1. Head_

    Nguyễn Siên

    (..1916 - 30.10.2014)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Hữu Minh Toán bước vào thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say (Hoàng Thị Bích Hà) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      2-2-2024 | VĂN HỌC

      Lê Hữu Minh Toán bước vào thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say

        HOÀNG THỊ BÍCH HÀ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Lê Hữu Minh Toán

      Chúng tôi tiếp cận với thơ Lê Hữu Minh Toán bắt đầu từ những bài thơ đăng trên các tạp chí Văn học nghệ thuật đến những bài thơ còn nóng hổi là những sáng tác mới nhất đăng trên trang fb và những bài thơ phổ nhạc. Đó là những bản nhạc có ca từ rất đẹp, giai điệu khi nhẹ nhàng, thanh thoát lúc lắng đọng thiết tha, lúc sôi nổi, hào sảng của một trái tim đa cảm, dạt dào sức sống, chan chứa tình người. Những bản nhạc được các nhạc sĩ đồng cảm phổ nhạc và được thể hiện qua những giọng ca rất ngọt ngào truyền cảm. Nhưng hồn cốt các nhạc phẩm này vẫn chính là lời thơ lay động lòng người.


      Có thể kể ra đây là những bản nhạc phổ từ thơ Lê Hữu Minh Toán: Phượng xưa (nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, trình bày ca sĩ Thùy Hương). Đây là nhạc phẩm trữ tình rung động tâm hồn người thưởng thức, chạm đến trái tim của nhiều khán thính giả. Mới công chiếu trên youtube cách nay chưa lâu đã thu hút hơn 10 nghìn lượt xem (tính đến 20/12/2022) .Và còn nhiều bài thơ khác nữa được Ng. Hải & Hà Lan Phương phổ nhạc và trình bày như những bài sau đây: Xin tiếng cười nở nụ trăm năm, Thu Phai, Em cứ đi, Đừng quay về, Nỗi nhớ bàng hoàng, Dòng tương tư, Điệu Ru Tình Buồn, Mòn hơi, Lời cầu đêm Giáng Sinh,…


      Vậy Lê Hữu Minh Toán (LHMT) là ai? Chúng tôi xin giới thiệu vài nét về tác giả. Anh sinh trưởng tại vùng ngoại ô êm đềm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Lên Thành phố thi học với kết quả khá cao. Anh học Quốc Học niên khoá 1962- 1963, sau đó theo ông anh ruột vào Saigon học tiếp. Sau ngày đậu Tú Tài 2 thì anh thi vào Cao Đẳng Sư Phạm Nông Lâm Súc (NLS) khoá 3 Saigon. Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư phạm về dạy Trung học NLS Ninh Thuận sau đó chuyển về dạy NLS Khánh Hoà Nha Trang. Hiện tại đinh cư tại Thành phố Houston, Hoa Kỳ. Chủ đề yêu thích là thơ nhạc trong các cuộc luận đàm cùng bạn bè là thơ nhạc xưa và nay.


      Từ những bài thơ phổ nhạc hấp dẫn lôi cuốn, tôi tìm đến với thơ anh qua các tập thơ in chung, để tiếp tục khám phá một hồn thơ giàu cảm xúc, giàu chất trữ tình với thi ảnh bình dị mà rung động lòng người, được viết bằng một bút pháp lãng mạn. Phải nói rằng: anh đến với thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say.


      Thơ anh là những dòng xúc cảm chân thành đầy tình người, tình đời. Thi nhân yêu đời, yêu cuộc sống, yêu quê hương với những vần thơ là nỗi niềm đau đáu của kẻ ly hương, luôn vọng tưởng quê nhà! Chúng ta hãy đến với chùm thơ quê hương đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ số 23.


      Trước tiên là bài thơ dành cho Huế nơi anh đã sinh trưởng và trải qua thời hoa mộng trên mái trường Quốc Học, với mối tình học trò trong trắng thơ ngây. Đó là những kỷ niệm đầu đời không dễ gì phai trong tâm trí. Mỗi khi lòng chợt nhớ về Huế Thương. Chỉ hai từ “Quốc Học”, ”Đồng Khánh” cũng đủ gợi nhớ quê hương, gọi hồn ta ngược thời gian trở về những năm tháng thời hoa mộng.


      “Khi không ngồi nhớ về xứ Huế

      Nhớ O Đồng Khánh lúc tan trường

      Bên ni Quốc Học theo o mãi

      O nghiêng vành nón

      thấy mà…

      thương.”

      (Nhớ Huê)


      Tuổi học trò rồi cũng dần qua, để tiếp tục truyền tải những kiến thức đã được các thế hệ thầy cô giáo bồi đắp cho anh. Anh chọn vào sư phạm với ước mơ gieo chữ cho các thế hệ tiếp theo. Sau khi tốt nghiệp anh được phân công vào giảng dạy lần lượt ở một số địa phương. Những nơi nào thầy giáo Lê Hữu Minh Toán đến công tác đều để lại dấu ấn trong thơ anh. Nhớ về Nha Trang với phong cảnh hữu tình, đẹp như tranh vẽ. LHMT thể hiện bằng những dòng thơ lục bát mượt mà, dễ đi vào lòng người. Hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ có màu sắc đẹp: đó là màu xanh muôn thuở của biển, màu trắng của cát và màu vàng của nắng Nha Trang. Sóng biển vỗ những giai điệu dương cầm, hòa quyện với làn mây trôi nhè nhẹ như sợi tơ trời. Anh điểm thêm vài nét chấm phá có chiếc thuyền, có bóng dáng giai nhân. Phong cảnh hữu tình gợi mở hồn thơ. Rồi anh nhắc đến thắng cảnh Hòn Chồng, phải chăng anh muốn gửi gắm giấc mơ hạnh phúc bên giai nhân. Tạo nên những vần thơ rất ngọt ngào lãng mạn. Đặc biệt thi nhân dùng thủ pháp nhân hóa cho hình tượng gió: “theo chân gió chạy” một cảm nhận tinh tế, một sự sáng tạo thi ảnh có giá trị biểu đạt cao.


      “Biển xanh cát trắng nắng vàng

      Sóng ngày vỗ nhịp điệu đàn khơi vơi

      Vương vương sợi mỏng tơ trời

      Thuyền ai đứng đó gọi mời giai nhân

      Nghe chừng hồn đã lâng lâng

      Theo chân gió chạy bâng khuâng nụ hồng

      Ta ôm thơ vãi Hòn Chồng

      Chợt nghe xao xuyến

      chợt buồn

      lên

      cao…”

      (Với biển Nha Trang)


      "Ta ôm thơ vãi Hòn Chồng /Chợt nghe xao xuyến chợt buồn lên cao… " là một câu thơ hay có nhiều thi vị. Thơ là trừu tượng được tác giả đã cụ thể hóa khi đặt bên cạnh các động từ “ôm” “rải” lên Hòn Chồng- một thắng cảnh đẹp. Một cách dễ tiếp cận và cũng đầy dí dỏm. Thi nhân kết hợp kể và tả, tự sự với trữ tình. Kết hợp giữa bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn. Tạo nên những câu thơ tả cảnh đẹp. Thể hiện một cách sinh động và gửi gắm cả tình yêu quê hương trong đó.


      Sau bao nhiêu năm xa quê, nay có dịp trở lại quê hương Việt Nam, anh đi đến một vài nơi để kiếm tìm kỷ niệm. Cảnh cũ người đâu. Mọi cảnh vật thân quen, qua thời gian đã ít nhiều thay đổi. Anh bâng khuâng, không khỏi lạ lẫm trước nhiều biến đổi nên chợt cảm thấy mình lòng bùi ngùi như khách lạ:


      “Lang thang trên bến Ninh Kiều

      Một mình với rượu với chiều nắng say

      Đèn đêm vàng vọt trên tay

      Ơi! Ta lữ khách

      đêm này

      trọ

      đâu …?

      (Chiều Cần Thơ)


      Đến với mảnh đất cực nam của tổ quốc để tìm thăm một người bạn thơ vừa mới rời cõi tạm. Cảnh còn người mất, càng làm cho hồn thơ buồn man mác.


      “Phố buồn hiu hắt tàn khuya

      Cà Mau cuối Việt vọng về cõi xa

      Trôi về đâu đốm nguyệt già

      Chợt cơn gió lạ

      lướt qua

      ngậm

      ngùi …!

      (Đêm cà Mau)


      Đó là những câu thơ đẹp mà buồn, se sắt lòng người. Câu cảm thán rung ngân làm cho nỗi ngậm ngùi của thi nhân lan sang cả bạn đọc không khỏi lắng lòng ưu tư cùng tác giả.


      Thế giới chưa hẳn chỉ niềm vui mà vẫn còn đâu đó những bất công. Bởi hòa bình, bác ái chưa đến với mọi nhà, mọi người trên trái đất này. Ở đâu đó vẫn còn tiếng súng, vẫn thiếu manh áo, chén cơm, …Với tha nhân anh cầu mong Chúa ban phước lành, cầu mong cuộc đời chỉ có mỗi yêu thương:


      “Đêm xưa Chúa ra đời

      Rét run trong Máng cỏ

      Nghìn sao chiếu mọi nơi

      Sáng ngời ơn cứu độ

      Giờ đây bên hang lừa

      Con cầu Chúa hài nhi

      Soi lòng người rộng mở

      Yêu thương lấp hận thù ...!"

      (Lời cầu đêm giáng sinh)


      Anh cũng gửi vào thơ những chiêm nghiệm về nhân tình thế thái. Bởi cuộc đời không tránh khỏi những lọc lừa gian dối, đãi bôi. Ngay cả Nguyễn Trãi- một nhà văn hóa lớn khi ngẫm về thế thái nhân tình cũng đã phải cay đắng thốt lên rằng:


      “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

      Lòng người quanh tựa nước non quanh.”

      (Bảo kính cảnh giới bài 9)


      Cho nên đôi khi cần phải có thái độ điềm tĩnh trước trò đời đen bạc, gian dối lọc lừa. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa anh với tấc lòng của một người nhập thế tích cực, anh vẫn ao ước thế giới hòa bình, nhà nhà hạnh phúc. Lời thơ trở nên thống thiết cầu khẩn: xin cuộc đời này chỉ có niềm vui, chỉ có nụ cười được gửi gắm thông điệp qua bài thơ: “Xin tiếng cười nở nụ trăm năm”


      “Buồn vẫn thế

      mà vui vẫn thế

      Pha nước mắt sơn phết môi cười

      Đêm trầm uất côn trùng kể lể

      Chuyện nhân tình đen trắng đãi bôi."

      (Xin tiếng cười nở nụ trăm năm)


      Anh dành những câu thơ rất đỗi chân thành để viết về thầy cô giáo chân chính. Trong đó có những người đã từng dạy dỗ anh, gieo ước mơ cho anh để anh kế nghiệp thầy bằng cả tấm lòng trân trọng, quý mến. Thật xúc động với tất cả tấm lòng biết ơn những người chuyên chở tri thức đến với từng thế hệ học trò.


      “Trái tim người rộng mở

      Êm đềm những dòng sông

      Ngọt ngào dòng sữa mẹ

      Ươm tuổi hồng măng non"

      (Vòng nguyệt quế-Tuyển Tập Thơ “ Tình Thơ Mùa Thu”Nxb Nhân Ảnh Hoa Kỳ ấn hành 2020)


      Lê Hữu Minh Toán là một con người trọng nhân nghĩa có trái tim đa cảm. Thơ anh không những chan chứa tình đời, tình người, qua những vần thơ dành cho quê hương xứ sở. Mà đặc biệt anh viết về tình yêu bằng tấm lòng yêu mến và tình đắm say. Qua những vần thơ tình rất ngọt ngào lãng mạn và thiết tha! Câu thơ có biên độ trải dài như tình yêu bất tận anh dành cho ý trung nhân.

      "Em muôn đời là bóng dáng anh mỏi mắt kiếm tìm suốt cuộc hành trình cõi tạm

      Ta gặp nhau từ trăng non nhú mầm tháng chín.

      Ta yêu nhau từ cuối thu lá úa vàng rụng xuống Rừng Thương.

      Khắp lối đi là những thảm cỏ nhung mềm nhắm mắt đằng vân hiện hữu.

