1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-3-2023 | VĂN HỌC

      Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Lê Lạc Giao

      Bước vào cõi-giới văn xuôi rất sớm, tự quê nhà, trước tháng 4-1975, truyện ngắn Lê Lạc Giao hiện ra như một thứ nắng, gió khác.


      Nếu văn chương của những người trẻ cùng thời với Lê Lạc Giao, là thế giới còn thơm mùi mực tím, giữa một thổ ngơi chấp chới lá me, thơm thảo ô mai, rộn rã tiếng guốc học trò - - Thì, Lê Lạc Giao đã một mình, tách ra, để bước vào (đem đến cho người đọc) một thời tiết khác.


      Tôi muốn nói, đó là một thứ thời tiết oi nồng băn khoăn. Nhức nhói tâm thức.


      Tôi muốn nói, đó là thứ thời tiết dự báo những cơn dông, mang tên truy nã. Soi tìm bản ngã.


      Tôi muốn nói, đó là thứ thời tiết ẩm ướt thất lạc. Lạnh buốt bơ vơ. Bập bềnh nỗi buồn mang tên thân phận. Ngổn ngang những chất vấn nhân sinh…


      Dù tất cả, tự thân, chưa tỏ, rõ chân dung!


      Nhưng, với tôi, nỗ lực tách, thoát của Lê Lạc Giao, cho thấy ngay khi còn rất trẻ, họ Lê đã sớm có cho mình, cái tâm-thái văn chương nghiêm chỉnh.


      Nghiêm chỉnh ở đây, hiểu theo nghĩa cây bút trẻ này, bước vào văn xuôi hay thi ca, không như một đua đòi.


      Ngay tự khởi đầu, Lê Lạc Giao đã nói không với a dua. Thời thượng.


      Ngay tự khởi đầu, Lê Lạc Giao đã nói không với lá me. Mực tím…


      Tôi hiểu, để giữ được phong cách đó, Lê Lạc Giao không chỉ lạc lõng giữa cuộc đời mà, còn lạc lõng giữa đám đông chung quanh, nữa.


      Tuy nhiên, ở mặt khác, cô độc của Lê Lạc Giao lại biểu thị độ cao của lòng tự tin và, tính trân trọng với văn chương. Một biểu thị hiếm, quý nơi những cây bút trẻ, ở điểm xuất phát.




      Tôi không biết những năm tháng tù tội, đọa đầy nơi đáy cùng địa ngục bất lương thời thế, lầm than lịch sử, khi miền Nam thất thần bị nhận chìm trong cơn hồng thủy tháng 4- 1975… để lại thân, tâm Lê Lạc Giao những hậu địa chấn nào? Nhưng, trong ghi nhận của riêng tôi thì, khi cầm bút trở lại - qua tuyển tập truyện ngắn này, tự thân chúng, đã hiển lộ chân dung! Chân dung văn xuôi. Chân-dung- truyện-ngắn-Lê-Lạc- Giao.


      Tôi thấy, tôi cần phải nói ngay rằng, tôi thích lắm cái phong thái điềm tĩnh của họ Lê, trong truyện “Nụ cười buồn mùa hè” và, “Bên này ước vọng”.


      Tôi hằng nghĩ, thước đo chuẩn xác nhất tài năng một nhà văn, ở lãnh vực truyện kể là, tính điềm tĩnh.


      Vẫn theo tôi, nhà văn chỉ làm chủ được ngòi bút (những xung động) của mình, khi y có được cái phong thái điềm tĩnh. Để không bị lôi tuột, cuốn trôi theo cường lực thủy triều của những đột biến tình cảm lúc sáng tác.


      Nếu cần phải cho điềm tĩnh một tên gọi thì, tôi muốn gọi đó là những dấu lặng, cần thiết. (Như những dấu lặng trong âm nhạc).


      Chúng cho nhà văn cơ hội nhìn ra, ghi xuống nhiều chi tiết. Những chi tiết giúp Truyện có được sự giầu có. Thậm chí, chiều sâu.


      Đọc truyện ngắn Lê Lạc Giao hôm nay, tôi lại trộm nghĩ, có dễ cũng từ phong thái điềm tĩnh kia mà, Lê Lạc Giao đã làm mới được những mô tả, trong cõi-giới truyện ngắn của mình.


      Thí dụ:

      “An cười trong ánh nắng như chim oanh gặp bạn, tiếng cười trong trẻo và vang rất xa. Tiếng cười của nàng làm vỡ vụn vạt nắng trên tàng cây, biến thành hàng vạn mảnh thủy tinh li ti vàng óng lung linh trong tàng khuynh diệp rớt chầm chậm xuống bờ mi mắt đang ngủ của Thăng (…) Cái chấm trắng mỏng manh hiện dần trên đường như một nốt nhạc khuấy động mảng màu sắc nặng nề ủ rũ ấy…” (Trích “Nụ cười buồn mùa hè”.)

      Hoặc:

      “Khuôn mặt ông không hề diễn tả tình cảm. Nó chỉ là chiếc mặt nạ bằng sáp và ông Tiến chỉ mở miệng để ăn, để đưa bao nhiêu món ngon vật lạ từ những buổi tiệc, cúng giỗ trong làng vào túi cơm là cái bao tử để từ đó nó xay, nghiền qua bao nhiêu quy trình chế biến cuối cùng biến thành máu thịt nuôi sống ông, giúp ông tồn tại trên cõi đời ô trọc và khó hiểu này…” (Trích “Một kiếp người”.)


      Hai trích đoạn kể trên, chỉ là vài thí dụ điển hình cho phong cách nhà văn của Lê Lạc Giao: Người làm chủ được ngòi bút (những xung động) của mình!


      Tôi không nghĩ chúng ta còn thấy phải đòi hỏi gì thêm, nơi truyện ngắn họ Lê, khi tác giả đã “… có được cái phong thái điềm tĩnh, để không bị lôi tuột, cuốn trôi theo cường lực thủy triều của những đột biến tình cảm lúc sáng tác.”


      Du Tử Lê,

      (Calif. 3 - 12th – 2013)


      Du Tử Lê

      dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Lê Lạc Giao (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Lạc Giao

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn (Du Tử Lê)

      - Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao (Phan Tấn Hải)

      - Nhà văn Lê Lạc Giao và tập truyện Một Thời Điêu Linh (Phan Tấn Hải)

      - Nửa Vầng Trăng Ký Ức của Lê Lạc Giao (Phan Tấn Hải)

      - Giới thiệu sách mới: Truyện dài Mùa Địa Ngục của nhà văn Lê Lạc Giao (Tô Đăng Khoa)

      - Đọc "Nụ Cười Buồn Mùa Hè của Lê Lạc Giao" (Tô Đăng Khoa)

      - Đọc 'Dòng Đời' Của Lê Lạc Giao (Tô Đăng Khoa)

      - Nhà Văn Lê Lạc Giao Ra Mắt Sách ‘Có Một Thời Nhân Chứng’ (Huỳnh Kim Quang)

      - Boast of Quietness và “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao (Tống Mai)

      - Lê Lạc Giao (tusachtre.com)

       

      Tác phẩm của Lê Lạc Giao

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nụ Cười Buồn Mùa Hè

      - Ngày ấy nhớ…

         Thơ văn trên mạng:

      - sangtao.org   - vietbao.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)