|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Lê Hân
Nhà phê bình văn học John Ruskin có lần định nghĩa ‘thơ’ là sự đề xướng, qua trí tưởng tượng, những lý do cao nhã cho những cảm xúc cao nhã. Theo định nghĩa này, Lê Hân quả thực đã ôm ấp trong lòng những lý do cao nhã để viết lên những bài thơ chan chứa ân tình trong Tình Thơm Mấy Nhánh của anh. Anh làm thơ vì anh muốn tự hiểu mình, vì anh yêu người, vì anh thờ mẹ kính cha, vì anh mê say cỏ cây hoa lá, vì anh thương nhớ quê hương, và nhất là vì anh có một trái tim dễ rung động trước những bông hoa biết nói của anh. Tôi mới chỉ biết Lê Hân qua sự giới thiệu của người em ruột tôi trên Canada, nhưng sau khi đọc xong tập thơ mà anh in ra để ‘gửi tặng cho bè bạn’ tôi thấy như đã kiếm thêm được một người bạn văn nghệ mới rất dễ thương nơi anh.
Trái tim Lê Hân hào sảng và nhậy cảm lắm, như anh tự thú trong bài ‘Chân Tướng’ mà trong câu đầu anh chơi chữ thực ngộ nghĩnh:
con bướm bay và bay bướm tôi
chỉ vì đời có những vòng môi
gọi tôi và cũng nghe tôi gọi
vô lượng lòng cho, nhận, thế thôi
(Chân tướng)
Nhà thơ tiếc nuối những kỷ niệm cũ và muốn cho những người đẹp thuở xa xưa đó biết rằng anh sẽ chẳng bao giờ quên họ. Đẹp thay là tấm lòng bền đỗ của Lê Hân:
ơi những con chim đã trót bay
dẫu xa nhưng vẫn sót trong này
tiếng tình sống mãi trong hơi thở
xin được giàu thêm với tháng ngày
(Chân tướng)
Cõi vô cùng thế gian bàng bạc trong thơ Lê Hân để đón mời người yêu đi vào tình sử, như trong các bài ‘Đón Xuân’, ‘Áo Vàng Hoa Tím’ và ‘Em, Biển và Trăng’, cả ba bài đều phảng phất hồn thơ Đinh Hùng, một trong những thi nhân mà anh ngưỡng mộ. Những đoạn thơ mượt mà sau đây từ các bài ấy của Lê Hân đã làm sống lại trong tôi những giấc mơ kỳ thú của thời son trẻ:
và biết đâu chừng hai chúng ta
bay vào vũ trụ nhặt sao sa
mỗi sao là một con chim nhỏ
biết thở, biết cười, biết hát ca
(Đón xuân)
có phải em từ một kiếp thu
mắt xanh lấp lánh ngấn sương mù
quanh năm mặc áo vàng hoa cúc
hoàng hậu yêu thương của mọi người
em chứa trong tim triệu áng thơ
từng lời nói mở những ước mơ
(Áo vàng hoa tím)
biển làm chứng, có ta từng đứng lại
lượm hương em thảng thốt nuốt vô lòng
trên mặt nước, nơi em bơi thuở nọ
sóng từng chùm hội tụ ở chung quanh
(Em, biển và trăng)
Lê Hân cũng chịu ảnh hưởng Nguyễn Bính, một nhà thơ nữa mà anh mến mộ. Đoạn lục bát sau đây trong bài ‘Tà Áo Mùa Thu’ là một lời mời mọc Nàng Thơ vô cùng dễ thương. Nàng Thơ nào mà có thể khước từ lời dụ dỗ này nhỉ? Tôi đoán nếu Nguyễn Bính còn sống, chắc ông cũng sẽ gật đầu tán thưởng:
mùa thu vốn của đất trời
và em vốn của những người làm thơ
tôi trồng tỉa những sợi tơ
mời em bước xuống những tờ hoa tiên
(Tà áo mùa thu)
Lê Hân cũng mê cỏ cây hoa lá, như anh đã thổ lộ trong bài ‘Trong Vườn Hoa Tôi’. Anh yêu đủ mọi loại hoa trong vườn được anh nhân cách hóa, từ vạn thọ đơn sơ khoác áo vàng đến thược dược mảnh mai đứng bâng khuâng đến pensée nằm trong từng cánh nhung vàng đến các loại hồng, và anh yêu chúng kiểu này:
yêu hoa
không thể ngắm chơi
cùng thơ, thở giữa đất trời với hoa
(Trong vườn hoa tôi)
