn nghệ thật sững sờ nghẹn ngào hơn khi Minh Nguyễn tâm sự, có lúc tiền bạc eo hẹp, tạp chí chỉ cần tiền in ấn (không có thì nhà in đâu cho xuất kho), Trần Mộng Hoàng đã bán từng đơn vị máu để trả nợ nhà in. Chính động thái quá xót xa đó, mà Minh Nguyễn tâm sự với tôi, phải viết.


      Đến nay, gia tài văn chương của Minh Nguyễn đã hơn 10 truyện dài, hàng trăm truyện ngắn, có tác phẩm đã in, hoặc giới thiệu trên báo chí hoặc website sau này. Cuối năm 1974, tôi đang dự trù in một loạt tác phẩm của bạn bè, như Ngày đi thương sợi khói bên nhà của Lâm Hảo Dũng, Tế bào của Lưu Nhữ Thụy, Có phải thung lũng buổi chiều của Nguyễn Thị Phiên, Thơ Vũ Hữu Định... thì Minh Nguyễn cũng tham gia vào tập truyện Tình yêu sợi khói mong manh. Tôi đã thảo luận với anh Viên Linh ấn hành qua nhà in Phúc Hưng của anh. Tuy nhiên, ngày 30 tháng 04 đã làm thay đổi vận mệnh đất nước, tất cả dự tính đều dừng lại. Chính thế, tập truyện Tình yêu sợi khói mong manh của Minh Nguyễn cũng phải gối đầu nửa đêm.


      Qua năm 1990, tập truyện dài này vẫn còn khiến tôi mãi thấy một món nợ tinh thần dai dẳng, nên bàn với Trịnh Bửu Hoài đưa về Văn Nghệ Châu Đốc xin phép xuất bản. Ý nguyện ra mắt tập truyện của Minh Nguyễn kéo dài hơn 15 năm đã hiện thực. Ngày ấn loát tại một nhà in ở Cần Thơ, tôi và họa sĩ Tăng Bình như con thoi bay liệng không kịp cho ngày giáp hạt. Và ruộng lúa cũng đã đơm bông kết trái, với phần tiếp sức của nghệ sĩ Lê Ánh Nguyệt (phu nhân nhà thơ Lê Chí, em ruột nhà thơ Trần Kiêu Bạt). Tất cả bao nhiêu ân tình của những người làm văn nghệ, thật tình có những điều gì liều lĩnh và quyết đoán không thể lường trước được. Những kết quả của anh em được xem như một hãnh diện cho chính mình. Đã bao nhiêu năm tháng làm việc cật lực, bao nhiêu góp mặt rải rác trên nhiều tờ báo, nhưng cái vui trọn vẹn của người làm văn nghệ là thấy được bóng dáng rạng rỡ của đứa con tinh thần được ru ngọt ngào trước nhân sinh. Ngày phát hành, tôi lặng ngồi trước hạnh phúc của nhà văn, khi nhìn anh nâng niu từng trang giấy. Hạnh phúc không phải tự nhiên mà đến nếu Minh Nguyễn không có một sức sống cật lực cho văn chương, và nếu Minh Nguyễn bỏ rớt lại sự đam mê vô bờ bến của mình, bên cạnh một sự chán chường thua cuộc.


      Phần đóng tác phẩm của Minh Nguyễn gói ghém trong một quan điểm nghệ thuật riêng biệt. Điểm đến của văn xuôi anh là hướng về một tình yêu tuổi thanh xuân, một tuổi đầy cảm xúc chân thành, trong sáng và vị tha. Trong truyện viết của Minh Nguyễn, không có những khắc khoải đen tối của những gian trá, lường lọc của mặt trái đời sống. Hình như, anh cố tâm xây dựng một mô hình thánh thiện, một vườn hoa tình yêu đầy cây lành trái ngọt, dù có một giây phút chao lòng hờn dỗi thì đó cũng chỉ là màu sắc chấm phá cho cuộc hình thành với ước mơ chân thật. Với một thế giới quan nhẹ nhàng, tất cả những kết cấu trong tác phẩm đều có trong điểm đích. Sự thật tình yêu và sự hiểu biết đứng đắn. Những điều ghi nhận trên, sau tập truyện Tình yêu sợi khói mong manh, Minh Nguyễn đã trải dài ra nhiều cách nhìn trong sáng, dí dỏm, ở những truyện dài sau, như Người dưng khác họ chẳng hạn.


      Riêng truyện ngắn, có lẽ là đạt thành công nhất của Minh Nguyễn. Từ Cô gái mù trên cánh đồng lúa vàng, Khói trong sương, Trăm năm cũng chỉ là khoảnh khắc..., Minh Nguyễn đã gởi gắm khá nhiều ý tưởng triết học nhân bản. Sự suy tư của nhà văn rộng rãi và đa dạng một cách thầm kín hơn. Tôi tâm đắc truyện ngắn Cô gái mù trên cánh đồng lúa vàng mà lúc xây dựng tờ tạp chí Nghệ Thuật năm 1993-1995, tôi không tiếc gì khi quyết định giới thiệu với người thưởng ngoạn một cách trang trọng. Và đến nay, tôi vẫn xem Cô gái mù trên cánh đồng lúa vàng là một truyện ngắn đầy nghệ thuật, đầy nhãn bản hay nhất của Minh Nguyễn.


      Trong lúc, khoảng gần 10 năm sau nầy, hình như anh dừng bước ở truyện dài, mặc dù còn hơn 5 tác phẩm nằm yên chưa xuất bản Minh Nguyễn đã xoay qua nối cánh tay liên hoàn ở thể loại truyện ngắn. Và liên tục với những chờ đón của bạn bè, Minh Nguyễn không làm thất vọng cho những kẻ tin yêu anh. Truyện ngắn Minh Nguyễn xuất hiện ngày càng dày đặc trên các thông tin mạng và rải rác ở vài báo in văn nghệ trong nước.


      Minh Nguyễn còn nhiều e dè, mà tôi nghĩ có lẽ anh quá khiêm tốn trước búa rìu dư luận. Nhà văn chưa phải hết hơi sức cho hình hài những đứa con tinh thần được hùng dũng bật dậy bay nhảy với thế gian. Trăng vẫn soi trên những con đường trăng mọc, gió vẫn bay về những ngõ vắng gió lang thang. Mọi sự đời như nước chảy mây trôi, sá gì những ngôn ngữ chua ngoa có định hình được khắc giây nào trong lẽ sống. Đường trăng, trăng cứ soi. Đường hoa, hoa cứ nở. Và giây phút trăng soi lên ngàn cánh hoa mẫu đơn thắm đẫm màu trăng, là lúc nghệ sĩ đã hóa thân rực rỡ.


      Minh Nguyễn hiền dịu trong cuộc sống, những suy nghĩ trong giao tiếp nhiều khi thật giản đơn. Vì vậy, tác phẩm của anh cũng hòa quyện, trong một không gian trong lành mang nhiều tố chất thủy chung, giản đơn và chân thật...

      N.N.N.

      11/2008

      Tiểu sử văn học: MINH NGUYỄN


      Tên thật: Nguyễn Đức Minh

      Ngày sinh: 11 - 10 - 1944

      Nơi sinh: Mỏ Cày. Bến Tre

      . . . .

      Ngoài bút hiệu Minh Nguyễn riêng dành để viết thể loại văn học ra, khi viết báo còn ký nhiều tên khác: Nguyễn Chi Đức, Nguyễn Đức Minh, Mai Nương,  Người ngoài phố... trên các nhật bảo tuần báo, nguyệt san, tạp chí Thao Trường, Công Luận, Sóng Thần, Tiền Tuyến,Phù Sa, Lý Tưởng, Ngôn Ngữ, Sáng Hóa, Người Lao Động, Long An cuối tuần, Thanh Niên, Văn, Nghệ Thuật, Văn Tuyển, Bản thảo tác giả...