      Giọt nhớ, giọt thương, giọt buồn đọng từ khoé mắt em ướt mềm giọt tủi

      Em, vẫn là em ướp hương mật rót xuống hồn anh những mộng mơ cuối đời đơn lẻ

      Anh dang rộng vòng tay đón đợi em như kẻ lữ hành đơn độc, nghiêng vai gánh vác nỗi sầu nghiệt ngã nhốt kín đời em trong cổ mộ tình sầu".

      (Thông điệp tình yêu)

      Một tình yêu trào dâng thúc hối, gấp gáp như sợ thời gian không kịp cho những con người đang yêu. Cần nhanh chóng làm một điều gì đó để ôm ấp, níu giữ lấy tình yêu. Xuân Diệu từng hốt hoảng mà rằng: “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ? Em ơi em, tình non sắp già rồi!” Bởi vì: “Gấp đi em anh rất sợ ngày mai/Lòng trôi chảy, đời ta không vĩnh viễn…” (Giục Giã- Xuân Diệu)


      Lê Hữu Minh Toán của thời đương đại chúng ta cũng gấp gáp không kém. “Mình phải gặp nhau thôi” Bởi vì tình yêu đã chín, không còn bồng bột như thời hoa niên nữa. Mà tình yêu giờ đây là “tiếng gọi từ trái tim đã chin muồi”, nỗi nhớ như từ nơi thung lũng cuộn trào lên, không cần biện minh giải thích làm gì, chỉ có một đường thẳng tiến đến với tình yêu!


      “Mình phải gặp nhau thôi,

      một ngày thu muộn, em yêu!

      Tiếng gọi từ trái tim chín muồi

      nỗi nhớ Từ lũng sâu hun hút một cuộc tình không biện minh lý giải, không ngõ ngách vượt thoát"

      (Thông điệp tình yêu)


      Đến với tình yêu anh dành trọn những thiết tha, nồng nàn, say đắm. Thế giới tình yêu của riêng anh và em. Anh gọi đó là tình yêu vĩnh cữu. Không có ai thay thế trong mỗi con tim, nên cần phải nghe mệnh lệnh từ trái tim. Lần nữa anh dùng điệp cú để khẳng định việc cần thiết hai con người yêu nhau phải gặp nhau. Thời gian gấp lắm! không phải buổi bình minh mà Thu đã Muộn rồi! “Mình phải gặp nhau thôi, một ngày, thu muộn”


      “Chỉ có em, riêng mình em ngự giữa hồn anh dịu dàng miên viễn

      Em, trong vòng tay anh là mái ấm thường hằng từ muôn kiếp trước

      Hãy cùng anh thắp sáng vườn địa đàng hé nụ bình minh

      Ngày mới lớn và hương tình nở muộn

      Ta dìu nhau đi cho hết cuộc người. Ơi em!

      Tình yêu cuối…Vĩnh cữu …muôn màng …

      Mình phải gặp nhau thôi, một ngày, thu muộn."

      (Thông điệp tình yêu)


      Yêu tha thiết là thế, đắm say là thế nhưng mấy ai trọn vẹn với giấc mơ hạnh phúc. Những vần thơ nghe xót xa, như tiếng lòng nức nở với cuộc tình không đoạn kết. Những câu thơ buồn, trĩu nặng ưu tư. Lắng nghe nỗi niềm của anh gửi gắm qua thơ, người đọc chúng tôi cũng thấy lòng mình chùng xuống khi bắt gặp những câu thơ buồn. Hình tượng “thu phai” gửi gắm ẩn ý cuộc tình như lá thu phai. Anh dùng câu hỏi tu từ: “nhắc mà chi? Nhớ mà chi?” Nhưng thực ra anh đang nhắc, và anh cũng đang nhớ đấy thôi! Cuộc đời này không ít những trái ngang, cũng như những mối tình ngang trái cách chia. Và thi nhân tự dỗ trái tim mình phải biết đối diện với thực tế, biết chấp nhận đau thương cũng như quy luật được- mất, có- không của tình yêu, của cuộc đời. Vì cuộc đời vốn dĩ vô thường. Đời người cũng chỉ là thoáng chốc mây trôi.


      “Nhắc mà chi

      Nhớ mà chi

      Thu xưa héo hắt tà huy luống chiều

      Tình nào rồi cũng tịch liêu

      Buồn như vàng lá đăm chiêu cuối mùa

      Ừ thôi!

      Trở giấc mê trầm

      Quay lưng ngoảnh mặt nhủ thầm... thế thôi

      Chỉ là phiêu dạt mây trôi

      Chút heo hút nắng

      cuối trời

      thu phai…”

      (Thu phai)


      Hình tượng “vàng lá đăm chiêu” là một sáng tạo thi ca giàu cảm xúc thẫm mỹ. Kết hợp thủ pháp nhân hóa, đảo ngữ (vàng lá). “Thu xưa héo hắt, tà huy luống chiều” thì đã buồn lắm rồi! Mà nỗi buồn của chiếc lá vàng cuối mùa được nhân hóa. “Buồn như vàng lá đăm chiêu cuối mùa” Thử hỏi còn gì buồn hơn!


      “Em ơi! Ngày đã chết

      Đừng cúi mặt làm thinh

      Hãy nhìn nhau lần cuối

      Cho nguôi khát cuộc tình ..!”

      (Điệu ru tình buồn)


      Động từ “khát” được anh đặt bên cạnh danh từ “cuộc tình” có giá trị tăng sức biểu cảm. Đói thì còn dễ chịu hơn chứ khát là cấp độ cao hơn, nguy cấp hơn không thể trì hoãn vậy mà chỉ để “nhìn nhau lần cuối” cho nguôi đi cơn khát tình yêu! Xét về thơ tình buồn có lẽ đây là những câu thơ hay làm tan chảy trái tim người đọc. Trong cuộc đời, thi nhân trải qua không ít thăng trầm dâu bể. Khi đã bước vào mùa thu của cuộc đời, anh có nhiều chiêm nghiệm thể hiện qua những vần thơ có tính triết luận nhẹ nhàng, trong một giọng thơ tâm tình đằm thắm mà lay động.


      Tôi,

      là tôi,

      chẳng phải

      tôi

      Chỉ là hạt bụi

      giữa trời

      vần

      xoay

      Chỉ là

      nương

      tạm

      thân này

      Rong chơi một thoáng

      Xuôi tay

      nhẹ

      hều…!

      (Chỉ là hạt bụi)


      Khi anh viết về tình yêu, bài "Hát Thơ" có chút gì hóm hỉnh. Dính vô yêu là trở nên khờ khạo nên thi nhân: “ngất ngưởng. khật khùng hát thơ” nhưng ngẫm ra rất thật. Dù bước vào tình yêu với hết thảy nồng nàn, đắm say và mãnh liệt nhưng bản chất của tình yêu vốn là khó hiểu, đã được anh diễn đạt rất cô động, hàm súc, ít lời mà nhiều ý. Khi đã hái trái cấm trong vườn địa đàng, tức là bước chân vào lưới tình thì lý trí thường lép vế trước mãnh lực của tình yêu. “Yêu là chết ở trong lòng một ít” (Yêu- Xuân Diệu). Bước vào chữ tình thì chữ trí như như bị lạc đường. Trí Khôn không song hành cùng trái tim của những con người đang yêu. Điều đó không hẳn là không có lý. Tôi nhớ có ai đó đã khuyên: “hãy cho đi tất cả bạc vàng nhưng chớ để con tim mình lạc mất”. Nói thế để biết rằng: yêu là khổ, yêu là mất mát khổ đau. “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá / Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì.” Và ông hoàng thơ tình tự chất vấn lòng mình:


      “- Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên,

      Tôi đã đày thân giữa xứ phiền” (Xuân Diệu)!


      Dường như ai cũng biết điều đó nhưng mấy ai sống mà không yêu. Và thi sĩ Lê Hữu Minh Toán của chúng ta cũng không thoát khỏi lưới tình là vì vậy! Nhưng thôi! Không trách móc giận dỗi tình yêu nữa! Nếu các thi nhân không yêu thì chúng ta lấy đâu ra thơ tình để đọc, để thưỡng lãm. Là người đọc thơ, chúng tôi vẫn cảm ơn tình yêu! Cảm ơn các thi nhân đã từng yêu, từng đau khổ với tình yêu và đó là chất liệu để dệt nên những áng thơ tình hay:


      “Đưa môi

      ngậm

      hạt

      Eva

      Ngọt

      chua

      trái cấm

      đậm đà hương thơm

      Bỗng dưng

      lạc

      mất

      trí khôn

      Ta

      đi

      ngất ngưởng

      Khật khùng hát thơ…".

      (Hát thơ)


      “Ngọt chua trái cấm”, “đậm đà hương thơm” được đặt trong thể tương phản. Ngọt/chua nhưng lại thơm với hương vị đậm đà lôi cuốn, hấp dẫn, khó cưỡng lại lòng mình.


      Tác giả sử dụng cặp từ láy “khật khùng” bên cạnh động từ “hát thơ” rất hay. Đây là một thi ảnh dí dỏm. Cho thấy hình ảnh thi nhân ngật ngưỡng trong trạng thái thả hồn theo câu từ giai điệu của bài thơ. Tác giả không nói: Làm thơ mà hát thơ. Người ta thường nói: Làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ chứ tôi chưa nghe ai nói hát thơ. Hình ảnh khật khùng hát thơ vẫn là vẻ đẹp của thi nhân. Mơ màng thì mới thả hồn cho thơ được. Ai tỉnh mà làm thơ được bao giờ. Tỉnh thì người ta còn bận đi toan tính hơn thua với cuộc đời. Chứ ai rảnh mà làm thơ. Vì vậy hình ảnh này vẫn đáng yêu, và với chúng tôi vẫn là một hình ảnh đẹp mang màu sắc lãng mạn, đầy chất thơ. Đó là một sáng tạo trong cách dùng từ kết hợp để làm tăng sức biểu cảm.


      Tình cảm dành cho quê hương, từ cảnh vật đến con người, từ hoài niệm đến hiện tại. Hình bóng quê hương đồng hiện trong không gian- thời gian-trong tâm tưởng thi nhân. Với tình yêu quê hương thì sâu nặng. Với tình yêu đôi lứa thì thiết tha, say đắm, nồng nàn. Dẫu đôi khi cũng thoáng chút ngậm ngùi vì cách trở chia xa. Tất cả đều bắt nguồn từ cảm xúc chân thành được thể hiện qua ngôn ngữ hình tượng thơ giàu chất trữ tình và lãng mạn. Bấy nhiêu đó đủ tạo nên cốt cách thi sĩ một hồn thơ nồng nàn say đắm Lê Hữu Minh Toán .


      Tuy nhiên thơ anh có những bài đọc lên đã thấy hay nhưng cũng có những bài phải đọc thật chậm, thật kỹ mới tìm được tiếng nói tri âm, đồng cảm sẻ chia. Vì vậy cảm và luận về thơ có thể mỗi người mỗi khác, tùy theo cảm quan nghệ thuật, tâm trạng, thời điểm, cảnh ngộ và tư duy thẫm mỹ riêng của người đọc. Tất cả mời bạn đọc đến với thơ Lê Hữu Minh Toán để có những cảm nhận của riêng mình.


      Sài Gòn, ngày 09/01/2023


      Hoàng Thị Bích Hà

      Nguồn: vanchuongviet.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc lại Vòng Tay Học Trò sau 60 năm tác phẩm ra đời Hoàng Thị Bích Hà Nhận định

      - Lê Hữu Minh Toán bước vào thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say Hoàng Thị Bích Hà Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Hữu Minh Toán (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Hữu Minh Toán

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Hữu Minh Toán bước vào thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say (Hoàng Thị Bích Hà)

      - Cảm nhận thơ Lê Hữu Minh Toán: Mòn hơi (Dung Thị Vân)

      - Thi Sĩ Lê Hữu Minh Toán (Huy Tâm)

       

      Tác phẩm của Lê Hữu Minh Toán

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietpen.org      - hoiquantramhuong.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)

      Giáo Sư Trần Huy Bích – Người Hết Lòng Với Văn Hóa Dân Tộc (Việt Dương)

      Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)