Anh khéo lắm, yêu mọi loài hoa chỉ là cái cớ để anh nói lên tấm lòng của anh đối với bông hoa ‘nói tiếng người’ hôm ấy vắng mặt trong vườn. Đọc đoạn sau đây của Lê Hân khiến tôi liên tưởng đến bài thơ tình ngát hương mang tên ‘Gefunden’ (‘Tìm Thấy’) của thi hào Johann Wolfgang von Goethe, trong đó người bạn đời Christiane Vulpius tuổi vừa đôi tám được tả như một bông hoa biết nói có đôi mắt đẹp long lanh như sao trời, được thi nhân ‘tìm thấy’ trong rừng và mang về nhà ‘trồng lại’ trong vườn hoa hạnh phúc:
tưởng rằng thiếu
có đâu hay
em là hoa nở mỗi giây tuyệt vời
thì ra em ở đây rồi
em là hoa của riêng tôi bứng trồng
vào thơ
vào máu
vào lòng
bình an em nở trăm vòng đa đoan
(Trong vườn hoa tôi)
Lê Hân du học thành tài ở hải ngoại và mãi 35 năm sau mới trở lại thăm viếng quê nhà vào năm 2001. Quãng thời gian dằng dặc ấy đã chẳng làm giảm sút chút nào tấm lòng yêu thương anh giành cho quê cũ, cho người xưa. Anh đã thăm lại Hội An, Đà Nẵng, quê mẹ, quê cha, và anh nhớ lại công ơn sinh thành dưỡng dục của song thân nay không còn nữa. Tình cảm anh rạt rào và chân chất khiến người đọc thơ anh sẽ phải cùng anh nhỏ lệ cho những thương, những nhớ, những tiếc của một người đi tìm lại thời gian đã mất. Tôi đã xốn xang trong lòng khi đọc những đoạn thơ dưới đây của Lê Hân:
chẳng trăm thương, chẳng ngàn thương
cả lòng tôi trải lên phường phố xưa
(Chào Hội An)
Đà Nẵng vẫn của tôi
vĩnh viễn là của tôi
dù giang hồ, lưu lạc
vẫn cõng trên lưng đời
(Đà Nẵng của tôi)
hỡi anh Nhứt, chị Dần , con quý cậu
cho em nhờ thắp hộ những ngọn hương
trong đọt khói nhìn từ xa ngàn dặm
biết đâu chừng em gặp hết người thương
(Làng ngoại)
hưởng dương năm mươi bốn
má tôi đã xa đời
vốc đất đắp lên mộ
tôi khóc thật sự rồi
tháng tư ơi tháng tư
tháng nhiệm mầu của Phật
mẹ tôi theo trăng rằm
chẳng phải về với đất
(Má tôi)
phút nhắm mắt không có con bên cạnh
chắc dễ gì cha giữ trọn niềm vui?
con quả thật chẳng mấy khi tâm niệm
dâng lên cha thương nhớ những trầm hương
nhưng cùng tận trong tim con là cõi
thờ mẹ cha trong suốt cuộc vô thường
(Dâng cha)
Tôi tin chắc những thân hữu, những ‘con bướm bay’ thuở xa xưa - mà một số được Lê Hân trìu mến nêu tên tuổi trong các bài thơ viết về bè bạn - cũng như các độc giả khác, sẽ trân quý Tình Thơm Mấy Nhánh như một món quà văn nghệ để đời, một thứ “của tin gọi một chút này làm ghi” từ một người bạn rất hiền, rất chung thủy, rất đáng yêu. Riêng tôi xin có lời mừng Lê Hân đã cho chào đời một tập thơ tuyệt đẹp và cảm ơn nhà thơ đã cho tôi vinh dự được ghi trong tập thơ của anh một vài tâm tư chân thành.
Đàm Trung Pháp
Mùa Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2003
Tại Dallas, Texas
- Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách
- Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách
- Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định
- Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định
- Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định
- Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định
• Lê Hân, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)
• Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)
• Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' (Đàm Trung Pháp)
- Lê Hân, ‘Ngọn tình lục bát’ và ‘tiểu truyện’ văn nghệ sĩ (Du Tử Lê)
- Hân (Song Thao)
- Lê Hân “Thơ Dễ Thương” (Hà Khánh Quân)
- Lê Hân- Câu thơ bất chợt thả hong thu chiều (Đỗ Trường)
- Viết về nhà thơ Lê Hân (Nhiều tác giả)
- Con Đường Năm Xưa (Nhạc Nhật Ngân)
Tác phẩm trên mạng:
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |