1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới thiệu tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” của ký giả Kiều Mỹ Duyên (Văn Thơ Lạc Việt) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-6-2022 | VĂN HỌC

      Giới thiệu tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” của ký giả Kiều Mỹ Duyên

       VĂN THƠ LẠC VIỆT
      Share File.php Share File
          

       

       

      Mạn đàm Hoa Cỏ Bên Đường. Từ trái sang:
       Không quân Lê Văn Hải (chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt, chủ báo Thằng Mõ, San Jose)
      Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, nhà văn Phương Hoa và thi sĩ Chinh Nguyên. (Hình)

      Thi sĩ Chinh Nguyên: Chinh Nguyên xin kính chào quý vị.


      Hôm nay, tôi mời được chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt, ông Lê Văn Hải là một người sinh hoạt rất đều đặn trong vấn đề chính trị và bảo trợ tất cả những sinh hoạt cộng đồng ở San Jose, và một người nữa là tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, ông cũng nói ở trên đài nhiều lần về vấn đề sinh hoạt cộng đồng và làm sao để chúng ta đoàn kết lại bảo tồn văn hóa Việt, và người thứ 3 nữa tôi muốn giới thiệu với quý vị, một người mới nhất đó là cô Phương Hoa, một người năng nổ làm trong ban điều hành và ban in ấn của Văn Thơ Lạc Việt. Chúng tôi xin kính chào quý vị.


      Nhà văn Phương Hoa: Xin kính chào tất cả quý vị.


      Không quân Lê Văn Hải: Xin kính chào quý khán thính giả.


      Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng: Trở lại với quý vị trong chương trình này và được gặp anh Lê Văn Hải cũng như là cô Phương Hoa trong buổi nói chuyện đặc biệt của chuyên đề Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên là một trong những vinh hạnh của chúng tôi. Kính chào quý vị.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Kính thưa quý vị, hôm nay chúng tôi nói về tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên, một người nữ đã từng trãi qua chiến tranh ở Việt Nam. Xin hỏi cô Phương Hoa, cô làm ở trong Văn Thơ Lạc Việt trong ban điều hành và ban in ấn, cô làm về layout, cô có thể nói một chút xíu về layout cho tất cả các cuốn sách từ xưa đến nay không?


      Nhà văn Phương Hoa: Kính thưa quý vị, Văn Thơ Lạc Việt có chương trình giúp cho những người những nhà văn, nhà thơ không có điều kiện ra mắt sách. Tại vì mỗi lần đi ra tự in, đưa cho nhà in thì họ tính tiền nào là phần layout, phần làm bìa, và các thứ, cộng chung với tiền in nữa. Người ta còn đòi hỏi là phải in một lần là bao nhiêu cuốn: 500 cuốn, 200 cuốn hay 1,000 cuốn gì đó, thì họ mới chịu in. Mỗi lần in như vậy tốn rất là nhiều tiền, nên Văn Thơ Lạc Việt thường giúp cho nhiều người, những nhà thơ, nhà văn lớn tuổi không có điều kiện và họ không có rành computer, ban biên tập của Văn Thơ Lạc Việt giúp layout, làm bìa rồi gửi đăng lên trên các nhà xuất bản ở trên mạng toàn cầu như là Amazon, Lulu, v.v., và đưa lên mạng bán.


      Có một điều có lợi cho cho quý tác giả, những người không có điều kiện, nếu mình đưa lên online, mình in trên nhà in online thì giá rẻ đã đành nhưng mà họ không bắt buộc là phải in bao nhiêu cuốn. Văn Thơ Lạc Việt giúp hoàn toàn miễn phí về phần layout, làm bìa, nhiều người còn tặng tranh nữa, cái đó không tốn tiền, nên tác giả muốn in ra một quyển sách thì không tốn bao nhiêu mà còn được sự giới thiệu sau khi sách đã hoàn tất, Văn Thơ Lạc Việt còn giới thiệu lên trên các diễn đàn. Từ đó Phương Hoa làm việc với nhiều nhà văn, nhà thơ, họ cảm động lắm và rất mừng, cảm ơn Văn Thơ Lạc Việt đã giúp. Có nhiều người nói rằng đây là quyển sách cuối đời của tôi mà Văn Thơ Lạc Việt giúp được, nếu không tôi không thể nào làm được hết. Đó là phần in ấn của Văn Thơ Lạc Việt.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Kính thưa anh Lê Văn Hải, chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt và chủ báo Thằng Mõ ở San Jose, anh có chương trình gì để bảo tồn văn hóa Việt và ở giúp đỡ các nhà văn, nhà thơ trong vấn đề xuất bản sách không?


      Không quân Lê Văn Hải: Tất cả những hoạt động của Văn Thơ Lạc Việt trong những năm qua đó là Văn Thơ Lạc Việt không có gom gọn trong một chu vi chật hẹp nào, Văn Thơ Lạc Việt luôn luôn mở rộng và muốn cộng tác với tất cả các văn, thi sĩ khắp nơi. Trong tâm tình đó mà biết bao nhiêu năm qua anh em chúng tôi đã đứng ra bảo trợ ra mắt sách, in không biết là bao nhiêu tác phẩm. Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ chương trình đó và tiếp tục hoạt động như vậy, và cũng hay hơn nữa là sau này có những người rất là thiện chí như anh Hồng Dũng, cô Phương Hoa, anh Phạm Thái giúp đỡ, Văn Thơ Lạc Việt càng ngày càng khởi sắc hơn, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục như thế.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Cảm ơn anh Lê Văn Hải đã nói về vấn đề giúp đỡ các văn thi sĩ, vấn đề giúp đỡ xuất bản sách. Quay trở lại với vấn đề giới thiệu tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên, xin tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng nói về tiểu sử của tác giả.


      Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng: Nói đến ký giả Kiều Mỹ Duyên, quả thật là không riêng gì cá nhân của chúng tôi mà tất cả các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như là các chiến sĩ khu dân Cán chính trước năm 1975 đã biết về cô Kiều Mỹ Duyên rất là nhiều. Bởi vì cô không phải là một người chỉ viết báo mà cô còn là một phóng viên chiến trường, cho nên những trận đánh An Lộc, Khe Sanh hay những trận đánh có tính chất quyết liệt do có vấn đề vận mệnh của đất nước cô đều có mặt tại chỗ và tường trình trực tiếp, đó là cái điều mà người dân ở hậu phương phải lắng nghe để coi thử tình hình như thế nào.


      Quý vị biết rằng phóng viên chiến trường họ là những người phải hy sinh, phải đến ngay nơi đầu tên lửa đạn để có thể nhìn thấy được chiến trận sáp lá cà thế nào, và chính vì vậy mà những bài tường thuật của cô đã gây xúc động và cũng là một trong những tin tức hàng đầu của những tờ báo Hòa Bình, Trắng Đen, Công Luận trước năm 1975 mà quân dân Cán chính của chúng ta đã yêu thích.


      Cô Kiều Mỹ Duyên không phải là một người mới viết văn mà khi mới 12 tuổi cô cũng đã từng viết văn, cô đã viết những đoản văn nhỏ và được cô giáo khuyến khích và bài của cô Nguyễn Thị An này đã được đăng trên nhiều tờ báo và chính sự kiện được đăng trên tờ báo và có nhuận bút đó, đã là một chất xúc tác cũng như là một động lực đẩy cô lạc vào ngành văn chương cũng như là trực tiếp để viết về những sự kiện mà nó có tính chất liên hệ với thời sự và cuộc đời đưa đẩy dẫn dắt cô Kiều Mỹ Duyên trở thành một người phóng viên chiến trường nổi tiếng trước năm 1975.


      Sau 1975, cô cũng ở Việt Nam hơn một năm, năm 1976 cô vượt biên và cô được miền Nam California đón nhận và học tại trường đại học Cal States Fullerton. Cô đã tốt nghiệp khoa báo chí, và cô đã chuyên tâm học ngành địa ốc, cũng như là về những kiến thức của văn chương, cộng thêm tất cả những năng khiếu, tài năng và sự học hành có trường lớp, có quy cũ, cô Kiều Mỹ Duyên đã trở thành một phóng viên cũng như là một nhà báo đã khá nổi tiếng và điều đó đã khiến cho chúng tôi biết cô. Ngày hôm nay cô đã viết một tác phẩm mà có lẽ là tác phẩm thứ hai sau tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh mà chúng tôi được phép giới thiệu. Đó là một trong những tác phẩm và chúng tôi nghĩ rằng Hoa Cỏ Bên Đường là tên tuyển tập và dĩ nhiên là Hoa Cỏ Bên Đường ít có ai để ý nhưng mà thật sự nó là những điều góp phần cho cuộc đời này được thăng hoa, thêm sắc.


      Hoa Cỏ Bên Đường nói lên tâm trạng của những con người mà dường như là chúng ta không thấy họ trở thành nhân vật chính, thật sự không có nhân vật chính nhưng mà họ chính là những hình ảnh của xã hội, mà nếu không có họ sẽ không có xã hội này và hình ảnh của Hoa Cỏ Bên Đường đó cũng hao hao giống như chúng ta những con người vượt biên, những con người vượt biển tìm đường thoát và chúng ta đã ra khỏi chế độ tồi bại đó. Bây giờ chúng ta đến một đất nước xứ sở Tự Do, Dân Chủ này có lẽ chúng ta không còn ở bên đường nữa và rồi dần dần chúng ta sẽ trở thành những bông hoa thật sự trên những bàn thờ mà người ta để bên trên. Đó là hy vọng của chúng tôi như vậy. Có lẽ khi quý vị đọc tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường, quý vị sẽ thấm thía hơn khi cảm nhận thân phận của con người Việt Nam chúng ta trong đó.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Xin cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng. Xin hỏi cô Phương Hoa, tại sao tác phẩm có tên Hoa Cỏ Bên Đường? Tên Hoa Cỏ Bên Đường không phải do tác giả đặt, hình như do cô đặt tên thì phải?


      Nhà văn Phương Hoa: Thưa quý vị khán thính giả, xin thưa Phương Hoa không phải là tác giả của tựa đề Hoa Cỏ Bên Đường. Đầu tiên, khi anh Chinh Nguyên gửi bản thảo cho Phương Hoa làm, thường Hoa làm nháp trước, kiểu như dọn đường hết sạch sẽ, gửi qua cho thầy Thái và anh Chinh Nguyên duyệt về kỹ thuật này kia. Lúc đầu, chị Kiều Mỹ Duyên chưa đặt tên cho tuyển tập, Phương Hoa thấy trong tuyển tập sao mà có rất nhiều câu chuyện rất là đặc sắc, sống động mà chuyện thật, đó là những phóng sự. Phương Hoa không tìm được cái tên nào nên lấy tên là tuyển tập Kiều Mỹ Duyên vậy thôi, và cứ làm nháp để đó. Mới đầu, chị Kiều Mỹ Duyên cũng để yên như vậy, rồi gửi bài tới lui, nhưng mà sau này thì có một vị, hình như là một học giả nào đó, đọc tác phẩm đó rồi mới góp ý cho chị lấy tên là Hoa Cỏ Bên Đường.


      Nhưng mà cho Phương Hoa nói thêm một chút, Phương Hoa trước giờ làm sách rất là nhiều, giúp người này, người kia layout sách rất là nhiều của các văn thi sĩ, nhiều người rất nổi tiếng nhưng chưa có một tác phẩm nào được nhiều người viết giới thiệu như là tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường. Các bài giới thiệu được đăng lên trước khi quyển sách hoàn thành. Chị Kiều Mỹ Duyên chỉ gửi bản thảo cho bạn bè, thân hữu thôi. Mọi người đọc, viết các bài giới thiệu rồi đăng lên các báo, đăng khắp nơi. Cách vài bữa là có bài giới thiệu tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, và trên diễn đàn Văn Thơ Lạc Việt của mình cũng đăng rất nhiều lần. Phương Hoa làm xong rồi giao qua cho thầy Thái, thầy nói nhiều quá làm không nổi nữa, mà chị rất là kỹ lưỡng, quyển sách mà chị viết như là siêu nhân, mới đầu quyển sách mỏng như vầy, rồi chị cứ gửi bài thêm, gửi thêm, gửi thêm lên dày 600- 700 trang. Chị Kiều Mỹ Duyên rất kỹ, chị nói cái hình này em ơi lấy bỏ vô bên kia, xong chị gửi lại, chị nói cái trang này để kế cái trang kia, chuyện người này để kế chuyện người kia. Chị thay đổi vèo vèo làm Phương Hoa chóng mặt luôn, xong rồi cuối cùng Phương Hoa nói thầy Thái ơi làm ơn rước dùm, nhiều quá rồi, bưng lên bỏ xuống, rồi những hình ảnh chạy tùm lum hết. Cuối cùng, Phương Hoa giao lại cho thầy Thái.


