1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-2-2023 | VĂN HỌC

      Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa

        T. V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       


           Tác giả Lê Hữu Nghĩa

      Lê Hữu Nghĩa từng học trường Trung Học Trịnh Hoài Đức, Bình Dương, đơn vị cuối cùng là Học Viện CSQG-VNCH Thủ Đức. Anh bị 7 năm tù cải tạo và qua Mỹ theo diện HO năm 1993. Hiện định cư tại Minnesota, USA. Anh đã sáng tác nhiều truyện ngắn, thơ và nhạc đăng đầy đủ trên trang mạng Trịnh Hoài Đức, Xin tóm lược lại theo 3 phần sau đây.


      I. Văn Lê Hữu Nghĩa:


      Đọc hết mỗi truyện của Lê Hữu Nghĩa, người đọc thế nào cũng sẽ có ít nhất một nụ cưới mỉm thích thú... Anh kể chuyện thật khi còn đi học, thời gian ở tù, thởi gian đạp xích lô kiếm sống khi bị "quản chế", thời gian làm công nhân ở Mỹ...

       

      Anh viết với mục đích trãi lòng mình và vui thích trong những câu chuyện gợi lại kỷ niệm xưa rất thật, pha chút bông đùa trong chuyện kể khiến người đọc - nhất là bạn bè cùng trường, cùng sở làm với anh- cảm thấy thích thú và vui lây theo tâm tình của anh thuở còn bé thơ, tuổi học trò, và khi lớn lên từng trãi trong cuộc đời nhiều cay đắng của mình.

       

      Thuở còn học sinh, anh kể những kỷ niệm vui nhộn, chọc ghẹo, phá phách xưa với bạn bè cùng trường, cùng lớp trong truyện: "Những thằng anh hùng của Trịnh-hoài-Đức". Thời gian khổ nhục ở các trại tù cộng sản, anh thuật lại sống động trong truyện: "Con trâu đâu có cải tạo". Thời gian "quản chế" 3 năm, anh phải chạy xích lô kiếm sống và diễn tả những khó khăn, cực nhọc trong truyện: "Lái xe Lô Ca Chưn". Thời gian làm công nhân ở Mỹ, anh thuật lại những biến cố xảy ra trong công ty anh làm qua truyện: "Đụng độ VC trên đất Mỹ"...


      Một trích đoạn trong truyện: "Con trâu đâu có cải tạo":

      "Câu chuyện nầy xảy ra tại trại cải tạo Nam-Hà vào khoảng năm 1979-1980...

      Tù được chia thành từng nhóm 4 người cho một cái bừa . Trong nhóm thay phiên nhau, ba người kéo bừa đi trước thay con trâu và một người cầm càng đi sau giữ bừa. Mèn ơi! Trâu thì hổng xài lại bắt người kéo thế. Cái nầy mà dám nói là vinh quang hổng phải đày ải đây. Theo tui thì đày ải chỉ một phần, mà phần lớn là muốn hạ nhục người tù. Dĩ nhiên là tất cả mọi người tù đều phải chịu nhục mà làm. Người nầy nhìn người kia cùng nuốt hận để làm...

      Khi người tù thắc mắc hỏi: "Ở trại có nuôi một bầy trâu mấy chục con sao không xử dụng để kéo bừa?" thì được trả lời:

      Các bạn có biết thiếu úy Lự trả lời ra sao hôn? Hắn hổng cần suy nghĩ gì cho lâu mà phán ngay một câu xanh dờn với một vẻ đắc ý như vừa nghĩ được một câu danh ngôn bất hủ:

      – Các anh mới cải tạo chớ con trâu đâu có cải tạo mà bắt nó kéo bừa.

      Nói xong hắn gật gù với vẻ mặt hả hê, dương dương tự đắc nhìn từng gương mặt xanh tái của đám tù vì câu nói xanh dờn của hắn. Mọi người im thin thít và nghẹn họng như vừa bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt giữa trời đông...

      Trong nhiều chuyện lấy từ cuộc đời thật của Lê Hữu Nghĩa, anh có một truyên không phải chuyên thật, mà chỉ là chuyện hư cấu có tên: "Tân Truyền Thuyết Đỗ Quyên"... độc giả sẽ thấy một Lê Hữu Nghĩa rất tình cảm và lãng mạn chứ không chỉ bông đùa, phá phách hay châm biếm cay độc...

