1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng vấn Lê Quỳnh Mai – chủ đề Thơ Việt Nam (BBT Hội Luận Văn Học) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-4-2022 | VĂN HỌC

      Phỏng vấn Lê Quỳnh Mai – chủ đề Thơ Việt Nam

        BBT HỘI LUẬN VĂN HỌX
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Lê Quỳnh Mai

      HLVH: Chị đi tìm điều gì trong một bài thơ? Và có thường tìm thấy nó không?


      LQM:

      …Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

      Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây …..


      Thi sĩ còn không tìm ra được điều gì nơi thơ, thì người thường như (Lê Quỳnh Mai) làm sao tìm gì được nơi Nàng thơ! Nên thơ muôn đời là một bí ẩn, nếu tìm ra được thì đã không gọi là… thơ.


      HLVH: Chị đánh gíá ra sao về thơ ở miền Bắc trước đây, ở miền Nam trước đây, ở hải ngoại ở trong nước, đặc biệt là từ góc độ của một người không đứng cùng miền địa lý chính trị (xin lấy ví dụ: một người đang sống ở trong nước nhìn về thơ hải ngoại, hay một người đang sống ở hải ngoại đọc thơ trong nước)


      LQM: Thơ không chỉ riêng ở miền Nam đất Bắc, xứ tuyết xứ Hàn, nước Lào hay Phi châu (!). Nàng Thơ đi dép cao su từ North xuống tận South, rồi mang giầy cao gót mũi nhọn từ East qua West, và cuối cùng đi chân đất vào giữa trung tâm điểm có tên là …Tim. Tới ngay giữa hồng tâm, nàng đứng lại ngó anh này cười một cái, nhìn qua chàng nọ nũng nịu một chút, nhăn mặt liếc xéo nàng kia và quay đầu lại nháy mắt với nàng nọ. Cứ thế từ thế kỷ này qua thế kỷ nọ, Thơ quyến rũ người ái mộ nàng và làm họ rụng rời bủn rủn (!) rồi cứ ngỡ nàng đã ở trong tim của mình! Và từ đó, tương truyền rằng thơ = tim, và không có biên giới Bắc Nam Đông Tây gì cả cho Nàng Thơ!


      HLVH: Theo Anh /chị thế nào là một bài thơ hay? Xin cho ví dụ (không phải là thơ của mình), và diễn giải về ví dụ đó?


      LQM: Ban Biên tập Hội Luận khó tánh quá, người ta vẫn thường nói ”thơ mình vợ người” mà! Tuy nhiên theo thiển ý, một bài thơ hay là một bài thơ… không dở đối với người đọc nó lúc ấy! Có người đọc Thuyền và Biển của nhà thơ bạc mệnh Xuân Quỳnh thì đã cảm thấy như sóng ào ạt cuồn cuộn khắp thân thể, nhưng không diễn giải hết cảm xúc được bởi lẽ chưa học môn phê bình văn chương!

      Em sẽ kể anh nghe

      Chuyện con thuyền và biển


      “Tự ngày nào chẳng biết

      Thuyền nghe lời biển khơi

      Cánh hải âu, sóng biếc

      Đưa thuyền đi muôn nơi


      Lòng thuyền nhiều khát vọng

      Và tình biển bao la

      Thuyền đi hoài không mỏi

      Biển vẫn xa.. vẫn xa…


      Những đêm trăng hiền từ

      Biển như cô gái nhỏ

      Thì thầm gởi tâm tư

      Quanh mạn thuyền, sóng vỗ


      Cũng có khi vô cớ

      Biển ào ạt xô thuyền

      (vì tình yêu muôn thủa

      Có bao giờ đứng yên?)


      Chỉ có thuyền mới hiểu

      Biển mênh mông nhường nào

      Chỉ có biển mới hiểu

      Thuyền đi đâu, về đâu


      Những ngày không gặp nhau

      Biển bạc đầu thương nhớ

      Những ngày không gặp nhau

      Lòng thuyền đau rạng vỡ

      Nếu từ gĩa thuyền rồi

      Biển chỉ còn sóng vỗ”


      Nếu phải xa cách anh

      Em chỉ còn bão tố

      HLVH: Theo Chị thế nào là một bài thơ dở? Xin cho ví dụ và diễn giải về ví dụ đó?


      LQM: Một bài thơ dở là một bài thơ… không hay đối với người đang đọc nó! Không thể cho ví dụ vì sợ bị… ném … thơ vào…. mặt máy điện toán! Chết chứ không dỡn chơi về việc cho thí dụ bài thơ dở.


      HLVH: Có nhiều ý kiến trái ngược về thơ Việt Nam hiện nay. Nhìn chung Chị thất vọng hay hi vọng về nó? Tại sao?


      LQM: Nếu không có ý kiến thuận nghịch thì chợ Thơ sẽ buồn như mùa thu chết! Hi vọng tràn trề khi đọc bài thơ hay và thất vọng tràn đầy khi đọc bài thơ dở. Tuy nhiên tiếng mẹ đẻ của chúng ta vốn sẵn đã là nguồn thơ với Ngũ âm, thơ đã là đời sống là hơi thở của người Việt mà chính chúng ta không để ý đến. Trong cái lộc thiên nhiên ấy, hi vọng rằng người làm thơ sẽ hóa trang, make- up cho Nàng Thơ thật dễ thương, ngộ nghĩnh, lôi cuốn, huyền ảo, và… sexy. Nhưng đừng sexy với dây chuyền cổ có chữ F… thì kỳ lắm… lắm… lắm vì Nàng Thơ vốn ẻo lả đeo chữ F nặng quá sẽ té lăn đùng!


      HLVH: Chị nghĩ gì về Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong thơ? Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hậu hiện đại lên một số dòng thơ hiện nay như thơ trẻ Saigon, thơ giễu nhại, hay nêu lên một số tác gỉa cụ thể hiện nay?


      LQM: Thơ Hậu hiện đại hay bất cứ thể loại nào, nếu ý thơ tuyệt vời và phát xuất tự cảm xúc mà viết thành thì vẫn là một bài thơ hay. Thơ giễu nhại không phải là thơ, đó là VÈ của một người thích đi thọc lét người khác!


      HLVH: Không thể không nói đến các khuynh hướng thể nghiệm như thơ ngôn ngữ, thơ cụ thể, thơ trình diễn. Chị nghĩ sao về chúng? Phản đối hay ủng hộ?


      LQM: Ủng hộ tất cả những sáng tạo mới, thử nghiệm mới, vì từ nó sẽ là cơ hội để độc giả (nói chung) và giới phê bình (nói riêng) có lý do sàng lọc những đá quí như kim cương, emerald, sapphire… mà họ cần tìm! Bất cứ sáng tạo mới thử nghiệm mới nào cũng đáng được tôn trọng và hoan nghênh, nhưng tác phẩm ấy phải phát xuất từ trung tâm điểm tên Tim (như đã trả lời ở câu số 2). Như thế thơ mới không bị lạm dụng và trở thành cường điệu.


      HLVH: Thơ thế giới được dịch ra tiếng Việt ra sao? Phải làm gì để người đọc biết nhiều hơn đến thơ nước ngoài? Nhà thơ nước ngoài nào mà Chị thường đọc nhất hay chịu ảnh hưởng nhiều nhất? mặt khác tình hình giới thiệu thơ Việt Nam ra thế giới hiện nay ra sao?


      LQM: Dịch là phản, Traduire c’est trahir, Tây đã nói thế mà!


      Nhưng còn cứu vãn được phần nào khi một số bài thơ nước ngoài được chuyển dịch qua các tác gỉa khác nhau, được đi trên trang mạng văn học Tiền Vệ ở Úc của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn chủ trương, hoặc trang mạng Da Màu ở Cali do Đặng Thơ Thơ, Đỗ Lê Anh Đào, Phùng Nguyễn chủ trương. Kết quả đôi khi gây thú vị bất ngờ cho độc gỉa yêu thơ. Ví dụ bài Chơi Tôi đi do Lưu Diệu Vân chuyển dịch từ nguyên tác Fuck Me của Maggie Estep (damau.org) rất là đặc biệt so với hai bài thơ chuyển ngữ khác của Thận Nhiên và Đinh Linh, bởi lẽ người chuyển dịch là một nhà thơ nữ Việt Nam đã tận dụng khả năng và tâm trạng của chính mình, để chuyển đến độc gỉa tâm tình của một nhà thơ nữ nước ngoài.


      Nếu không tự tìm đến Nàng thơ hay Chợ thơ, thì cho dù làm cách nào cũng không thể là… người mà Nàng thơ muốn tìm!


      Muốn đọc thơ ngoại quốc bằng Việt ngữ nhiều hơn, theo thiển ý thì người đọc phải có 4 điều kiện tất yếu:


      1- Khả năng sinh ngữ, càng có vốn ngoại ngữ nhiều Nàng thơ càng mê người đọc (hay người đọc mê Nàng thơ thì… đúng hơn)


      2– Sức sáng tạo dồi dào và trí tưởng tượng dữ dội, để nhập tâm trọn vẹn một bài thơ tìm được. Đôi khi phải có trước mắt…. tượng hình, và trong tai… tượng thanh để quên đi một vài từ ngữ không thể dịch thật sát nghĩa. Những sinh viên theo học bộ môn dịch thuật chuyển ngữ đều nằm lòng cái… mánh này!


      3– Quan trọng là phải có anh La (họ Đô!) để mang đến hiệu sách tán tỉnh Nàng thơ mang về nhà để đọc.


      4- Có khả năng xử dụng máy điện toán khá, để lên Net truy lùng bắt cóc Nàng thơ xuống nhốt vào máy của mình! Tuy nhiên, trong sắp tới người đọc phải trả $$$ nếu muốn bắt cóc ai (download) trên Net, cho nên anh La (họ Đô) vẫn là điều quan trọng!


      Rabindranath Tagore là người yêu muôn thủa trong số những người tình (thơ) của người trả lời phỏng vấn này. Mặc dù chàng là người Ấn Độ, chàng là người tôi yêu (chưa chắc đã yêu tôi!), nhưng đã rao lên ngôn từ tuyệt diệu về thơ Thơ ta ơi, ta biết đem bán người ở đâu? Ở chăng nơi tiếng hát nhỏ nhoi nhất của chim cũng không lọt mất, nơi tiếng rì rào của suối tìm ra được trí khôn, nơi tất cả những sợi dây đàn trên cõi đời này mưa những dòng nhạc xuống đôi trái tim, xuống đôi trái tim thổn thức? Đến đó thơ mới buột ra câu trả lời, vâng, đúng đó.


      Một nhà thơ xứ Chili, cũng để lại sự lưu luyến lâu dài trong tâm hồn tôi mỗi khi đọc thơ ông, đó là Pablo Neruda. Ông là một trong số ít khuôn mặt nổi bật, của thế giới văn chương ở thế kỷ 20 vừa qua.


      Các nhà thơ trẻ hăng hái với chuyển dịch thi ca, hãy… fair với Nàng thơ Việt Nam, bằng cách nếu mỗi lần chuyển dịch một bài thơ nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ, thì chuyển ngữ ngay sau đó một bài thơ Việt sang tiếng nước ngoài bất kể Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Miên, Lèo, Nhật, Hàn, Ấn Ngữ hay tiếng Congo! Chỉ như thế, Nàng thơ Việt Nam mới có cơ hội trở thành… Miss của Chợ Thơ Quốc tế hoặc nếu không thì cũng có cơ hội thành First Runner- up không chừng!


      HLVH: Phê bình và lý luận về Thơ có vai trò gì đối với sự phát triển thơ ca? Tình hình giới thiệu, xuất bản, phổ biến thơ hiện nay? Có một bài viết, một cuốn sách, một công trình hay một hội nghị nào về thơ gần đây mà Chị đã đọc hay theo dõi và cảm thấy thú vị nhất?


      LQM: Dĩ nhiên phê bình lý luận đóng vai trò quan trọng trong mọi lãnh vực không riêng trong Thi ca. Tuy nhiên, nội dung của bài phê bình phải mang tính trung thực và chính xác (chuẩn), không thiên vị vì cảm tình cá nhân với tác gỉa bài thơ ấy. Nhà phê bình phải giữ đúng chức năng và vai trò của họ, khi quyết định giới thiệu đến độc gỉa một tác phẩm, bởi lẽ niềm tin của người đọc thường đặt vào bài phê bình ấy, nếu không thì có thể xảy ra nhiều chuyện tức cười, không nói được!


      Chúng ta thử hình dung lại trận bút chiến, giữa nhà phê bình Đoàn Cầm Thi và nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, chỉ vì bài viết của Đoàn Cầm Thi phê bình, thiên vị về một bức ảnh chụp phía sau cái… mông của tác gỉa Đỗ Kh, trên trang mạng talawas vừa qua thì sẽ rõ.


      Lời bàn (ngoài lề câu hỏi!): cả hai và fans của họ(!) tranh cãi lý luận đến xùi bọt mép bằng một số bài viết, mà nội dung có những từ ngữ không đẹp về nhau, nhưng trên (bức hình) thơ ấy, không ai nhìn thấy mặt tác giả. Như vậy có nhiều %… cái… mông ấy chưa chắc là của tác gỉa được phê bình!


      Những tập thơ gầy gò ẻo lả dẹp lép, vẫn được thi hữu gởi tặng đến tư gia. Người nhận trân trọng xếp lên kệ sách, sau khi đã đọc và nhìn tên chữ ký của tác giả (để gởi tặng lại sách của mình). Mặc dù cũng đã gởi thiệp cám ơn tình nghệ sĩ dành cho nhau, nhưng nhân dịp này nhờ BBT Hội Luận cho mượn diễn đàn, thêm một lần nữa cám ơn đến tất cả các anh chị đã nhớ lê quỳnh mai, mà gởi cho những dòng thơ phát xuất tự trung tâm điểm của thân thể!


      Còn nhận được những tập thơ, nghĩa là Nàng thơ vẫn còn sống mặc dù sống… đạm bạc và lẻ loi giữa hàng triệu chàng Truyện!


      Thành phố tuyết Montréal dạo này, thường cho người yêu thơ thưởng thức những buổi đọc thơ tại Hội trường Place des Arts, để làm sống lại Thi ca thế giới nói chung, và Canada nói riêng. Hơi buồn vì được dự thính toàn thơ nước ngoài, trong lúc trung tâm điểm (tim) có tiếng ai ngâm văng vẳng thơ Quang Dũng:


      Đôi mắt người Sơn Tây

      U uẩn chiều lưu lạc

      Buồn viễn xứ khôn khuây

      Buồn viễn xứ khôn khuây

      Cho nhẹ lòng thương nhớ

      Em mơ cùng ta nhé

      Bóng ngày mai quê hương

      Đường hoa khô ráo lệ…..


      HLVH: Nhà thơ và trách nhiệm xã hội. Anh /Chị nghĩ gì về vấn đề này?


      LQM: Lẽ ra phải hỏi là… Nhà kinh tế học và trách nhiệm xã hội?.


      Nhưng cũng trả lời cho xong nợ đã hứa với BBT Hội Luận Văn Học!


      Thế hệ cũ còn sáng tác còn viết bằng tiếng mẹ đẻ, là đã đóng góp được một hạt muối (chữ nghĩa) vào biển (xã hội), cho dù nó tan vào bọt nước và biến mất. Nhưng ngược lại nếu thế hệ trẻ 8X, 9X tiếp tục nối bước đàn anh, dùng khả năng ngoại ngữ giới thiệu văn học Việt Nam đến thế giới, để làm rạng danh đất nước, thì đó là trách nhiệm lớn nhất của tất cả chúng ta cần thực hiện. Trách nhiệm này không dễ dàng hoàn thành, nó đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn, chịu đựng, đặc biệt là sự khuyến khích về tinh thần của lớp đàn anh, dành cho thế hệ trẻ.


      Theo thiển ý, Không có xã hội, Nàng thơ không tồn tại. Mọi chuyện sẽ bốc khói thành KHÔNG! Không có Nàng thơ, xã hội cũng không tồn tại, xã hội sẽ loạn vì nhiều “truyện/ chuyện” quá!


      Đây là lần đầu tiên, một người đã từng…. tra tấn nhiều tác gỉả bằng micro qua chương trình VHNT, lại bị … trả báo bằng 10 câu hỏi rất thú vị! Hi vọng sẽ được 1/10 thành công. Cám ơn BBT Hội Luận đã có nhã ý mời Lê Quỳnh Mai góp mặt.


      BBT Hội Luận Văn Học

      (Phỏng vấn được thực hiện trên Website Hội Luận vanhocvietnam.org)

      Nguồn: Lê Quỳnh Mai gửi


      BBT Hội Luận Văn Học

      (Nguồn: sangtao.org)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng vấn Lê Quỳnh Mai – chủ đề Thơ Việt Nam Hội Luận Văn Học Phỏng vấn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)