      Trước năm 1975, Minh Nguyễn theo học trường Đại học Luật khoa Cần Thơ. Năm 1966, truyện ngắn dự thi trên tuần báo Thể Thao lọt vào vòng chung kết với giải nhì. Từ đó hễ có thời gian là Minh Nguyễn lao vào viết lách. Với chút tiền nhuận bút, đủ để rủ rê bạn bè văn nghệ đi uống cà phê (thời gian này tuyệt đối anh em ít ai uống rượu).

       

      Trong số bạn bè hay gặp có Trần Bất Bạt (HS Hoàng Thụy Kha), Chu Tấn, Ngy Cao Uyên, Trần Hoài Thư, Lê Triều Điển, Bùi Đức Long, Cao Bá Minh, Thế Phong, Hồ Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn, Lê Trúc Khanh, Trần Kiêu Bạt, Trần Kiên Thảo, Lộc Vũ, Dương Hùng Cường, Ngô Nguyên Nghiễm, Lưu Nhữ Thụy, Phương Tấn, Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Huy Chương.

       

      Giữa năm 1974, với Trần Mộng Hoàng và Nguyễn Đông Vũ, bộ ba chủ trương tạp san văn học nghệ thuật SINH HOẠT in ronéo tại Cần Thơ, ba tháng một số. Tổng cộng SINH HOẠT ra mắt được ba số đến cuối 30/04/1975 thì đình bản.


      Sau 1975, trường Đại Học Kinh Tế khai giảng khóa đầu tiên nên ghi danh tiếp tục đi học lại. Thời gian này bên Hội Văn Nghệ Thành Phố có phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể do các anh Vũ Hạnh, Phong Sơn, Hoàng Bửu chủ xướng nên tham gia vào đội bóng đá cùng với các văn nghệ sĩ khác: Dương Trữ La, Trần Tuấn Kiệt, Trần Áng Sơn, Miên Đức Thắng, Nhật Trường, Từ Công Phụng, Nguyễn Long, Tony Hiếu...


      Năm 1977 tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế. Được phân công tác lên Lâm Đồng làm tín dụng ngành ngân hàng. Hai năm sau xin thôi việc về lại thành phố đi bán bánh ngọt, hoạt động văn nghệ tự do. Có các truyện ngắn đang trên Thanh Niên tuần san, Người Lao Động, Văn, Long An.


      Năm 1994, cộng tác với Ngô Nguyên Nghiễm, Trịnh Bửu Hoài, Trần Hữu Dũng, thường trực ở tạp chí Nguyệt San NGHỆ THUẬT.


      Các tác phẩm đã in:


      - Người Dưng Khác Họ - NXB Đồng Nai

      - Tình Yêu Sợi Khói Mong Manh - NXB Văn Nghệ Châu Đốc

      - Chiếc Hôn In Hình Trái Tim - NXB Mũi Cà Mau

      - Tình Yêu Thuở Ban Đầu - NXB Văn Nghệ Châu Đốc

      - Đánh Mất Tình Yêu - NXB Trẻ


      Truyện ngắn in chung:


      - Truyện ngắn 9 tác giả - NXB Thanh Niên

      - Đêm Hát Cuối Cùng - NXB Văn Nghệ Châu Đốc

      - 18 tác giả miền Nam - NXB Thư Quán bản thảo (Hoa Kỳ)


      Hiện anh còn 5 tập truyện dài và khoảng 50 truyện ngắn chưa xuất bản. Tuy nhiên, riêng loạt truyện ngắn đã được giới thiệu khá rộng rãi trên các Website trong và ngoài nước./.

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, Tập I
      Nxb Thanh Niên 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)