      Đỗ Quyên vẫn có niềm vui háo hức vén màn cửa sổ nhìn ra ngoài. Những người kia vẫn đến đứng chỗ đó dù chỉ được nhìn thấy Đỗ Quyên trong khung cửa sổ. Nhưng vào một ngày mùa đông kia có một cơn bão tuyết thật lớn ập xuống, Đỗ Quyên bồn chồn lo lắng vì vẫn thấy trong tuyết những bóng người bị tuyết phủ đầy ẩn hiện ngoài hàng rào. Suốt đêm đó nàng ngủ không yên, chỉ lo nghĩ đến những người vì yêu nàng đang chịu buốt giá trong bão tuyết. Sáng hôm sau, khi vén màn nhìn ra ngoài, Đỗ Quyên nghe thót tim và muốn ngất xỉu khi thấy một cảnh tượng thật hãi hùng: xe police và cứu thương đang chớp đèn, họ khiêng những xác người chết cóng bên hàng rào đem đi. Đỗ Quyên thầm mong những người đó sẽ được cứu chữa và bình yên. Nhưng rồi sau đó nàng chẳng còn thấy ai trở lại ngoài hàng rào nữa. Họ đã chết.

      Nợ tình chưa trọn với ai

      Khối tình ôm xuống tuyền đài không tan.

      Trích từ: Tân Truyền Thuyết Đỗ Quyên

       Nguồn: Văn Lê Hữu Nghĩa

      II. Thơ Lê Hữu Nghĩa:


      Thơ Lê Hữu Nghĩa, phần nhiều thuộc loại thơ trào phúng và xướng họa với các bạn thơ.

       

      Về thơ trào phúng, anh rất quan tâm theo dõi thời cuộc nước nhà hiện tại, nhất là phong trào đòi dân chủ, nhân quyền trong nước. Mỗi sự kiện quan trọng về vi phạm nhân quyền khi nhà cấm quyền bắt bớ, giam cầm những nhà tranh đấu, anh đều kịp thời có thơ lên tiếng tố cáo những hành vi bạo lưc, đối xử dã man, và vi phạm thô bạo quyền con người. Dĩ nhiên loại thơ trào phúng với thể thất ngôn bát cú là có hiệu lưc chỉ trích, tố cáo cao hơn cả như các bài: "Cách Mạng",  Bạc Màu Áo Trận, Tình Hữu Nghị, "Tiếng Súng Đoàn Văn Vươn", "Tiếng Hát Việt Khang", ...

      Tiếng Hát Việt Khang

      Tiếng hát anh vang dội đất trời.

      Lời ca chấn-động khắp cùng nơi.

      Kêu gào tội ác từng tên giặc.

      Đánh thức lương-tri mọi lớp người.

      Thân xác chưa mòn trong ngục tối.

      Hồn thiêng đã vượt khỏi ngàn khơi.

      Xuyên vào tử huyệt Trung-Ương Đảng.

      Việt-Cộng cuống-cuồng, sợ bở hơi.

      LHN

      Việt Nam Tôi Đâu?

      Về thơ xướng họa, anh cũng sáng tác nhiều bài xướng họa với bạn thơ và có cả những bài họa những thi phẩm các tác giả tiền bối như: "Thiếu Nữ Ngủ Ngày, Qua Kẽm Trống, Hang Cắc Cớ" (nữ sĩ Hồ Xuân Hương), bài tứ tuyệt "Ba Thứ Lăng Nhăng" (cụ Trần Tế Xương), Bài "Thức Khuya" (thi sĩ Hàn Mặc Tử), ... Xin trích một bài họa:


      CHÚC TẾT


      Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

      Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

      Phen này ông quyết đi buôn cối,

      Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.


      Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

      Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

      Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

      Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.


      Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

      Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

      Phen này ông quyết đi buôn lọng,

      Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.


      Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

      Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

      Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

      Bồng bế nhau lên nó ở non.


      Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

      Chúc cho khắp hết ở trong đời.

      Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

      Sao được cho ra cái giống người.

      TÚ XƯƠNG

       Nguồn: Thơ Lê Hữu Nghĩa


      TỰ DO DÂN CHỦ


      Tự do dân chủ chúng bầu nhau

      Theo đúng giáo điều của lão râu

      Cần chọn đít hồng hơn não xám

      Cục phân trí thức bón dây trầu


      Tự do dân chủ chúng tranh giàu

      Đảng cướp nguyên hình khỏi giấu đâu

      Sợi chỉ không ham, thèm ruộng đất

      Chính chuyên vô sản vứt hầm cầu


      Tự do dân chủ chúng giành sang

      Đua xế so nhà đọ áo quan

      Biệt thự dát vàng tranh độc nhứt

      Đụng gì chớ chẳng đụng nhằm hàng


      Tự do dân chủ chúng truyền con

      Khép kín vòng xoay mãi vẫn tròn

      Cỡi cổ đè đầu dân cả nước

      Ngàn năm giống Việt vẫn còn non


      Lấy gương Ba Dũng nhắn vài lời

      Tử tế từ khi rớt khỏi đời

      Hoặc giả như Đồng khô sắp cạn

      Qui y mong kiếp tới làm người.

      LHN

      III. Nhạc Lê Hữu Nghĩa:


      Theo cảm nhận của tôi: tâm huyết và tài năng của Lê Hữu Nghĩa dốc hết vào phần Âm nhạc.


      Tác giả Lê Hữu Nghĩa sáng tác nhiều nhất là nhạc tình: tình yêu trai gái (Yêu, Tình Xưa, Phai Tàn, Tình Dẫu Phôi Pha, Tình Cuồng Si, ...), tình yêu quê hương (Đâu Rồi Huế Xưa, Thương Quá Sài Gòn, Đâu Bóng Kơ Nia, ...), tình yêu tổ quốc (Việt Nam Bi Hận Khúc) và có cả nhạc đấu tranh (Hãy Vùng Lên). Bài này chỉ xin giới thiệu 4 nhạc phẩm: Việt Nam Bi Hân Khúc, Thương Quá Sài Gòn và Đâu Rồi Huế Xưa, Khi Dòng Sông Vào Thu.


      1. Việt Nam Bi Hận Khúc:


      Qua phần lời của nhà thơ Con Gà Què sau đây, tuy mộc mạc nhưng thật chân tình, thống hận khi nói lên một phần đất chứa di tích rất quan trọng là Ải Nam Quan của nước ta đã mất. Bi Hận Khúc của Lê Hữu Nghĩa tô đậm thêm nỗi đau xót của người dân Việt!


      Lời mẹ ru thuở nào

      Còn vang vang sông núi

      Bia đá nơi biên thùy

      Ghi dấu Ải Nam Quan

      Xương máu bao đời qua

      Tô thắm xanh sơn hà

      Giờ Nam Quan cống Tàu...


       

      Việt Nam Bi Hận Khúc, Nhạc: Lê Hữu Nghĩa, Lời: Con Gà Què - Ca sĩ Cẩm Hà

      2. Thương Quá Sài Gòn:


      Bài này, phần lời của Toàn Như nhẹ nhàng, xúc động hòa hợp với phần nhạc của Lê Hữu Nghĩa:


      Đi về trên lối xưa

      Những con đường Sài Gòn

      Nghe vọng trong gió đưa

      Những câu buồn vọng về

      Lời ru ai não nề

      Ôi Sài Gòn xưa của tôi

      Những ngày xưa đã quá xa

      Biết bao nhớ nhung từ đấy,

      Bây giờ qua lối xưa

      Xa lạ sao chốn xưa...


       

      Thương Quá Sài Gòn, Nhạc: Lê Hữu Nghĩa, Lời: Toàn Như


      3. Đâu Rồi Huế Xưa:


      Phần lời do chính tác giả sáng tác:


      Ngàn năm còn thương Huế mộng Huế mơ,

      Thương dòng Hương Giang Thương núi Ngự Bình,

      Thương cầu Tràng Tiền Ai ngóng chờ ai

      Dáng xưa người em Vỹ Dạ

      Tóc thề nón nghiêng đường hoa.

      Còn nhớ chiều nao Giả từ Cố Đô,

      Bao lời mến thương


      Bến cũ con đò, Bên cầu Tràng Tiền

      Lưu luyến vòng tay Biết ai gìn câu ước thề

      Khi người mãi đi không về....


       

      Đâu Rồi Huế Xưa, Nhạc và Lời: Lê Hữu Nghĩa, Ca sĩ Bảo yến


      4. Khi Dòng Sông Vào Thu:


      Nhạc Lê Hữu Nghĩa viết cho Sông Thu:


      Khi dòng sông vào thu

      Lá thu rơi vàng theo dòng trôi

      Nhớ xa xôi từng hôm chiều rơi

      Theo bóng chim bay cuối trời mê mãi

      Khi dòng sông vào thu

      Gió heo may nhẹ lay hàng cây

      Tiếng mưa ngâu len ướt câu thơ

      Sông nước bơ vơ Vàng ánh trăng mờ

      Lời thề xưa hẹn ước

      Phai rồi còn chăng nặng trĩu mong chờ tình xưa xa vắng...


       

      Khi Dòng Sông Vào Thu - Ca sĩ: Ngọc Quy & Tâm Thư

       Nguồn: Nhạc Lê Hữu Nghĩa


      T. V. Phê

      Tài liệu tham khảo: Web Trịnh Hoài Đức

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Hữu Nghĩa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Hữu Nghĩa

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa (T. V. Phê)

       

      Tác phẩm của Lê Hữu Nghĩa

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Lê Hữu Nghĩa (Lê Hữu Nghĩa)

      - Xuân Tha Hương 

      - Con Trăng Tháng Tư 

      - Tân Truyền Thuyết Đỗ Quyên

      - Con Trâu Đâu Có Cải Tạo !

      - Đụng Độ Việt Cộng Trên Đất Mỹ

      - Truyện Lê-hữu-Nghĩa

      - Thơ Lê-hữu-Nghĩa 1

      - Thơ Lê-hữu-Nghĩa 2

      - Việt Nam Bi Hận Khúc

      - Thương Quá Sài Gòn

      - Đâu Rồi Huế Xưa

      - Khi Dòng Sông Vào Thu

      - Thu Viết Cho Người

      - Nhạc Lê Hữu Nghĩa

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)