|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Linda Lê
(1963 – 9.5.2022)
Linda Lê sinh năm 1963 tai Dalat, Viet Nam, 14 tuổi qua Pháp "hồi hương". 1981.
học tại Lycee Henry IV để chuẩn bị thi vào Ecole Normal Supérieur, không đậu nên vào học Sorbonne.
Tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1984. Linda Lê mất ngày 9 tháng Năm, 2022.
Đã xuất bản 10 tiểu thuyết:
- Autres jeux avec le feu, Les aubes, Calomnies, Les dits d'un idiot, Lettre morte, Les trois parques, Voix, Personne, In Memoriam (đều do Christian Bourgois xuất bản), À l’enfant que je n’aurai pas (NiL xuất bản)
Khảo luận:
- Tu écriras sur le bonheur (Presses Universitaires de France P.U.F. xuất bản), Les evangiles du crime (Julliard xuất bản), Marina Tsvetaieva, Comment ca va la vie? (Jean-Michel Place, col. Poesie xuất bản), Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau, Par ailleurs (exils) (Christian Bourgois).
Nguồn: Linda Lê: Văn Chương Vô Xứ, Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu tưởng niệm tròn 1 năm nhà văn Linda Lê qua đời (9/5/2022 – 9/5/2023), diendantheky.net
Nhà xuất bản VĂN tại California vừa cho phát hành bản dịch quyển "VOIX" – Tiếng Nói – của nhà văn viết tiếng Pháp gốc Việt Linda Lê. Trong một buổi phát thanh trước đây chúng tôi đã có dịp giới thiệu Linda Lê với tác phẩm "Chơi với lửa kiểu khác", hôm nay chúng tôi lại có dịp được giới thiệu nhà văn nữ này qua bản dịch ra tiếng Việt một tác phẩm được khen ngợi nhiều nhất của cô. Vì Linda Lê viết các tác phẩm bằng Pháp văn cho nên văn chương của Linda Lê còn quá xa lạ với độc giả Việt không những ở trong nước mà còn cả ở ngoài nước. Lẽ ra sách của Linda Lê cần được giới thiệu đến người đọc Việt, nhất là người đọc trong nước sớm hơn, nhưng rất tiếc vì những giới hạn ngôn ngữ và sự quan tâm cũng như khả năng nhìn nhận văn học của giới phê bình trong nước cho nên khá nhiều những tác phẩm văn chương hiện đại có giá trị không được thông tin đến độc giả văn chương. Chính vì lý do đó chúng tôi cho rằng việc cho xuất bản "Tiếng Nói" của dịch giả Nguyễn Đăng Thường (ông hiện cư ngụ ở London, Anh Quốc) và nhà xuất bản Văn ở California do nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng chủ trương là một việc làm đáng khen ngợi.
Nhưng không hiểu có thể nào bản dịch này được bày bán ở Việt Nam? Trong khi những tác phẩm của một số nhà văn Việt được chuyển sang Pháp văn và Anh văn được bày bán tự do ít nhất là ở Mỹ và Pháp nhưng không được giới đọc sách thế giới chú ý, đánh giá cao về mặt văn chương nhưng lại được giới thiệu khá ồn ào, còn những nhà văn gốc Việt viết bằng Pháp văn và Anh văn tuy rất được độc giả và giới phê bình văn học thế giới ca ngợi và còn được dùng làm đề tài cho những luận án văn chương cấp Tiến sĩ ở các đại học danh tiếng lại không được giới thiệu tới độc giả Việt. Chúng tôi cho đó không những là một thiếu sót lớn mà còn là một thái độ tinh thần thiếu trung thực trong việc làm cây cầu nối liền giữa nhà văn và người đọc của giới làm việc giới thiệu và phê bình văn học hiện nay. Cho nên khi "Tiếng Nói" bản dịch ra Việt văn ra mắt độc giả chúng tôi cho đó là một khởi đầu tuy chậm trễ nhưng nói lên được tinh thần trách nhiệm với độc giả, nhất là những người đọc trẻ không có phương tiện mua sách và khả năng ngoại ngữ.
"VOIX" của Linda Lê do nhà Christian Bourgois ở Paris xuất bản năm 1998. Tuy chỉ là một quyển sách mỏng 70 trang nhưng tác phẩm này đã xác định một chỗ đứng xứng đáng trong nền Văn Chương viết bằng Pháp văn của Linda Lê. Kể từ hơn ba thập niên trở lại đây, với sự xuất hiện của các nhà văn di dân và sự bừng nở trong giai đoạn thế giới đi vào toàn cầu hóa của nền Văn chương Vô xứ, giới giảng dạy văn chương thế giới đã phân biệt rõ ràng giữa Văn chương Anh-Mỹ (English-American Literature) gồm tất cả tác phẩm của những nhà văn bản xứ và Văn Chương viết bằng Anh văn (Literature in English) gồm tất cả tác phẩm của những nhà văn không phải là người bản xứ nhưng sử dụng Anh văn để sáng tác. Chúng tôi nghĩ cách phân chia này cũng có thể được dùng cho các tác phẩm viết bằng những ngôn ngữ khác như Pháp văn, Đức văn... của những nhà văn không phải dân bản xứ. Như Linda Lê viết bằng Pháp văn hay Salman Rushdie, Monique Trương viết bằng Anh văn chẳng hạn. Hầu hết những nhà văn này không chấp nhận nhãn hiệu nhà văn Pháp hay nhà văn Anh-Mỹ. Họ thuộc nền Văn Chương Vô Xứ (Literature of displacement như cách gọi của Salman Rushdie hay Littérature déplacée như cách gọi của Linda Lê).
"Tiếng Nói" của Linda Lê do Nguyễn Đăng Thường dịch, Dinh Linh viết bài Giới thiệu và Nguyễn Xuân Hoàng viết Bạt. Nguyễn Đăng Thường là một dịch giả uy tín từ trước 1975 ở Miền Nam. Bản Việt văn của ông cho thấy người dịch không những bám sát được với nguyên bản mà còn trung thành với văn phong của Linda Lê. Trong bài giới thiệu Dinh Linh viết:
"Linda Lê là một nhà văn rất xa lạ nhưng lại rất gần gũi với chúng ta. Rất xa lạ vì cô là một nhà văn (có) một cách viết thôi miên, kỳ diệu, đôi khi quái đản, khác hẳn những nhà văn Việt Nam... Trong một bài phỏng phấn, Linda Lê đã ví nước Việt Nam như một cái thai chết cô luôn phải cưu mang. Chính vì thế mà Linda Lê thật gần gũi với chúng ta... Đã đến lúc độc giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức một tài năng rất hiếm có đã xuất phát từ đất Việt."
Trong bài Bạt, Nguyễn Xuân Hoàng nói đến cái số phận long đong trễ muộn của "Tiếng Nói" bản Việt văn.
Theo Nguyễn Xuân Hoàng, lẽ ra quyển sách đã ra mắt độc giả sớm hơn nhiều vì Nguyễn Đăng Thường đã hoàn thành bản dịch từ năm 2001 và hoàn chỉnh vào năm 2003, Dinh Linh cũng đã làm xong bài giới thiệu sách ngay sau đó, nhưng vì Nguyễn Xuân Hoàng Chủ biên Tạp chí Văn bị "virus" hai lần tấn công chiếc máy computer của anh và bản dịch lưu trữ trong máy tưởng chừng đã biến mất vì khả năng sử dụng computer của anh rất giới hạn. Nhưng rồi "Tiếng Nói" cũng được cứu vãn, được in ra vào tháng 7, 2005. Nguyễn Xuân Hoàng nhận trách nhiệm về sự "chậm trễ không thể tha thứ được đó."
Ngay dưới tựa chính của sách "Tiếng Nói" là tựa đề phụ "Một Cơn Khủng Hoảng." Tác phẩm này có thể coi là một quyển trong bộ sách gồm ba quyển: Lettre Morte, Les Trois Parques, và Voix Linda Lê đã viết để giải quyết câu hỏi "tại sao viết?", viết để hiện hữu, trong một giai đoạn phải dứt khoát về những vấn đề sinh tử của một phụ nữ có hai dòng máu sống lưu đầy như: vấn đề bản ngã, ngôn ngữ, quê nhà, tình cảnh chênh vênh sau khi từ thiên đường tuổi thơ đã mất bước vào địa ngục lưu đầy, hình ảnh người cha đã mất cô rất yêu thương trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi có thể đưa đến hành vi tự hủy (viết phải chăng cũng là tự hủy?). Đặt trong bối cảnh đó chúng ta sẽ hiểu được cái tựa đề thứ hai của quyển sách "Một Cơn Khủng Hoảng"
Trong nguyên bản Pháp văn do nhà Christian Bourgois xuất bản, phần mở đầu từ trang 7 đến trang 19 Linda Lê cho thấy nhân vật chính đang sống trong một "trung tâm khủng hoảng... hoặc trong một sân khấu với những kịch sĩ đóng vai của họ và giao cho tôi một vai nhưng để mặc cho lựa chọn những lời đối đáp." Những nữ kịch sĩ này mỗi người có một tiếng nói, bề ngoài tưởng như nói với người khác nhưng thực ra những lời rối bời điên loạn vô nghĩa của mỗi người nói lên một sinh mệnh riêng, một nỗi cô độc đớn đau không thể cứu chữa. Nhân vật chính của "Tiếng Nói" trong phần đầu sách hoàn toàn thinh lặng, không có tiếng nói. Và khi đêm xuống, khi tất cả mọi người đã đi ngủ "Tôi còn lại một mình, ngồi trên cái hành lang hun hút chìm trong bóng mờ."
Từ những phần sau quyển sách, mỗi đoạn không quá 5 trang, nhiều đoạn chỉ có 1 trang là lời độc thoại của nhân vật tự sự, một phụ nữ trẻ không tên. Cô đang ở trong một cơn khủng hoảng điên loạn: cô đang vừa ẩn nấp vừa trốn chạy trước nỗi ám ảnh kinh hoàng bị rượt đuổi hoặc sẽ bị ám hại hoặc sẽ tự hủy. Loáng thoáng trong lời tự sự chúng ta biết được cô là một nhà văn, đang đau đớn cực độ trong hoàn cảnh của một kẻ xa lạ khánh tận cạn kiệt trên một xứ sở cô ngạc nhiên nhìn thấy "như thể là một xứ sở mình biết hết ráo và mình cũng lại chẳng biết gì ráo trọi" (Le Complexe de Caliban, Je me souviens, p.95.) Trong cuộc trốn chạy ẩn núp này cô luôn mơ thấy người cha. Khi thì cô thấy ông hiện về trên thân thể quàng tấm áo choàng bằng lửa, khi thì hai tay nâng quả cầu lửa, khi thì nầm trên bàn mổ hoặc đang ở trên một chiếc thuyền nhỏ bốc cháy, khi thì nằm trên một tảng đá trong vườn bỗng chốc biến mất. Cha cô thống trách cô đã đốt những lá thư ông viết cho cô từ sau ngày chia lìa, cô không cứu ông. Trong cơn khủng hoảng cũng có lúc cô thấy "Tôi đang ở xứ sở của thời thơ ấu. Tôi tìm ngôi nhà có những tấm cửa xanh. Chỉ còn một đống tro. Những mình chữ lấp lánh ở dưới đáy, những nguyên âm què cụt, những phũ âm với những nét sổ bị đứt lìa. Tôi thọc bàn tay xuống, khua đám tro, một tiếng nói thoát lên từ đó, Mày đã giết cha."
Mất quê nhà, mất cha và mất luôn tiếng mẹ. Trong một lần trốn chạy cuối cùng lên một vùng núi non tuyết phủ, cô đã tìm lại được niềm an bình, dùng tuyết để dập tắt tấm áo rực lửa trên thân thể cha nhưng "Thân thể người hiện ra, đã cháy thành than dưới tấm áo choàng. Người mỉm cười. Tôi nhảy múa chung quanh cha tôi. Những bước chân tôi lún sâu dưới tuyết. Có một tiếng nói cất lên, Mày đã cứu cha. Tôi tiếp tục theo đuổi con đường của tôi... Tôi gần như đã đạt tới đích, cái thiên đường sầu muộn ấy nơi có những hạt trắng rơi rơi." Con đường cô theo đuổi, như chúng ta biết, là con đường Văn chương. Như thế Linda Lê đã tống táng xong cả người cha lẫn quê nhà và cô đã tìm thấy sở cứ của mình là văn chương.
Theo dõi những tác phẩm Linda Lê viết sau "Tiếng Nói" người đọc thấy cô bước sang một giai đoạn sáng tác khác. Thế giới và nhận vật tiểu thuyết của Linda Lê trong những tác phẩm viết sau năm 2000 như Les Aubes, Autres jeux avec le feux, Personne... đã thênh thang hơn, đã gần gũi với tình yêu hơn. Chúng ta mong Linda Lê sẽ còn cho chúng ta đọc những tác phẩm vang vang tiếng nói nóng bỏng của lòng kiêu hãnh, của cuộc sống vô xứ đi tìm một quê nhà trong tâm tưởng.
- Đọc The Book Of Salt của Monique Trương Đào Trung Đạo Điểm sách
- Đọc Tiếng Nói của Linda Lê Đào Trung Đạo Điểm sách
- Đọc The Boat của Nam Lê Đào Trung Đạo Điểm sách
• Đọc Tiếng Nói của Linda Lê (Đào Trung Đạo)
• Linda Lê: Cuộc Đời và Tác Phẩm (Đào Như)
- Linda Lê: Văn Chương Vô Xứ, Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu (Đào Trung Đạo)
- Lan Dương: Linda Lê, Tác Phẩm Và Sự Tiếp Nhận (Đặng Phương Chuyển Ngữ)
- Linda Lê luôn ám ảnh bởi “viết” và “chết” (Nguyễn Khánh Long)
- Người đọc của Linda Lê (Nhã Thuyên)
- Linda Lê - người khám phá đến tận cùng ý nghĩa của ngôn từ (Hứa Mộc)
- Linda Lê - nhà văn gốc Việt số 1 ở Pháp đột ngột qua đời (Thiên Điểu)
- Linda Lê: Người đã đi xong hành trình rời khỏi chính mình (Bảo Chân)
- Nhà văn Linda Lê: Người ra đi – văn chương ở lại... (Thúy Huyền)
- Người chết viết văn (Bùi An Bình)
- Tiểu sử (wiki)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |