1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. ‘Việt Sử Bình Nghị’ và thơ văn Lưu Văn Vịnh (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-10-2019 | VĂN HỌC

      ‘Việt Sử Bình Nghị’ và thơ văn Lưu Văn Vịnh

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


        Hạ Long Bụt Sĩ
        Lưu Văn Vịnh

      “Việt Sử Bình Nghị và Các Nhà Thơ,” nhan đề như thế đọc lên nghe rất mung lung. Tuy nhiên sự mung lung này, bao quát và không xác định gì, lại chính là điều bất chợt hiện lên.


      Cũng như tâm trạng người viết trong lúc này, một buổi sáng tinh mơ tại vùng phụ cận thủ đô Hoa Kỳ, khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn, không biết đích xác ngoài trời đang sáng hay tối, sương gió hay nắng mưa. Đó cũng là sự mung lung trong tâm hồn và sự mung lung của mấy cuốn sách mà người bạn thơ đã gửi cho, nhan đề là “Việt Sử Bình Nghị.”


      Anh gửi sách cho tôi đã vài chục năm, tôi đọc thơ văn anh đã non nửa thế kỷ, mà hôm nay mới thực sự đọc anh để ghi chép lại ít nhiều về thơ và người của Lưu Văn Vịnh.

      Nhập hư vô


      Một mình quán vắng lặng im

      Nghe cơn sâu xé con tim tan tành

      Không gian rờn rợn yêu tinh

      Đang rung cho đổ thiên đình đêm nay

      Khói dâng lụt mắt cay cay

      Lạy trời núi lửa nổ ngay trên đầu

      Ta buồn bớ quán rượu đâu

      Cổ khô hạn hán mắt ngầu máu điên

      A ha nghìn gái thuyền quyên

      Mới hòng rũ sạch ưu phiền bốn phương

      Đêm nay ta muốn cởi truồng

      Cho thân thể nhẹ trên đường hư vô

      (Lưu Văn Vịnh, Lửa Đốt Hư Vô trang 134, 1998, Hoa Kỳ)

      Cả bài thơ không có chấm, phẩy, cũng không chia đoạn, xếp liền từ dòng đầu tới dòng cuối, in trong thi phẩm “Lửa Đốt Hư Vô” dày 164 trang. Tác giả in thơ từ hồi Trường Y Khoa Sài Gòn xuất bản tờ đặc san Tình Thương, trên nửa thế kỷ rồi.



             Quyển “Việt Sử Bình Nghị.”
         (Hình: Hạ Long Văn Đàn)

      Trong cuốn sách mới nhất nhan đề “Việt Sử Bình Nghị” in khổ lớn ở San Jose, California, ông gửi cho tôi, tiểu sử tác giả chỉ có vài dòng, chia làm hai phần, nghề nghiệp và học nghiệp: Dược sĩ bệnh viện Boston, bệnh viện tiểu bang California (1975-2004). Viết Thế Kỷ 21, Khởi Hành, Diễn Đàn Thế Kỷ, thuyết trình, TV Show từ 1972. Chủ trương Hạ Long thư các, Tịnh Khẩu Pháp Môn. Vietphilopoetry. Nguyên giảng sư triết học và tâm lý học Đại Học Vạn Hạnh, Minh Đức 72-75. Master of Public Health Education, UNC-Chapel Hill 1971…


      Một số sách khác có những cuốn tôi giúp ông thực hiện hai trang bìa ngoài, nhân thời gian phụ trách trình bày cho một nhà in, như “Bốn Lần Leo Núi Tản” chẳng hạn. Theo Lưu Văn Vịnh, trong cuốn này ông đã viết về “Mối tình đẹp nhất trong sử Việt: Nguyễn Trãi và cô bán chiếu gon (“chiếu gon,” tên gọi chắc chắn các ấn công thời nay, cuối thế kỷ 20 qua thế kỷ hai mươi mốt, nhiều người Việt Nam chắc sẽ nghĩ là viết sai. Không, “chiếu gon” là tên gọi một thứ chiếu có thực).


      Tác giả Lưu Văn Vịnh viết thêm về tác phẩm “Bốn Lần Leo Núi Tản” của ông: Mộng Bích Câu của Nguyễn Du và niềm đau thiếu vắng một hồng nhan tri kỷ là “tiếng khóc để lại 300 năm sau!”



          Tác phẩm “Bốn Lần Leo Núi Tản”
         (Hình: Hạ Long Văn Đàn)

      Đây là cuốn sách với những đề tài mà một hoặc hai thế hệ thanh niên Việt Nam đã hầu như thân thuộc, những đề tài của giai thoại, của huyền truyện, của thực và mộng và niềm mơ ước gắn liền đời sống với lịch sử:

      - Dép Đạt Ma chạy sang Phủ Giấy?

      - Bốn bồ chữ của họ Cao?

      - Bữa tiệc đậu phụ rán của thi sĩ Tản Đà đãi tân khoa trạng nguyên.

      - Chuyện Mạc Đĩnh Chi tống tốt.

      - Đi Tàu (Trung Hoa) bạn đã tới thăm phong hỏa đài của Bao Tự chưa?

      “Bốn Lần Leo Núi Tản” không phải chỉ có thế, mà gồm tới 14 truyện “truyền kỳ mạn lục” qua lời kể chuyện mới của nhà thơ Hạ Long Lưu Văn Vịnh. Viết tới đây tôi chợt có ý nghĩ: Hiện nay, nếu có dịch giả nào muốn dịch một văn phẩm của một nhà văn Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, thì theo ý tôi, văn phẩm xứng đáng để dịch ra Anh Ngữ là cuốn “Bốn Lần Leo Núi Tản” của Hạ Long Lưu Văn Vịnh.


      Ngoài cuốn này, Lưu Văn Vịnh còn cuốn sách đầu tay, cũng do tôi giúp ông in ấn vào năm 1998, nhân lúc ấy tôi vừa xuất bản tạp chí Khởi Hành tại California và chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau.


      Với nhà văn Lưu Văn Vịnh, từ “Viết Sử Siêu Linh” (1998) tới “Việt Sử Bình Nghị” (2018), ở giữa là cả chục cuốn khác, nhất là cuốn “Nước Múa Rối” in năm 2013, tác phẩm ông viết là tinh hoa chọn lọc từ hàng trăm huyền tích Việt Nam, xứng đáng để dịch ra ngoại ngữ để truyền lại cho một hai thế hệ trẻ Việt hiện đang sống ngoài quê hương đất nước.


      Tác phẩm Lưu Văn Vịnh có nhiều hy vọng sẽ được lưu lại sau này, vừa vì sự cần thiết của những người đọc sách Việt, vừa vì đó là những tác phẩm xứng đáng, của một nhà văn mà tình yêu bản thổ yêu quê hương đất nước tràn trề, phong phú, và đã qua nửa đời nếu không là gần một đời lựa chọn và tái tạo bằng ngôn ngữ kỹ thuật riêng của mình.


      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)