      Mà phải thấy rõ là chị Kiều Mỹ Duyên đặt rất nhiều tâm huyết dù chị rất bận rộn, làm việc 24 giờ/ngày, nhưng mà chị vẫn chăm chú sửa từng ly từng tí cho tuyển tập này. Phương Hoa thấy đây là một tuyển tập rất có giá trị. Ban biên tập gồm anh Chinh Nguyên, thầy Thái Phạm, trưởng ban biên tập và Phương Hoa nữa làm cũng hết một năm mấy, gần 2 năm trường mới xong quyển sách này. Thường thường, không mất nhiều thời gian biên tập, mà tại vì chị cứ viết thêm, thay đổi, chỉnh sửa thêm, v.v. Cho nên, tuyển tập này rất là giá trị.


      Không quân Lê Văn Hải: Nói về chị Kiều Mỹ Duyên, chị là một phụ nữ mà Hải đã thân thuộc mấy chục năm nay, xem như một người chị, một phụ nữ rất là đặc biệt, khi mà chiến tranh Việt Nam như tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng đã nói, từ năm 1968 chị bắt đầu là một phóng viên chiến trường mà lạ một điều nữ phóng viên chiến trường, khi đó nữ phóng viên chiến trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ra hải ngoại thì thấy gồm có ba chị: đó là chị Vũ Thanh Thủy, chị Phan Trần Mai và chị Kiều Mỹ Duyên. Tức là nữ phóng viên chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nhưng mà chị Kiều Mỹ Duyên hay hơn nữa đó là chị vẫn tiếp tục với ngòi bút của chị, bởi vậy chị đi khắp nơi, chị làm phóng sự khắp nơi. Mà cái hay hơn nữa của chị đó là Gorbachev chị cũng gặp, George Bush chị cũng gặp, các nhân vật lớn như Đức Đạt Lai Lạt Ma, thật là một điều lạ lùng. Tôi thấy chị đặt tên tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, nghe “hoa cỏ” có vẻ rất khiêm nhường, nhưng là bông hoa quý.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Cảm ơn anh Lê Văn Hải đã nói thêm lời về chị Kiều Mỹ Duyên. Ban tổ chức có thư mời gửi tới quý vị, tôi xin đọc thư mời này, thay mặt anh Lê Văn Hải, trưởng ban tổ chức:


       

       

      Thư mời ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở San Jose, 2pm, thứ Bảy 6/25/2022.

      Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt trân trọng kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm “HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG” của ký giả Kiều Mỹ Duyên. Tại địa chỉ 70 W. Hedding San Jose, Santa Clara County, CA 95110. Vào lúc 2 giờ chiều thứ bảy ngày 25/6/2022. Sự hiện diện của quý vị là sự khích lệ lớn lao cho ban tổ chức và niềm vinh hạnh cho tác giả.

      Nhưng trong thư mời và chương trình này, có một cái câu rất là đặc biệt đó là tất cả tiền nhận được từ bán sách và bảo trợ, tác giả sẽ trao lại cho anh Lê Văn Hải, chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt để làm từ thiện. Anh Lê Văn Hải nghĩ sao về chuyện này?


      Không quân Lê Văn Hải: Lại thêm một khía cạnh đẹp nữa để nói về chị Kiều Mỹ Duyên. Chị không những là một nhà báo, nhà văn mà chị còn là một nhà từ thiện. Chị về Việt Nam giúp không biết bao nhiêu là các em cô nhi, chính ở đây chị cũng giúp không hết nữa. Bởi vậy đây là một khía cạnh rất sáng của chị. Chị là một người rất lạ, chị theo Phật giáo, nhưng cách của chị là hoàn toàn không phân biệt tôn giáo, chị phỏng vấn các Đức Giám Mục, các linh mục đến Đại Lão Hòa Thượng, các hòa thượng, v.v. Phải nói chị có một cái tâm rất lạ. Nhân đây, xin cảm ơn chị đã có mục đích cao đẹp như vậy.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Kính thưa quý vị, địa điểm tổ chức ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên ở Sacramento là Tòa báo Chính Văn: 7005 Walter Avenue, Sacramento, CA 95828. Thời gian vào Chủ Nhật ngày 26/6/2022 lúc 2 giờ chiều. Quý vị có thể liên lạc với số điện thoại của cô Tô Ngọc 916- 230-6172 để biết thêm chi tiết.


       

      Thư mời ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường, Sacramento, 2 pm, Chủ Nhật 6/26/2022.

      Thi sĩ Chinh Nguyên: Xin Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng bật mí một chút xíu về cuốn sách này được không?


      Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng: Thật ra thưa với quý vị, trước hết là cảm ơn cô Kiều Mỹ Duyên đã có nhã ý muốn tặng số tiền bán sách này để cho anh Lê Văn Hải làm từ thiện, mà anh Lê Văn Hải đã có một chương trình cho cơm cho những người homeless mấy năm rồi. Thành thử ra đó là một điều mà chúng tôi rất ngưỡng mộ và xin cảm ơn cô Kiều Mỹ Duyên. Với cách của cô Kiều Mỹ Duyên viết trong tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh hay trong Hoa Cỏ Bên Đường, nó mang một cách sắc thái hết sức bình dị của một con người nhìn cuộc đời như là một sự kiện đang xảy ra với những tâm thức của một người mà cô đã từng trãi qua, phải nói rằng hai ba chế độ và hiện tại của những chế độ đó cho cô một thứ cảm nhận để dẫn dắt người đọc nhìn thấy cái nào là cái giá trị trong cuộc sống và rồi cuối cùng cuộc đời này biến động, nó bay nhảy rất phù phiếm như thế nào, nhưng mà rồi rốt cuộc cái thiện vẫn chiến thắng, mặc dù cái thiện đó cũng bầm dập, cũng bị điêu linh, cũng bị chà đạp của xã hội nhưng rõ ràng là cái ác sẽ bị tiêu diệt trước khi cái thiện nó bắt đầu sáng lên. Đó là một điều mà chúng tôi bật mí trong cả ngàn điều mà cô Kiều Mỹ Duyên đã viết trong đó.


      Nếu mà chúng tôi nói hết thì chắc chắn là quý vị sẽ không tới để mà có tác phẩm này trong tay, do đó chúng tôi chỉ nói rất là ít, hy vọng mời quý vị đến. Thứ nhất là chúng ta đến để tham dự và chúng ta gặp gỡ tác giả, thứ hai nữa đồng tiền quý vị bỏ ra đó thật ra không có bao nhiêu nhưng mà là đồng tiền gián tiếp để hỗ trợ cho những việc tốt đẹp cho cuộc sống này, và điều thứ 3 nữa là chúng ta còn sống, chúng ta còn đọc, chúng ta còn có những người bạn bên cạnh đó là hạnh phúc vô biên mà chúng tôi không ngờ được sau những trận mà chúng ta gọi là những trận chiến hãi hùng, như là trận chiến Ukraine, hay là mới hôm qua đây bão cát ở Iraq đã làm biết bao nhiêu người đã bị mất nhà mất cửa và mất mạng luôn nữa. Đó thực sự là những thiên tai, nhân tai, nhân họa khắp nơi, thì việc chúng ta đến được với nhau, để chung vui với nhau là điều hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng sẽ gặp quý vị trong bữa tiệc hạnh phúc do anh Lê Văn Hải làm trưởng ban tổ chức.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Xin anh Lê Văn Hải có những lời tốt đẹp nhất, thương yêu nhất và dễ thương nhất để mời quý vị khán thính giả đến với buổi ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên không?


      Không quân Lê Văn Hải: Kính thưa tất cả quý vị, tôi là người tổ chức không biết bao nhiêu buổi ra mắt sách, nhưng đây là buổi ra mắt sách rất là đặc biệt. Mỗi một câu chuyện trong quyển sách kể về những mảnh đời rất là kỳ lạ. Tôi chưa đọc hết các bài viết trong Hoa Cỏ Bên Đường, nhưng trong bút ký chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh, ví dụ như trường hợp của chúng tôi trong đó, là những người lính không quân, khi đó Kiều Mỹ Duyên còn rất trẻ dám ngồi trên một máy bay quan sát, máy bay quan sát thì súng thường bắn cũng chết nữa. Như vậy việc bay trong vùng lửa đạn của chị với chúng ta cũng là quá lạ lùng. Bởi vậy, mỗi câu chuyện trong tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường và trong Chinh Chiến Điêu Linh, xin quý vị đọc để thấy xứng đáng với tên Kiều Mỹ Duyên.


      Thi sĩ Chinh Nguyên: Kính thưa quý vị, ông Ray Maberry nói thế này chẳng cần phải đốt sách mới hủy diệt được một nền văn hóa mà chỉ cần người ta không đọc sách nữa là có thể đã hủy diệt nền văn hóa. Chúng tôi xin mời quý vị hãy tới chương trình ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên do anh Lê Văn Hải tổ chức để chúng ta bảo tồn được nền văn hóa của Việt Nam mà Văn Thơ Lạc Việt do anh Lê Văn Hải làm chủ tịch, đang hướng dẫn đi tới việc bảo tồn văn hóa Việt Nam sau 1975.


      Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng: Thật sự, chúng tôi rất hy vọng gặp lại quý vị trong ngày ra mắt sách và quý vị sẽ là những người tiếp nối những chương trình đặc biệt của Văn Thơ Lạc Việt và những nền văn học cổ truyền của chúng ta vẫn tiếp tục lưu truyền đến ngàn năm sau.


      Nhà văn Phương Hoa: Phương Hoa cảm ơn tất cả quý vị đã lắng nghe, đã theo dõi chương trình này. Cảm ơn anh Chinh Nguyên đã mời chúng tôi, để mọi người có cơ hội được bày tỏ. Cảm ơn chị Kiều Mỹ Duyên đã có một tác phẩm đáng để đời. Xin phép cho Phương Hoa nói thêm một chút, Phương Hoa là người biên tập tuyển tập này, nên Phương Hoa đã đọc hết các câu chuyện trong tuyển tập.


      Kính thưa quý khán thính giả, trong quyển sách dày 498 trang này, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi câu chuyện đều có một lịch sử rất là sống động, toàn bộ đều là các câu chuyện thật. Tác giả Kiều Mỹ Duyên đã dồn tâm huyết vào đó, cho nên mỗi lần đọc, thường thường là làm sách thì đâu có thể đọc hết được, chỉ đọc qua để coi, nhưng mà đối với tuyển tập này, Phương Hoa đã đọc tất cả những câu chuyện trong đó, nên phải mất một thời gian lâu.


      Chị Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn từ một vị Thượng Tọa cho đến một vị linh mục, cho tới những vị Tổng Thống, v.v. Tất cả bài phỏng vấn các vị lãnh đạo tinh thần, cùng với các bài viết về tình mẹ, những ký sự làm thiện nguyện giúp những người nghèo, trẻ thơ, v.v. Rất là cảm động quý vị ơi!



      Bìa sách Hoa Cỏ Bên Đường
      Ký giả Kiều Mỹ Duyên

      Đây là quyển sách mà nội cái bìa sách của tuyển tập cũng được chọn lựa rất kỹ càng. Các anh chị em trong ban biên tập rất quý chị, cho nên làm rất là nhiều bìa, trưởng ban Phạm Thái làm 5-6 cái, Phương Hoa cũng làm 6-7 cái, cuối cùng chị Kiều Mỹ Duyên đã chọn được bìa sách này. Kính mời quý vị tới buổi ra mắt sách để có được quyển sách này trong tay, vừa đọc vừa thưởng thức tâm huyết của tác giả, vừa làm thiện nguyện cùng với anh Lê Văn Hải là người đã nổi tiếng làm thiện nguyện khắp “bốn bể năm châu” trên Hoa Kỳ. Xin cảm ơn tất cả quý vị.


      Thi sĩ Chinh Nguyên:

      “Ồ, hóa ra là cây hoa dại

      Giữa nắng chan hòa gió mưa sa.

      Ngạo nghễ hiền hòa bên cỏ biếc

      Cúi nhìn đời thương rộng bao la.”


      Xin kính chào quý vị và hẹn gặp quý vị vào ngày ra mắt sách của chị Kiều Mỹ Duyên tại 70 W. Hedding St., San Jose, Santa Clara County, CA 95110 vào lúc 2 giờ chiều thứ bảy ngày 25/6/2022.


      Văn Thơ Lạc Việt

      Nguồn: m.viendongdaily.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới thiệu tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” của ký giả Kiều Mỹ Duyên Văn Thơ Lạc Việt Giới thiệu

    3. Bài viết về nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Kiều Mỹ Duyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Giới thiệu tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” của ký giả Kiều Mỹ Duyên (Văn Thơ Lạc Việt)

      Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên (Mặc Lâm)

      Chinh Chiến Điêu Linh (Nguyên Sa)

      Thú vị khi hiểu thêm về một con người (Phụng Linh/Viễn Đông)

      Kiều Mỹ Duyên và Chinh chiến điêu linh (Nguyễn Lệ Uyên)

      Đàm Thoại Với Ký Giả Kiều Mỹ Duyên (1-27-2018) (VietSTar Media)

       

      Tác phẩm của Kiều Mỹ Duyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thân phận người phụ nữ

      Sông có khúc, người có lúc

      Không nghe, không thấy, không nói

      Chinh Chiến Điêu Linh

       

         Bài trên mạng:

      - dinhsong.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)