|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Lý Thụy Ý
Ngày trước ở miền Nam chắc chẳng có mấy ai không biết cặp song ca nổi đình nổi đám Hùng Cường và Mai Lệ Huyền với dòng nhạc kích động và nội dung những bản nhạc này thường hát về người lính VNCH như Lính Dù lên điểm, Đám cưới nhà binh, Lính mà em … nhưng có lẽ cũng chẳng mấy ai quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của những bản nhạc này!
Sau này, đọc được mấy thông tin trên Internet thì rộ lên một số vấn đề có liên quan đến bài “Lính mà em” lúc đầu chỉ tưởng là một bản nhạc thuần túy nhưng thực ra đó là tên một bài thơ “Lính mà em”!
Bài thơ này trong một thời gian được cho là của Phạm Tiến Duật, và được in trong tuyển tập Thơ Phạm Tiến Duật (Nguyễn Khắc Phục chủ biên, NXB Hội nhà văn, 2007). Tuy nhiên, sau khi tập thơ này được in, chính Phạm Tiến Duật đã khẳng định bài này không phải của mình mà của một nhà thơ nào đó ở Sài Gòn viết trước 1975.
Có lẽ ai cũng biết Phạm Tiến Duật là một nhà thơ quân đội miền Bắc Việt Nam và có khá nhiều bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” hoặc đưa cả vào dạy trong trường phổ thông như bài “Tiểu đội xe không kính”.
Tất nhiên ai cũng hiểu thơ của các nhà thơ miền Bắc thời ấy chủ yếu phục vụ cho chiến tranh, hầu như gác bỏ bên ngoài phạm vi của thơ tất cả những gì là riêng tư, ủy mị, những tình cảm yêu đương trai gái như kiểu của miền Nam.
Sau khi Phạm Tiến Duật qua đời (04/12/207), nhà văn Nguyễn Khắc Phục có lẽ là một người bạn của anh do mến mộ một người bạn quá cố đã cho đăng bài thơ “Lính mà em” trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật và phát hành rộng rãi mặc dù trước đó chính Phạm Tiến Duật thừa nhận đó không phải là bài thơ của mình!
Đương nhiên bài thơ in trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật thì thiên hạ sẽ hiểu rằng đó là thơ của Phạm Tiến Duật!
Bài thơ đã gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi yếu tố lãng mạn trữ tình được thể hiện qua những dòng cảm xúc thật chân thành của một người lính trong cuộc chiến đang ở vào thời kỳ vô cùng khốc liệt. Mà xét cho cùng người lính miền Nam hay miền Bắc thì cũng đều là những con người có trái tim của con người, cũng biết rung động trước những tình cảm rất đời thường. Có khác chăng là một người lính được tự do thể hiện những cảm xúc rất Người còn một người lính buộc phải “diệt “ cái cảm xúc cá nhân, thậm chí phải biến mình thành một con người khác với mình nếu không thì sẽ bị ghép vào “tội” thuộc một thành phần có tư tưởng “tiểu tư sản” đâm mang họa vào thân và có khi cho cả nhà!
Do đó nếu đọc bài thơ “Lính mà em” nếu quả là “của” Phạm Tiến Duật sáng tác thì chúng ta dễ dàng nhận thấy một “thi pháp” rất giống miền Nam! Đặc biệt như những hình ảnh trong bài thơ thì khó mà chấp nhận được đó là tình cảm của một “anh lính” miền Bắc với hàng mấy tháng ròng vượt đường Trường Sơn để vào “giải phóng miền Nam" kiểu như một số câu sau đây:
… Không dự lễ Nô-En cùng em được …
hoặc
… Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố …
Hồi đó bộ đội miền Bắc đi vào chiến trường miền Nam cứ mặc nhiên như là “sinh Bắc tử Nam” thì chuyện dự lễ Nô-En, cùng người yêu đi … dạo phố nghe như chuyện … viễn tưởng!
Thế nhưng không hiểu vì lẽ gì, nhà văn Nguyễn Khắc Phục cố tình ép Phạm Tiến Duật “đạo thơ” của một thi sĩ nào đó, chắc chắn là người miền Nam!
Sau này, chính “tác giả” của bài thơ trên tình cờ đọc được bài thơ “Lính mà em” đăng trên mạng của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Khắc Phục cũng với tên tác giả Phạm Tiến Duật! Và tác giả buộc phải lên tiếng….
Đọc những thông tin và kiểm nghiệm bằng thực tế rằng ngày xưa đã từng rất nhiều lần nghe Hùng Cường và Mai Lệ Huyền qua ca khúc “Lính Mà Em” thì đây chính là ca khúc do hai nhạc sĩ Y Vân và Anh Thy phổ nhạc lấy ý tưởng từ bài thơ cùng tên của nữ sĩ Lý Thụy Ý!
Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý có nguyên bản như sau:
Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
– Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: – Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ – Lính mà em!
Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
– Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé – Lính mà em!
Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
– Hãy hiểu dùm anh nhé – Lính mà Em!
Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
– Anh quen rồi, không lạnh – Lính mà em
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói: – Lính mà em!
Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!
Ngày 22/12/2012, nhà thơ Lý Thụy Ý đã lên tiếng khẳng định bài thơ này của mình bằng một email gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo, và nêu rằng bài thơ này đã từng in trên báo “Văn nghệ tiền phong” tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ “Khói lửa 20” của bà in năm 1972 tại Sài Gòn, và in trong tuyển tập “Thơ tình Năm 1975” của miền Nam.
Chính bài thơ này đã tạo nên tên tuổi của Lý Thụy Ý, và được đưa vào thi phẩm “Khói lửa 20″…
Đó là tâm tư của một người con gái miền Nam thời ấy có người yêu là lính trận, “đặc sệt” chất “Em gái hậu phương”, nói với người tình lính chiến hay dùng “Lính mà em” để biện hộ cho những lần thất hứa… Thi pháp mang nặng nữ tính và cũng thể hiện một tình cảm rất …“tiểu tư sản thành thị”.
Thế nhưng lại cũng có một bài thơ “Lính mà em” in trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật mà chính anh lại không thừa nhận, tôi chép ra đây để các bạn rộng đường tham khảo:
Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nô-En cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!
Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!
Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm Anh nhé,
Lính mà em!
Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
Làm cho người ta thêm nhớ thương
Em xa lánh những ngày vui trên phố
Để nhớ người hay nói,
Lính mà em!
Qua một số bài viết mà tôi thấy có vẻ hồ đồ trong đó tác giả kể lại là lúc đi bộ đội có nhặt được một bài thơ chép tay trong cuốn nhật ký của một người lính VNCH bị tử trận ở Đà Nẵng năm 1975 rồi cho rằng người này đã chép lại từ một bộ đội miền Bắc nào đó cũng tử trận trước đó, rồi kết luận đó là bài thơ của Phạm Tiến Duật mà vì lý do riêng tư nào đó cất kỹ, không đề tên mình rồi bài thơ lưu lạc trên chiến trường nên trở thành “tam sao thất bổn”!
Riêng tôi, tôi tin lời của Phạm Tiến Duật khi nói với nhà văn Nguyễn Khắc Phục rằng “anh không phải là tác giả của bài thơ trên” và tôi cũng tin rằng bài thơ “Lính mà em” của chính tác giả Lý Thụy Ý sáng tác năm 1967 vì sau đó, ý tưởng "Lính mà em" của bài thơ này đã được phổ nhạc và phổ biến rộng rãi trên đài phát thanh, các băng đĩa nhạc ở miền Nam vào thời ấy…
Và cũng nói thêm về tác giả, nhà thơ Lý Thụy Ý một chút cho các bạn được rõ …
Lý Thụy Ý tên thật là Nguyễn Thị Phước Lý, sinh ngày 2/4/1947, quê nội ở Quảng Nam, quê ngoại ở Thừa Thiên - Huế. Chị là một nữ văn sĩ, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết cho tuần báo Văn nghệ tiền phong, thư ký tòa soạn tờ báo này trông coi mục Văn nghệ kaki (Văn nghệ lính).
Sau 1975, Lý Thụy Ý cải tạo cùng các nhà văn, nhà báo Thanh Thương, Lý Đại Nguyên, Doãn Quốc Sỹ, sau đó về Sài Gòn lấy chồng, tiếp tục viết văn, sáng tác.
Bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý viết năm 1967, khi Phạm Tiến Duật chưa nổi tiếng ngoài miền Bắc. Trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969, chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất, bạn đọc mới biết tên tác giả này.
Theo tôi chắc chỉ có nhà văn Nguyễn Khắc Phục, người đã đưa bài thơ “Lính mà em” vào trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật mới có câu trả lời thỏa đáng …
Hoài Nguyễn – 27/11/2015
- Giai thoại về bài thơ “Lính Mà Em” Hoài Nguyễn Tạp luận
- Về chuyện văn chương – báo chí Miền Nam Hoài Nguyễn Tản mạn
• Giai thoại về bài thơ “Lính Mà Em” (Hoài Nguyễn)
Thơ tình Lý Thụy Ý (Thế Phong)
Người đàn bà đọc thơ (Thạch Cầm)
Thơ văn Lý Thụy Ý (thivien.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |