|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Lê Phương Nguyên
Photo by Phạm Cao Hoàng (2017)
Tôi quen Lê Phương Nguyên từ trước 1975 ở Tuy Hòa. Lúc ấy anh là kỹ sư công chánh, giữ chức vụ Trưởng Ty Điền Địa tỉnh Phú Yên. Anh hiền lành, khiêm tốn, thâm trầm, ít nói. Ít người biết biết anh có làm thơ. Anh là người có chí lớn, thích làm những việc lớn.
Sau 1975 tôi chỉ gặp anh một lần duy nhất, khoảng 1980, ở khu bán sách cũ trên đường Calmette, Sài Gòn. Ngồi uống cà phê vỉa hè với anh, tôi nói, “Lâu rồi không có tin tức của anh, tôi tưởng anh đã đi nước ngoài”. Anh đáp, “Tôi phải ở lại đây. Nếu mọi người ở đây đang khổ thì tôi phải ở lại chia cái khổ với mọi người chứ đâu có đành lòng mà ra đi”. Sau đó chúng tôi mất liên lạc - mỗi người bôn ba, bươn chải theo cuộc sống riêng.
Mãi cho đến cuối năm 2016 tôi mới liên lạc được với anh. Anh bắt đầu gửi cho tôi những bài thơ anh sáng tác trong 40 năm qua – những bài thơ chưa bao giờ bao giờ đăng tải trên báo chí, chưa bao giờ được xuất bản. Đây là những bài thơ hay, kỹ thuật điêu luyện, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhiều câu thơ xuất thần thể hiện tài năng của một thi sĩ đích thực:
Nhà em bên sườn núi
Buổi chiều xuân em về
Áo trắng bên đường dương liễu biếc
Ba mươi năm sau anh làm thơ
(HỒI ỨC)
Nửa đời trắng tóc, buồm không gió
Ngược nước nên ta phải chậm về
(BẠN HỎI NGÀY VỀ)
Và con nước không còn con nước cũ
Chợt thấy lòng gờn gợn chút bâng khuâng
(DÒNG SÔNG THƠ ẤU)
Thơ anh xoay quanh các chủ đề quê hương, gia đình, tình bạn, tình yêu, trong đó phần lớn anh viết về quê hương. Là một trí thức yêu nước, nuôi hoài bão về một xã hội công bằng với cuộc sống văn minh và hạnh phúc, anh không thể chấp nhận những thực tế mà anh phải chứng kiến:
Người nghèo nghèo đến cháy lưng,
Kẻ giàu giàu đến vô cùng bao la.
(HẰNG ĐÊM TẠI ĐIỀN TRANG LỘC XUÂN)
Có khi nhìn thấy mặt người
Lạnh căm đôi mắt thay lời chào nhau
(Ô CỬA NHÌN ĐỜI)
Quê nhà đây? Thực hay mơ?
Khu vườn xưa đã bây giờ nghĩa trang!
(HAI MƯƠI NĂM SAU TRỞ LẠI VƯỜN NHÀ CŨ)
Lê Phương Nguyên là một kỹ sư thành đạt, do thời thế bây giờ trở thành nông dân. Trong nhiều bài thơ, anh mô tả miền quê anh đang sống ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Anh yêu quí cuộc sống ở điền trang mặc dù công việc của một nông dân thì lúc nào cũng vất vả:
Mở cửa ra, nhìn núi vẫn còn,
Lòng vui, lót dạ mấy lưng cơm
Chè xanh một bát thơm mùi lá,
Vác cuốc ra vườn chân dẫm sương…
(LƯƠNG NÔNG)
Ngày tháng trôi trên tóc trắng bay,
Cảm ơn hương của cánh hoa gầy,
Cảm ơn mây trắng, trời xanh nữa
Và cả không gian tĩnh lặng này….
(MỘT CÕI RIÊNG)
Lê Phương Nguyên thành công nhất ở thể thơ lục bát. Thơ lục bát của anh không cổ điển sáo mòn nhưng cũng không tân kỳ phức tạp:
Có vì sao ở thật xa,
Dịu dàng màu mắt như là cố nhân.
(Ô CỬA NHÌN ĐỜI)
Vườn khuya trăng khuyết nửa vành,
Ngồi nghe tĩnh lặng đã thành thói quen;
Ước gì có ở một bên
Là Em với mái tóc huyền gió bay…
(NGỒI DƯỚI TRĂNG TÀ CHIÊM BAO)
Cánh cò như một lời ru,
Từ bên kia đỉnh sương mù ấu thơ….
(HAI MƯƠI NĂM SAU TRỞ LẠI VƯỜN NHÀ CŨ)
Bước đi trên những lối mòn,
Mà lòng nghe nặng nỗi buồn đôi chân…
(LỐI MÒN)
Lê Phương Nguyên là một trường hợp rất đặc biệt trong làng thơ Việt Nam: sáng tác trên dưới 40 năm, thơ hay, vậy mà mãi đến năm 74 tuổi thơ anh mới đến với người đọc và in tập thơ đầu tay PHÙ SA khi anh đã ở tuổi 75, khi tóc anh đã trắng như bông.
July 11, 2017
- Giới thiệu tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên Phạm Cao Hoàng Nhận định
- Trang Thơ Phạm Cao Hoàng Phạm Cao Hoàng Thơ
- Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn Phạm Cao Hoàng Nhận định
- Chu Trầm Nguyên Minh, Tác Giả Bài Thơ Lời Tình Buồn Phạm Cao Hoàng Tạp bút
• Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên (Nguyễn Âu Hồng)
• Giới thiệu tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên (Phạm Cao Hoàng)
Về tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên (Trương Trọng Thông)
Phù Sa, nỗi trăn trở của một dòng sông nghẽn mạch (Nguyễn An Bình)
Tình riêng trong thơ Lê Phương Nguyên (Tiểu Nguyệt)
• Trang Thơ (Lê Phương Nguyên)
Thơ trên mạng:
- phamcaohoangtacgia.blogspot.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |