|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Ở vùng đất phía nam Bình Thuận, cư dân hình thành xóm làng, vạn chài sớm nhất phải kể đến làng Phong Điền, Hiệp Nghĩa, Văn Kê, Tam Tân, Tân Lý và phía bên kia sông Dinh là Hàm Tân/La Gi, Phước Lộc, Thắng Hải giáp với Xuyên Mộc- Bà Rịa. Nhưng đường ra thị tứ Phan Thiết chỉ bằng ghe đi biển hoặc cắt đường rừng và điều kiện phát triển về văn hóa thì còn khá chậm. Mãi đến năm 1931 mới có lớp 3 (Cours Elémentaire) là lớp cao nhất ở huyện lỵ La Gi… Vậy mà, trong chợt nghĩ và liên hệ lại, tôi phát hiện ra một điều khá thú vị với cái xứ sở “diện hải bối lâm” này có những con người khi còn rất trẻ mà chạm đến nghiệp chữ nghĩa văn chương. Phải kể đến Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư), Lê Thanh Thái, Châu Anh (Đỗ Đơn Chiếu).. và sau này, trẻ hơn là Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê), Trần Yên Thảo, Nguyễn Ngọc Thuần…
Ấn tượng sâu sắc trong tôi là Lê Thanh Thái (Cảnh), còn có các bút hiệu Lê Phương Chi, Thái Tâm Canh… Ông sinh 1926, ở làng Phong Điền (nay thuộc xã Tân Thuận- Hàm Thuận Nam). Lê Thanh Thái nhỏ hơn Nguyễn Hữu Ngư (Ngu Í) vài tuổi nhưng với làng Tam Tân của Ngu Í thì không mấy xa. Cả hai rời quê vào Sài Gòn học hành rồi cùng “cuốn” theo nghiệp văn, nghề báo…đến cuối đời. Nhà văn Ngu Í, khoảng thập niên 60 thế kỷ trước còn nổi tiếng với đề xướng sửa đổi một số chữ viết theo âm đọc, như y thành i/i sĩ, iêu, gh thành g/ge, gi, gi thành j/ja, jó… nhưng không khả thi, chỉ tạo nên giai thoại vui trong giới văn chương Sài Gòn lúc bấy giờ. Hai năm trước, khi dư luận xôn xao về công trình thay đổi cách viết chữ quốc ngữ của ông giáo sư Bùi Hiền (Hà Nội) tôi có viết một bài báo liên hệ về trường hợp của Ngu Í để chỉ ra những điểm trùng hợp lạ lùng, dù cách nhau trên 60 năm.
Với Lê Thanh Thái thì mặn mòi chuyện văn chương, báo chí và nhiếp ảnh hơn. Những năm 60-70 của thế kỷ 20, Lê Thanh Thái đã có tên tuổi trên các báo, tạp chí ở Sài Gòn như Bách Khoa, Tin sách, Mai, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Giáo dục phổ thông, Phổ thông… Ông còn là cây bút feuilleton (truyện dài nhiều kỳ) trên các nhật báo với tiểu thuyết dã sử Đào mả Tần Thủy Hoàng, Con gái nữ tướng Bùi Thị Xuân và còn là nhà văn viết phim truyện sau 1975 với các phim Vĩnh biệt Cali, Hồi chuông siêu độ, Bên cạnh cuộc tình… Từ sau 1975, hoạt động báo chí của ông không còn điều kiện để tiếp tục nhưng lại là lúc để ông “cô đọng” những trang văn mang giá trị chân thật, tâm huyết nhất của mình. Trong chọn lựa đó, dưới bút hiệu Lê Phương Chi, đã xuất bản tập “Đức năng thắng số” (truyện dựa theo chính sử)-Nxb Thanh Niên- 2000, tập Truyện ngắn “Chiếc đồng hồ con ngựa”- Nxb Tổng hợp, Tp.HCM- 2006… Nhưng có lẽ Lê Phương Chi tâm đắc nhất với dự kiến sẽ xuất bản 3 tập “Tâm tình Văn Nghệ sĩ”, mỗi tập khoảng trên 20 chân dung tiêu biểu trong hoạt động văn học, nghệ thuật dưới góc nhìn, cảm nhận của ông qua hình thức ghi chép, phỏng vấn. Tuy nhiên chỉ mới xong tập đầu, được Nxb Thanh Niên ấn hành (2001), gồm 20 nhân vật (như Phùng Há, Huy Cận, Lê Thương, Vương Hồng Sển, Út Trà Ôn, Sơn Nam…) thì sau đó bị dang dở và năm 2012 ông qua đời, ở tuổi 86.
Điều làm tôi cảm phục nhất là cái tình của Lê Phương Chi với mảnh đất phía nam Bình Thuận, trong đó có tình bạn văn chương với Nguyễn Hữu Ngư, Châu Anh (Đỗ Đơn Chiếu)…rất đầy. Tình cờ tôi gặp lại tập “Qê Hương” do Nguiễn Ngu Í chủ trương (1969), có truyện ngắn “Chiếc đồng hồ con ngựa” (CĐHCN) của Lê Thanh Thái dựng lại bối cảnh xã hội của quê nhà thời phong kiến, vào khoảng những thập niên đầu thế kỷ trước. Những nhân vật chất phác, thuần hậu mà sao thấm đậm tình cảm và những ý nghĩ rất nhân văn. Rất thấm thía khi đọc Lời tựa của Bình Nguyên Lộc trên tập truyện của Lê Thanh Thái, đã ghi: “Nhà văn miền Trung biết giữ biệt sắc địa phương hơn nhà văn miền Nam. Đọc họ là thấy rõ miền Trung ngay: Bùi Hiển, Võ Phiến và nay là Lê Thanh Thái”. Những nhân vật trong truyện của Lê Thanh Thái/ Lê Phương Chi từ những con người rất đời thường ở quê nhà tác giả, với ông Giáo Hoàn (thân phụ của Ngu Í), người che chở nhà cách mạng Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên), bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ vượt ngục Côn Đảo tắp vào Tam Tân hồi 1917. Trong truyện có nhắc đến nhân vật ông Giáo Minh là ông Ngô Quang Minh ngoài đời, rất giỏi võ -cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa 1945, sau này tập kết ra Bắc, là cha ruột của ông Ngô Quang Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Hàm Tân (1989) và là bố vợ của giáo sư-nhạc sĩ Ca Lê Thuần…
Tản mạn trên các trang văn của Lê Phương Chi đã khắc họa từ những con người dung dị, giàu lòng nhân ái có thể gợi cho thế hệ sau này tìm lại hình ảnh cái không gian êm đềm, thanh bình của một vùng quê. Như lời nhận xét của Nguyễn Hiến Lê (trong Lời bạt tập truyện CĐHCN, 1959): “Tác giả kể chuyện thời thơ ấu của mình mà chẳng nhìn, chẳng nghĩ bằng con mắt, tấm lòng của người lớn. Tác giả đã quên đời sống hiện tại, thoát ra được cái bản ngã hiện hữu của mình để sống lại đời đứa trẻ… hai mươi mấy năm về trước. Làm cho tôi cảm thấy bùi ngùi, ngộ nghĩnh…”. Tập “Đức năng thắng số” viết theo chính sử đời Trần, lấy bối cảnh làm nền cho tiểu thuyết, hư cấu trên cơ sở dữ kiện lịch sử, đã gây bất ngờ cho GSTS Trần Văn Khê: “Cốt truyện dựa vào chính sử nhưng nhờ cách hành văn sinh động đã cho người đọc có cảm giác là chuyện không phải xảy ra trong thời xa xưa mà rất gần đây”.
Ở một bài ký viết về người bạn văn đồng hương- Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư. Ông kể lại cái ngông của Ngu Í do khủng hoảng thần kinh khi đang học tại trường Pétrus Ký được thầy Phạm Thiều thương, các bạn học Bùi Văn Như, Trần Văn Khê… mến. Khi Ngu Í bỏ học ai cũng tiếc cho một học sinh thông minh, có năng khiếu văn chương. Trong văn Lê Thanh Thái luôn thao thức câu chuyện “ngày xưa” ở miền quê và ở đây chỉ mấy dòng trong truyện “Ôn bài vở” mang một cảm xúc dịu dàng: “Gió nồm từ hướng Hòn Bà thổi ngược lên núi Tà Cú làm cho đám bụi đường do mấy trăm móng chân trâu sủi bay mịt mù un tới phía trước. Từ mặt đường bốc dần lên cuồn cuộn một màu trắng đục như khói đá áp chót núi Tà Cú sau mấy trận mưa chiều”. Có thể câu chữ thời ấy nặng về cái thật, cái nghĩa rõ ràng… nhưng với cảnh quan mô tả thì không có sự thanh thoát nào sinh động hơn. Đọc Lê Thanh Thái để rồi liên tưởng đến Phi Vân được mệnh danh là Người kể chuyện nông thôn Nam bộ, Đoàn Giỏi với Đất rừng Phương Nam… mang cái chất dân giã đặc trưng tạo thành cái bản sắc trong bút pháp của mình và Lê Thanh Thái/ Lê Phương Chi đã đem bóng mát quê nhà Hàm Tân- La Gi vào những trang văn đằm thắm.
- Lê Phương Chi sớm đến với nghiệp văn chương Phan Chính Nhận định
• Lê Phương Chi sớm đến với nghiệp văn chương (Phan Chính)
• Nhà Văn Nữ: Thời Cuộc và Đời Sống
(Lê Phương Chi)
• Những hồi tưởng của nhạc sĩ Lê Thương
(Lê Phương Chi)
- Tâm tình học giả Nguyễn Hiến Lê
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |