1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên (Nguyễn Âu Hồng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-1-2021 | VĂN HỌC

      Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên

        NGUYỄN ÂU HỒNG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Lê Phương Nguyên
            (1942 - 7.2.2020)

      Đó là bài Ô cửa nhìn đời đăng trên Blog Phạm Cao Hoàng ngày 6 tháng 12 năm 2016. Nguyên văn bài thơ như sau:

      Ô cửa nhìn đời


      Kín bưng giữa bốn bức tường,

      Cũng may còn một ô vuông nhìn đời:

      Nhìn mùa thu lá thu rơi,

      Nhìn chiều mưa đổ tơi bời bên song,

      Lặng nhìn những buổi trời trong

      Nghe con chim hót mà lòng không vui,

      Có khi nhìn thấy mặt người,

      Lạnh căm đôi mắt thay lời chào nhau…

      Dõi nhìn chiếc én về đâu,

      Giữa trời thăm thẳm một màu chiều buông,

      Hoàng hôn nhìn sợi khói vương

      Trên hàng cây đứng cuối đường xa xăm;

      Đêm nao thoáng thấy trăng rằm,

      Qua nhanh như sợ ai cầm lấy tay…

      Cả đời nhìn mãi mây bay,

      Sao hôm nay bỗng lòng ngây ngất sầu,

      Nhắm đôi mắt nhìn thật sâu:

      Một trời tang tóc, ấy màu quê hương…

      Bờ môi mặn giọt đoạn trường,

      Vẫn xanh mơ ước con đường nở hoa…

      Có vì sao ở thật xa,

      Dịu dàng màu mắt như là cố nhân,

      Nhìn nhau tha thiết ân cần,

      Cùng tương tư một mùa xuân thiên đường…

      Đêm về nhìn ánh đèn vàng,

      Dọc tường vôi xám sáng hàng kẽm gai,

      Vách bên có tiếng thở dài,

      Biết anh đã lỡ mộng đời tự do;

      Mấy phòng liên tiếp cùng ho:

      Là lời nhắn nhủ dặn dò gì nhau;

      Nghe lòng ấm giữa đêm sâu,

      Biết đời còn những nhịp cầu tri âm;

      Trong tăm tối, nỗi vui thầm

      Tỏa hương như giữa một đầm hoa sen…

      Sắc trời bàng bạc sương in

      Tiếng con vạc lẻ vừa chìm đâu đây…

      Cửa đời nhỏ tựa bàn tay,

      Vẫn nhìn thấy ánh sao Mai rạng ngời…


      Lê Phương Nguyên

      T.20, Mùa thu 1983

      Tôi đọc bài thơ mà giật mình. Sao lại có chuyện có một bài thơ hay như vậy mà phải đợi đến hơn ba mươi ba năm mới trình làng? Thuở ấy ở T.20, Mùa thu 1983 và bây giờ là cuối đông 2016. Phải chăng tác giả đã tự ghìm mình lại để cho biển dâu huyết lệ trong suốt quãng thời gian dài ấy hun đúc trui rèn? Để cho mạch ngầm u uẩn trào dâng không nguôi? Để cho người đọc, bây giờ và sau này, có được cảm xúc uất nghẹn?


      Có khi nhìn thấy mặt người

      Lạnh căm đôi mắt thay lời chào nhau…

      Nhắm đôi mắt nhìn thật sâu:

      Một màu tang tóc, ấy màu quê hương…

      Vách bên có tiếng thở dài

      Biết anh đã lỡ mộng đời tự do;


      Phải đọc chậm, tuyệt đối không vội vàng, như tác giả đã từng ghìm bước chân mình lại, bước chậm chạp nhưng vững chắc trong suốt hơn ba mươi năm qua. Đọc chậm, để cho sức gợi từ bài thơ dẫn ta đi. Đầu tiên là đến với bài thơ Dòng sông thơ ấu cũng của Lê phương Nguyên. Bài thơ có những câu như: Trong ký ức giữa khung trời đổ nát/ Có dòng sông máu lệ tháng năm chờ. Bài thơ này sáng tác ở Quy Nhơn năm 1976. Lúc ấy, tác giả đã trăn trở: Rồi cả nước một ngày xuân rét mướt/ Con sông tôi, ai ngăn trở tôi về?/ Những hận thù, những thói đời ngạo ngược,/ Đốt bừng lên thành ánh sáng đam mê! Đốt bừng lên thành ánh sáng đam mê, nhưng thuở ấy nhà thơ không nói rõ là đam mê gì, vì như câu cuối: Trời tang thương chưa định hướng nao tìm!… Phải bảy năm chiêm nghiệm trong máu lệ, ánh sáng đam mê ấy mới định hình. Đó là Ngọn lửa Tự do, Mộng đời Tự do. Đốt bừng lên thành khát vọng Tự do. Vách bên có tiếng thở dài/ Biết anh đã lỡ mộng đời tự do. Và phải mất bao nhiêu năm nữa mộng đời của một người mới bừng lên thành nỗi khát khao của một dân tộc? Lê Phương Nguyên còn dẫn tôi đi xa hơn, đến với Bob Dylan:


      Này bạn hỡi

      Phải bao nhiêu năm một ngọn núi đứng dưới trời

      Trước khi nó bị cuốn trôi theo biển sóng cồn?

      Và phải mất bao nhiêu năm để một (vài) dân tộc có thể sinh tồn

      Trước khi người dân được tự do?

      Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió

      Câu trả lời gió cuốn bay đi.

      Phải bao nhiêu lần một người ngước nhìn lên

      Trước khi hắn ta thấy được bầu trời?

      Và phải bao nhiêu đôi tai gom lại trên đời

      Để nghe được tiếng người dân kêu khóc?

      Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió

      Câu trả lời gió cuốn bay đi.


      Một người làm nhạc, một người làm thơ, tuy đồng lứa tuổi nhưng mỗi người ở một phương trời cách biệt, hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau, vậy mà họ đã gặp nhau trong những mối buồn, trong những thao thức, từ riêng tư đến dân tộc-nhân loại. Trong trường hợp này, những ý tưởng lớn gặp nhau không có nghĩa là trùng lặp. Theo thiển ý, Lê Phương Nguyên không trùng lặp ai, kể cả thơ trong tù của Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Phùng Cung… Điểm gặp nhau của những nghệ sĩ này phải chăng là Khát vọng Tự do, Mộng đời Tự do.


      Bob Dylan, ở thể loại của mình, nhà nghệ sĩ chỉ đặt những câu hỏi. Lê Phương Nguyên vừa đặt câu hỏi vừa nuôi hy vọng. (Trong khát vọng luôn có mầm hy vọng):


      Có vì sao ở thật xa,

      Dịu dàng màu mắt như là cố nhân

      Nghe lòng ấm giữa đêm sâu,

      Biết đời còn những nhịp cầu tri âm…


      Ô Cửa Nhìn Đời là một bài thơ làm người đọc vừa quặn lòng vừa nghe lòng ấm áp. Cảm xúc thẩm mỹ thật là kỳ diệu. Sức truyền động của nghệ thuật thi ca quả là kỳ diệu. Cảm ơn nhà thơ Lê Phương Nguyên.


      December 16, 2016

      Nguyễn Âu Hồng


      ———


      Sau đây là nguyên văn ca từ bài hát của Bob Dylan rút từ Blog Phố Văn cùng bản chuyển ngữ của anh Nguyễn Xuân Thiệp.


      Bob Dylan

      BLOWIN’ IN THE WIND


      How many roads must a man walk down

      Before you call him a man?

      Yes, ‘n’ how many seas must a white dove sail

      Before she sleeps in the sand?

      Yes, ‘n’ how many times must the cannon balls fly

      Before they’re forever banned?

      The answer, my friend, is blowin’ in the wind,

      The answer is blowin’ in the wind.

      How many years can a mountain exist

      Before it’s washed to the sea?

      Yes, ‘n’ how many years can some people exist

      Before they’re allowed to be free?

      Yes, ‘n’ how many times can a man turn his head,

      Pretending he just doesn’t see?

      The answer, my friend, is blowin’ in the wind,

      The answer is blowin’ in the wind.

      How many times must a man look up

      Before he can see the sky?

      Yes, ‘n’ how many ears must one man have

      Before he can hear people cry?

      Yes, ‘n’ how many deaths will it take till he knows

      That too many people have died?

      The answer, my friend, is blowin’ in the wind,

      The answer is blowin’ in the wind.

      Bob Dylan



      Nguyễn Xuân Thiệp dịch


      CUỐN BAY THEO GIÓ


      Này bạn hỡi,

      có bao nhiêu con đường một người phải đi

      trước khi bạn gọi người ấy là người

      vâng. và có bao nhiêu biển khơi để con bồ câu trắng vượt qua

      trước khi nó nằm ngủ mơ trong cát

      vâng. và có bao nhiêu đạn pháo bay ra khỏi nòng

      trước khi những khẩu súng bị cấm tuyệt

      câu trả lời. bạn ơi. đang bay trong gió

      câu trả lời. gió cuốn bay lên

      phải bao nhiêu năm một ngọn núi đứng dưới trời

      trước khi nó bị cuốn trôi ra biển

      vâng. và phải bao nhiêu năm để một số anh em ta có mặt

      trên trái đất này

      trước khi họ được hưởng tự do

      vâng. và bao nhiêu lần gã kia quay mặt

      giả vờ không hề nhìn thấy

      câu trả lời. bạn ơi. cuốn bay trong gió

      câu trả lời. gió cuốn bay đi

      phải bao nhiêu năm để cho một con người nhìn lên

      trước khi y thấy được bầu trời

      vâng. và y phải có bao nhiêu lỗ tai

      để nghe tiếng người kêu khóc

      và phải bao nhiêu cái chết xảy ra

      để y thấy rằng có quá nhiều người đã chết

      câu trả lời. bạn ơi. cuốn bay trong gió.

      Câu trả lời. gió cuốn bay đi.

      Nguyễn Xuân Thiệp


      ————

      Ghi chú của Phạm Cao Hoàng:


      Nhà thơ Lê Phương Nguyên sinh năm 1942. Trước 1975 anh là kỹ sư công chánh chuyên ngành trắc địa, làm việc trong lĩnh vực dân sự. Anh là một người yêu nước, sau 1975 ở tù trong 15 năm. Bản tính anh kín đáo nên thơ anh chưa bao giờ xuất hiện trên báo chí trong 50 năm qua (mặc dù thơ anh hay và gắn liền với một giai đoạn chia lìa tan nát của người Việt chúng ta). Cám ơn anh Nguyễn Âu Hồng đã có một bài viết với những nhận xét rất tinh tế về thơ Lê Phương Nguyên.

      Nguyễn Âu Hồng

      Nguồn: tranthinguyetmai.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên Nguyễn Âu Hồng Nhận định

      - Đọc truyện ngắn Giữa Cọp Và Người của Trần Huiền Ân Nguyễn Âu Hồng Nhận định

      - Mùa Cá Bẹ Nguyễn Âu Hồng Truyện ngắn

      - Đọc Truyện Ngắn Lòng Trần Của Nguyễn Thị Thụy Vũ Nguyễn Âu Hồng Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Phương Nguyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Phương Nguyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên (Nguyễn Âu Hồng)

      Giới thiệu tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên (Phạm Cao Hoàng)

      Về tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên (Trương Trọng Thông)

      Phù Sa, nỗi trăn trở của một dòng sông nghẽn mạch (Nguyễn An Bình)

      Tình riêng trong thơ Lê Phương Nguyên (Tiểu Nguyệt)

       

      Tác phẩm của Lê Phương Nguyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Lê Phương Nguyên)

       

         Thơ trên mạng:

      - phamcaohoangtacgia.blogspot.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)