|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Chân dung nhà thơ Linh Phương
Họa sĩ Trương Đình Uyên vẽ
Đó là tập thơ mà nhạc sĩ Ngọc Bích - người học trò cũ lúc tôi còn dạy ở Trung học Gò Công năm 73 gởi tặng.
Tập thơ của nhà thơ Linh Phương, một tác giả tôi chưa hề gặp dù tôi đã từng biết đến anh qua ca khúc phản chiến dữ dội “Kỷ vật cho em” mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ anh năm 70 từ bài thơ đăng trên báo “Độc lập” ở Sài Gòn. Ta cùng nghe lại âm vang thê thiết một thời ấy:
“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại? Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về... Anh trở về trên chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng... Anh trở về, đây kỷ vật, viên đạn đồng đen. Em sang sông cho làm kỷ niệm. Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ. Anh trở về, bại tướng cụt chân. (Để trả lời một câu hỏi – Linh Phương)
Còn giờ đây là thi phẩm “Mắt Biếc” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn tháng 5.2024.
Dày 300 trang, trên giấy trắng ngà. Bìa ấn tượng bởi đôi mắt (cháu nội của nhà thơ), to tròn nhìn đăm đăm như muốn nói điều gì...
Những dòng tiểu sử ngắn gọn của nhà thơ đã nói lên cuộc đời lang bạt, lắm thăng trầm của tác giả. Tên thật Đoàn Văn Nhơn sinh ngày 06.2.1949. Nguyên quán: Thừa Thiên, Huế, sinh quán: Sài Gòn; trú quán Rạch Giá –Kiên Giang. Cũng cần nói rõ, mẹ của nhà thơ Linh Phương người Cần Thơ. Bà xã của nhà thơ là nhà văn Thanh Xuân – Hội viên Hội VHNT Kiên Giang.
Nhà thơ quê một nơi, sinh một nơi và trú tận cùng đất nước!
Đây là tập thơ in riêng thứ 6 của nhà thơ được bạn bè yêu mến, gắn kết với anh qua nửa thế kỷ chăm chút bản thảo góp tay hỗ trợ in ấn, phát hành.
Nhất là nhạc sĩ Ngọc Bích đã yêu thơ và phổ thơ anh hơn 20 bài thơ từ mối duyên văn nghệ (chị em kết nghĩa với vợ nhà thơ Linh Phương khi tìm đứa em thất lạc ở Cà Mau)
Một điều thú vị, ngoài tấm ảnh của anh chụp chung với nhạc sĩ Phạm Duy năm 2005 và ảnh gia đình; còn lại là 6 tấm ảnh của con gái, cháu nội được phân bổ đều minh họa cho tập thơ dụng ý làm nổi bật nhan đề thi phẩm (Mắt Biếc). Do vậy, khoảng 30 đến 40 trang ta lại thấy đôi mắt to tròn, đen láy nhìn xa xăm...
Cho nên cảm nhận của tôi bao trùm là tập thơ này là ĐẸP và TÌNH!
VẺ ĐẸP: Giấy trắng ngà, dàn trang cỡ chữ, ảnh của nhà thơ, và con cháu xen kẽ minh họa. Đánh số từng bài thơ cùng ảnh những cành hoa nhỏ tinh tế (cách 10 trang đến 20 trang) làm cho người đọc không choáng ngợp khi giở đọc từng trang nối nhau chữ và chữ của hai trăm linh hai bài thơ và mười ca khúc do nhạc sĩ Ngọc Bích phổ nhạc.
CHỮ TÌNH:
Linh Phương từng nói về đời mình:
“... Sau năm 1975, đúng hơn là năm 1978, tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau, ba chìm bảy nổi... không còn chốn dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi: Tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xử với nhau tốt hơn... Một “cuộc đời chịu nhiều đắng cay, khổ nạn”. (Người nuôi dưỡng ngọn lửa tình yêu cuộc sống cháy bỏng, trang 8 và 10 - Trần Hữu Dũng)
Còn với nhà văn Nguyễn Cẩm Thy, Đoàn Văn Nhơn - Linh Phương người lính trận năm xưa khi về lại đời thường từng “trải qua chuỗi ngày dài đầy bi kịch". "Bi kịch của người lính thất trận không tháo chạy mà chấp nhận đối mặt với tù đày, cải tạo... và rồi, lưu đày nghiệt ngã trên mảnh đất quê hương mà mình hằng yêu mến”. (Lời tựa viết cho Mắt Biếc của Linh Phương, trang 21).
Nhà văn dành 16 trang viết cho tập thơ “Mắt Biếc” khơi gợi, bám chặt cảm thấu và hít thở đủ đầy chữ tình của con người thơ và đời thơ Linh Phương.
Nhà thơ Vũ Trọng Quang cho ta hiểu đầy đủ về niềm đam mê thơ của Linh Phương từ lời tình thân của nhà thơ viết cho anh “Tôi và Vũ Trọng Quang làm bạn với nhau hơn nửa thế kỷ... hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, mỗi người một dòng thơ không giống nhau... nhưng chúng tôi vẫn nặng lòng cùng thi ca, nặng lòng từ thuở mới tập tễnh làm thơ cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ - chúng tôi vẫn say mê như thời trai trẻ rất xa... rất xa” (Mắt Biếc chưa phải là tập cuối cùng - trang 28, 29)
Quả thật như thế, “bằng nỗi nặng lòng cùng thi ca... say mê như thời trai trẻ rất xa...” Linh Phương đã gởi tặng đời, bạn yêu thơ tập thơ 200 bài – “Mắt Biếc”.
Riêng tôi, chúng ta hãy để tâm hồn mình cùng xao xuyến với thơ Linh Phương:
Mắt biếc thương anh mắt buồn
Mưa ngâu thương anh mưa khóc
Theo chồng rẽ sang lối khác
Trái tim thành gió bay đi
Để lại một mối tình si
Dưới hàng quỳ tươi đầy mộng
Để lại em ngày mới lớn
Tóc thề che khuất bờ vai...
Mắt biếc thương anh mắt buồn
Sài Gòn thương anh muốn khóc
Môi ngoan ngọt ngào hương mật
Giòn tan ơi giọng thầm thì…
Mấy chục năm trời lận đận
Khổ đau gánh hết một đời
Mắt biếc thương anh vời vợi
Bên đây chín đợi mười chờ.
(Mắt biếc)
Với Sài Gòn, một thời trai trẻ, yêu em, yêu thơ:
Buổi sáng ở đây anh nhớ Sài Gòn
Thèm được ngồi bên em - đi hết phần đời còn lại
Thèm hôn đôi môi – hôn đôi bàn tay – hôn đôi chân trần – đôi mắt khờ dại
Buộc trái tim em nhoi nhói bao lần...
Buổi sáng ở đây anh nhớ Sài Gòn
Với những câu thơ dự phòng sắp tới
Bởi sự dịu dàng trong anh làm sao níu nổi
Nếu trái tim anh lạnh lùng vô cảm
Đừng bật khóc khi nghe tin buổi sớm mai này
Không còn sống về Sài Gòn – về thăm em lần nữa
Đừng ân hận bởi vì do anh chọn lựa
Khi quyết định cho mình quyền được chết vì yêu...
(Buổi sáng ở đây anh nhớ Sài Gòn)
Nỗi niềm đau đáu mà nhà văn Nguyễn Cẩm Thy đồng cảm, “Bi kịch của một người con trai đi trả nợ non sông đến khi về nhà lại chịu cảnh mất vợ mất con. Bi kịch của người con không kịp về với cha trong phút lâm chung... Bi kịch của một anh hùng lỡ vận, làm một kiếp long đong, lang bạt, ngòi bút của chàng thư sinh phải vất vả mưu sinh..." trang 21
Mấy mươi năm ta chưa hề hận
Dù bể dâu trôi dạt quê người
Chuyện nhục vinh trôi như cơm bữa
Vinh nhục nào mà chẳng nếm qua
(Ta và em)
Thưa ba! Con cúi đầu tạ lỗi
Hương hồn ba ở cõi vĩnh hằng
Tha thứ giùm đứa con lưu lạc
Chưa lần về thắp nén nhang thơm
Thưa má! Con cúi đầu tạ lỗi
Nửa đời người xuôi ngược bỏ quê nhà
Để má mỏi mòn trông với đợi
Dấu chim biền biệt góc trời xa.
(Con xin tạ lỗi Ba Má)
Phận mình đầy nghiệt ngã, nhưng tình của nhà thơ gởi vào thơ vẫn thắm tươi, dạt dào xúc cảm:
Có phải chính em không mắt biếc
Môi mỉm cười ngậm đóa Tường Vy
Hai hàm răng đều như cắn chỉ
Vạch nối mùa xuân với đất trời...
Mắt biếc ơi đừng bao giờ chán
Dẫu Tết về - thêm tuổi – thêm già...
Vẫn là anh – vẫn là anh mãi
Mang niềm vui hạnh phúc ngọt ngào
Tặng mắt biếc mùa xuân yêu dấu
Ngàn nụ hoa màu tím long lanh.
(Mùa xuân và mắt biếc)
Tình nào hơn tình này:
Cầm tay anh lại muốn hôn
Đôi chân nhỏ xíu trắng ngần thật xinh
Thơm lừng mười ngón búp sen
Xa lơ xa lắc mùi em vẫn còn
Cầm tay anh lại muốn hôn
Lưng trần và chiếc eo thon một thời
Anh say đắm anh làm thơ
Anh điêu đứng giữa đôi bờ ngực em
Cầm tay mà nhớ như điên
Đuôi con mắt liếc thuyền quyên rất tình
Sài Gòn bỗng chốc lặng thinh
Khi nhìn hai đứa chúng mình hôn nhau.
(Nụ hôn rất Sài Gòn)
Và cũng không gì xác đáng hơn khi ta đọc những lời gan ruột của nhà thơ ở (trang 5) đầu thi phẩm:
Tôi làm thơ như là trả chút nợ đời
Cho những đớn đau hạnh phúc trong cuộc sống
Có thể là lời trối trăng khi tôi nằm xuống.
Có thể thơ tôi không hay
Nhưng vì cuộc sống này
Cuộc sống của riêng tôi
Như cần một tấm lòng
Một trái tim tuyệt vời
Biết yêu tôi
Và yêu thơ.
(Bộc bạch)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến”, đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
Nhưng nhà thơ Vũ Trọng Quang, người bạn thơ “làm bạn với anh hơn nửa thế kỷ” vẫn đoan chắc rằng: “Mắt Biếc” chưa phải là tập cuối cùng. Niềm tin và yêu quý bạn lấp lánh nở hoa!
Còn với chúng ta thì sao?
Xin mượn lời nhà văn trẻ đất Bạc Liêu bày tỏ: “Linh Phương là thi nhân của tình yêu và là chứng nhân của tan hợp”.
Có lẽ, bằng nghị lực của người cảm tử quân năm xưa đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã đời thường. Và cũng bằng chính tình yêu thiết tha với thơ ca, một lần nữa Linh Phương trút cạn nỗi niềm với đời, với bạn bè thi hữu... qua 200 bài thơ trong tập "Mắt Biếc" (Nguyễn Cẩm Thy, bđd, trang 26)
Thay lời kết:
1. Mong rằng những dòng cảm nhận của người viết về đời thơ, tình thơ của người viết về tập thơ “Mắt Biếc” của nhà thơ Linh Phương chưa được chăm chút hoàn hảo vẫn được các bạn yêu thơ đón nhận.
2. Điều mong hơn nữa các bạn hãy ủng hộ thiết thực mua giúp tập thơ “Mắt Biếc” của Linh Phương:
+ Tập thơ “Mắt Biếc” dày 306 trang in trên giấy tốt, trình bày đẹp trang nhã.
+ Giá bán mỗi cuốn là 220.000 đ. Bưu điện sẽ gởi đến tận địa chỉ của các bạn.
+ Các bạn liên hệ các địa chỉ:
(1) Vào Messenger của Ngọc Bích Do Phạm hoặc Messenger fanpage của Nhạc sĩ Ngọc Bích (số ĐT: 0934836778).
(2) Nguyễn Thị Thanh Xuân (bà xã của nhà thơ) địa chỉ 174/7 đường Đống Đa, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT 0919244585
(3) Vào Messenger của Nguyễn Nguyên Phượng, ĐT: 0985709426
Như đã nói đầu bài viết, tôi chưa có dịp gặp nhà thơ Linh Phương lần nào, chỉ biết và hết sức mến mộ anh qua ca khúc “Kỷ vật cho em" trước năm 1975.
Nhưng tin chắc rằng “mọi duyên lành sẽ kết nối những người lương hảo” (Nguyễn Cẩm Thy)
Nguyễn Nguyên Phượng
Sài Gòn – Gia Ray, ngày 20 tháng 8 năm 2024
- Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" Nguyễn Nguyên Phưọng Nhận định
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Kỷ Vật Cho Em (Terry Lee)
• Linh Phương, Kỷ Vật Cho Em (Ngô Nguyên Nghiễm)
- Đọc lại “Kỷ Vật Cho Em” của thi sĩ Linh Phương (Nguyễn Lệ Uyên)
- Linh Phương (Phan Nguyên)
(cafevannghe.wordpress.com)
- Vấn đề đã xác minh (Ai là tác giả bài thơ “ Kỷ vật cho em “) (Nguyễn Hòa vcv)
- Câu Chuyện Về ”Kỷ Vật Cho Em“ và “Để Trả Lời Một Câu Hỏi" (Tuan Ton)
- Kỷ Vật Cho Em – Hoài Niệm Về Một Bài Hát (Xuân Đỗ)
- Nguồn gốc đầy bí ẩn của ca khúc “Kỷ vật cho em” – Nhạc khúc về những góc khuất bi quan đầy tang khóc và thảm thiết của chiến tranh (thoixua.vn)
• Tản mạn về bài thơ kỷ vật cho em (Linh Phương)
- Nhà thơ Linh Phương nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ – bài hát “Kỷ Vật Cho Em”
Thơ trên mạng: - Thi Viện
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |