1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê văn Thiện vừa vĩnh biệt chúng ta (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-8-2018 | VĂN HỌC

      Lê văn Thiện vừa vĩnh biệt chúng ta

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Lê Văn Thiện
         (1947-30.7.2018)

      Bạn thơ trong nước vừa cho hay là nhà văn Lê Văn Thiện qua đời ngày 30.7.2018 tại quê nhà thôn Tân Dân, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà sau cơn đau tim.


      Tin buồn đến dồn dập. Chỉ trong tháng 7 có 2 người bạn văn chương của tôi qua đời. Phạm văn Bình ngày 22-7 và Lê văn Thiện ngày 30-7.


      Cách đây 8 năm, chúng tôi có gom 2 tập truyện của Lê văn Thiện xuất bản trước năm 1975, đê in thành một cuốn dưới nhan đề “Truyện ngắn Lê Văn Thiện trước 1975″. Đó là tập truyện Một Cách Buồn Phiền (Văn, 1969) và Sao Không Như Ngày Xưa (Côi Sơn, 1971).



       

      (bìa Tập truyện: “Truyện ngắn Lê văn Thiện trước 1975” Thư Ấn Quán 2015)

      Trong phần mở của Truyện ngắn Lê văn Thiện trước 1975, chúng tôi viết:



             Bìa Một cách buồn phiền
           (Văn 1969)

      “Trước 1975, tên tuổi Lê Văn Thiện được biết nhiều như là nhà văn trẻ, qua những sáng tác đăng trên các tạp chí quen thuộc bấy giờ. Là một người viết trẻ mang áo lính, ông đã sáng tác trong hoàn cảnh và điều kiện như thế này:

      … Nhiều ngày tôi không tắm giặt. Tới bữa thì ăn, không biết đói. Đánh nhau, không lạ. Tôi đã thấy tận mắt hàng trăm cái chết, kiểu chết của hai bên, của dân thường. Nhưng đây, trên vùng rừng cháy nám đặc sệt mùi khói bom này, cảnh tượng dữ dội kinh dị vẫn làm tôi choáng. Xong việc, trực thăng bốc chúng tôi ra Kontum, chờ xe đưa về Cheo Reo… Sắp tết, nhưng thị xã đìu hiu này chẳng có tí chút dấu hiệu xuân nào. Chợ đổ nát từ đầu năm Mậu Thân vẫn đứng đó, còn nguyên đổ nát, tường xám đen, cột chằng chịt dấu đạn, mái tôn cong vênh. Người đi đường vật vờ. Xe nhà binh chạy trong bụi. Tiêu điều như các thị trấn hoang dã trong những phim cao bồi Mỹ… Vào tiệm sách nhỏ gần chợ, tôi mua một tập thơ Phạm Thiên Thư, một cuốn sách dịch Krishnamurti. Lạ, sau những gì đã thấy trên núi, mình vẫn ăn uống, nói cười, đi dạo phố, đọc sách triết! … (trích Một Thời, tháng 2-2010)


            Bìa Sao không như ngày xưa
       (Côi sơn 1971)

      Trong hoàn cảnh và điều kiện nghiệt ngã như vậy mà Lê văn Thiện vẫn viết, tác phẩm Thiện vẫn tiếp tục được ra đời. Bên cạnh Thiện còn có một lực lượng hùng hậu những cây bút trẻ khác. Họ sống xa Saigon, phần lớn gối đất nằm sương, đêm ngày đối diện thường trực với sinh tử. Sáng tác của họ vẫn theo những phong thư đóng dấu khu bưu chính để bay về Saigon, để góp phần cho một nền văn học thời chiến hùng vĩ. Bằng chứng là báo Văn cứ vài tháng ra một chủ đề những cây bút trẻ, báo Bách Khoa, Khởi Hành, Ý Thức, Trình Bày, Vấn Đề, Thời Tập cũng tràn ngập những sáng tác bài vở của những cây bút trẻ. Đó là chưa kể các tạp chí văn học ở địa phương.


      Với một nền văn học đồ sộ như vậy, nhưng giờ đây, chỉ còn lại một bãi nghĩa trang im lặng. Muốn tìm lại một tác phẩm của thời chiến quả thật khó khăn. Ngay cả tác giả cũng không còn giữ… thì biết tìm ở đâu bây giờ?


      (trích từ Truyện Ngắn Lê văn Thiện trước 1975, Thư Ấn Quán xb 2010)

      Lê văn Thiện đến với văn chương đầu tiên bằng bút hiệu Văn Lệ Thiên qua truyện ngắn “Ngoại Lệ” đăng trên Văn số 47 năm 1965. Với bút hiệu này, Văn đăng thêm 3 truyện ngắn của anh nữa. Đó là Chiếc phao (Văn số 104), Âm Thầm (văn số 98), Xó chợ (Văn số 53), và Bách Khoa một truyện: Một lần chiến bại (Bách Khoa sồ 282).


      Sau đó, anh đổi bút hiệu từ Văn Lệ Thiên sang Lê văn Thiện. Và truyện ngắn của anh tràn ngập trên Văn, Bách Khoa, Trình Bày…


      Đến năm 1969, cơ sở Văn xuất bản một tập truyện của Lê văn Thiện. Đó là “Một cách buồn phiền”. Trong phần giới thiệu, nhà văn Trần Phong Giao xem việc xuất bản tập truyện này như ”một khám phá của cơ-sở VĂN”. Tập truyện ra đời, nói là khám phá, nhưng còn bao hàm một cái gì khác mà chỉ có Trần Phong Giao mới có, đối với những người viết trẻ chiến đấu ngoài vòng đai SG. May ra người ta xét khả năng cho LVT trở về phục vụ ở một đơn vị không chiến đấu chăng.


      Lê văn Thiện đã sống và lấy chất liệu từ cuộc sống của anh để viết. Anh không ồn ào, không đeo bảng “nhà văn”, “nhà thơ”, “nhà báo”…. Anh chìm khuất trong hàng ngũ. Bao nhiêu cực khổ, gian khổ của đời lính, anh nhận như mọi người, và anh thay mặt họ để nói lên những tâm tư của những người lính thấp hèn. Anh không bao giờ đánh bóng họ qua những chiến công, chiến thắng, mà qua sự chịu đựng vô bờ của người lính mà anh là một.


      Lê văn Thiện, vĩnh biệt anh.


      *

      Giới thiệu tác giả:

      Sinh ngày 10.5.1947 tại Giã, Khánh Hòa. Học trường trung học Võ Tánh, Nha Trang. Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức. Đã từng có mặt trên khắp các chiến trường ác liệt nhất từ rừng núi Trung phần xuống vùng U Minh Đồng Tháp.


      Truyện ngắn đầu tiên, Ngoại Lệ, đăng trên tập san Văn số 47, 1.12.1965, ký bút hiệu Văn Lệ Thiên.

      Hiện tại: Làm ruộng


      Tác phẩm đã xuất bản:

      Một cách buồn phiền 1969

      Sao không như ngày xưa 1971

      Chuyện đời 2004

      Mưa Lạ 2006

      Quế 2007

      Truyện ngắn Lê văn Thiện toàn tập (Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ 2010)


      Trần Hoài Thư

      Nguồn: tranhoaithux.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)