1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Khúc Tình Hư Vô (Phạm Quang Ngọc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-7-2021 | VĂN HỌC

      Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Khúc Tình Hư Vô

        PHẠM QUANG NGỌC
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Hư Vô

      Hư Vô là một bút hiệu có lẽ còn như một khuôn mặt xa lạ với giới yêu thơ nói chung ở xứ Úc Châu.


      Thực tế, anh là một nhà thơ đã trải qua một thời kỳ sinh hoạt khá sôi nổi:


      - Sáng lập thi văn đoàn Miền Cuối Việt năm 1967


      - Cộng tác với các báo: Mầm Non, Thiếu Nhi, Tuổi Ngọc, Thời Tập, Khởi Hành... (trước 1975)


      Tuy định cư ở Sydney như đã thân thuộc với những địa danh ở bang này, anh vẫn như chiếc bóng cô đơn, lặng lẽ, lồng trong một hồn thơ phong phú, đa dạng với nét tài hoa đích thực ngày càng nở rộ.


      Với bản tính khiêm tốn, Hư Vô đã dùng nhiều bút hiệu khác nhau khi gởi đăng thơ ở các báo:

      - Chuông Sài Gòn, Văn Nghệ... (Úc)

      - Làng Văn (Canada)


      Trong quá khứ, Hư Vô từng có những tác phẩm đã in ấn và phát hành như:


      - Thơ Mười Sáu (Thơ, 1971 - Tuyệt bản)

      - Thành Phố Anh Đến (Thơ, 1974 - Tuyệt bản)


      Anh dự tính ra mắt giới yêu thơ bằng đứa con tinh thần mới nhất của mình một ngày gần đây. Đó là thi phẩm: “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau”.


      Nhìn chung, “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau” không hẳn là một tập thơ theo đúng với mỹ từ của nó. Khúc Tình của Hư Vô gồm 12 bài thơ đủ mọi thể loại với nội dung nghiêng về tình yêu là một đề tài vốn đã mung lung muôn thuở. Qua những bài thơ nhỏ nhoi, dễ thương, đầy nhạc tính, Hư Vô đã gây một cảm xúc khá lãng mạn với giới yêu thơ.


      Ở thời buổi kim tiền và máy móc, chạy theo thơ là một điều không tưởng. Bỏ tiền in thơ đế thi phẩm mình mốc meo trong các kệ bán sách cũng quả là niềm viễn mơ chạy theo ảo ảnh của thứ tình yêu động cỡn xác thịt, của thứ ánh trăng nằm lơ lửng trên vòm cây trụi lá... Thơ đi chân đất lầm lũi trong bóng tối, thay vì phải hình dung qua lối lãng mạn ước lệ “gót hài lay động sương hoa” xưa xửa xừa xưa...


      Vậy mà Hư Vô vẫn làm thơ ca ngợi tình yêu cho riêng mình. Dâng đời. Thật đáng yêu và thú vị!


      Tuy tốt nghiệp Đại Học Kiến Trúc ở Sài Gòn từ năm 1979, anh tự chọn bút hiệu riêng cho mình thật ngộ nghĩnh: Hư Vô! Không có gì hết! Một khoảng trống vô vị! Sao anh không “kiến trúc” đời sống cũng| như bồi đắp mảnh đời ngày càng thăng hoa với đà tiến hóa của nhân loại đúng với sự nghiệp anh đã chọn? Nói theo nhà văn Mai Thảo - với nhận xét người viết, ông làm thơ hay hơn viết văn nhiều - “Dưới nữa là không. Cõi không. Không còn gì nữa. Cõi không là thơ. Không còn gì hết nữa là thơ”


      Như dính vào định mệnh, thơ Hư Vô thấm buồn man mác, cô đơn, nhớ thương trong tâm tưởng những nàng thơ đã được anh mô tả bằng những vần thơ trầm luân, nghiệt ngã:

      Lỡ tay đánh mất nửa đời trước

      Còn nửa đời sau cho hết em

      Hơn nửa đời ta chung thành một

      Tính ra còn được cả trăm năm.


      Anh bước lạc xứ người xa lạ

      Biết đâu là nhà giữa phố đông

      Bỏ quên em tuổi đời xanh mộng

      Ngày theo chồng khóc nhiều lắm, phải không?


      Như dòng sông chia hai nhánh rẽ

      Lòng vẫn y nguyên những ngọt ngào

      Mơ ước một lần, dù ít ỏi

      Có em bên đời, sống chết bên nhau.


      Đâu biết trước đời nhiều dâu bể

      Chạy loanh quanh tóc đã hai màu

      Tìm được lối về trăng rơi xuống đất

      Chúng mình mất hết, chỉ còn nhau...

      (Chúng mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau)  

      Khúc Tình Hư Vô đến với người viết như một mối duyên văn nghệ đáng trân quý! Bởi Hư Vô Võ Văn Hùng (tên thật của anh) chỉ có những giao tình qua âm nhạc mà thôi. Ít khi nghe anh bàn luận về thơ văn. Người viết mỗi lần gặp anh chỉ thích rỉ rả thứ nhạc “thu đi cho lá vàng rơi” đến ngây ngất tâm hồn. Nghe đã, cả hai anh em cùng thấm, cùng buồn. Thế thôi! Bẵng đi một thời gian khá lâu vì cuộc sống riêng tư, Hư Vô tưởng đâu là một người em nhạt dần trong tâm tưởng của tôi.


      Trung tuần tháng 12 vừa qua, tôi gặp lại anh trong ngày phát hành CD của nhạc sĩ Nguyễn Nhật Tân.


      Tôi nhận ra anh khác hẳn. Trầm tư. Lặng lẽ. Sau vài câu thăm hỏi xã giao vì lâu ngày không gặp, anh bỏ tôi đứng trơ vơ giữa những giòng âm thanh lúc sôi nổi, lúc êm dịu của Nguyễn Nhật Tân.


      Khoảng 15 phút sau anh quay trở lại, nhìn tôi với nụ cười hiền hòa, đôi mắt nhấp nháy sau làn kính cận, trên tay cầm một ấn bản bìa màu trắng, pha màu tím nhạt với lối trình bày rất trang nhã. Đó là Khúc Tình Hư Vô với tựa đề “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau".


      Tôi nhìn anh đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thì ra| ông em của tôi làm thơ. Một thi sĩ ẩn danh. Anh tránh mặt tôi lâu nay cũng vì thế chăng?


      Tôi cám ơn Hư Vô, cõi lòng phơi phới thấy rõ! Từ nay mình có thêm một người đồng hành cho bớt phần “lẻ loi một mình”.


      Tôi đọc lướt 12 bài trong tập thơ nhỏ nhoi, thật tình nói với tác giả:

      - Thơ cậu tới lắm, đầy nhạc tính! Có dịp tôi sẽ phổ dăm bài thơ của cậu!


      Anh nhìn tôi nửa như được mở tấc lòng, nửa nghi ngờ ông anh cho mình "đi tàu bay giấy”!


      Cả một buổi tối, dưới ánh đèn vừa đủ sáng, tôi đọc thơ Hư Vô trong một tâm trạng hào hứng và sảng khoái vô cùng. Chưa hẳn thơ Hư Vô là những viên ngọc quý toàn bích. Nhưng ít ra thợ Hư Vô đã thoát ra những rung cảm ước lệ, lẩm cẩm, già nua hơn cả thời gian trước mặt.


      Nói như nhận xét của nhà phê bình âm nhạc Phạm Văn Kỳ Thanh: “Thơ tự nó đã có nhạc tính. Nhất là thơ Việt, qua sự chọn chữ, sắp câu, gieo vần, hiệp vận và ngắt nhịp, cũng đủ tạo nên một ca khúc hoàn hảo...”


      Ngay đến văn hào Schiller cũng phải tâm sự: “Trút hết tâm hồn tràn ngập bởi một ý hướng âm nhạc vào đó, và tư tưởng thi ca tìm đến tiếp theo - Khi tôi ngồi làm một bài thơ, cái mà tôi thường thấy xuất hiện trước mắt tôi là yếu tố âm nhạc của bài thơ chứ không phải quan niệm rõ rệt về chủ đề...”


      Sở dĩ tôi phải dẫn chứng cà kê như vậy vì thơ Hư Vô đầy nhạc tính và hình ảnh lồng trong một tứ thơ mới lạ rất thơ, rất tình...

      Em qua bóng đổ hiên ngoài

      Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn

      Giật mình hạ rớt thênh thang

      Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.


      Nắng trong veo, thấu lụa là

      Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh

      Dù là một thoáng lênh đênh

      Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.


      Từ em xõa tóc sang ngang

      Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau

      Em mang mùa hạ qua cầu

      Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình.


      Bên đời nắng có lung linh

      Để em giấu kín chút tình phôi pha

      Còn thương góc phố quê nhà

      Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về...

      (Áo Hạ Vàng)  

      Chất hư vô đã vây kín trong bài “Sắc Không”:

      Em về

      ngọn nến lung linh gió

      Trải xuống vô cùng sợi sắc

      không

      Đưa tay khuấy bóng em

      thành khói

      Chợt

      cõi muôn trùng nở rộ bông.

      Bàng hoàng ta hất tung

      giấc mộng

      Vẫn thấy em

      còn giữa mênh mông

      Hồn phách chia lìa đêm

      lạnh cóng

      Thật có em,

      thật có ta không?

      (Sắc Không)

      Trong “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau” có nhiều câu thơ hay đầy xúc cảm và nhạc tính như chính nỗi dìu dặt của lòng mình:

      Anh nín thở

      chờ em khoe da thịt

      Đêm tượng hình chảy xuống

      nửa bờ trăng

      Cởi áo lụa là phơi vào

      hoang dại

      Thương em

      buồn nhánh tóc chẻ ăn năn.

      .......

      Gối chăn đâu che giáp vườn

      con gái

      Áp sát

      môi nhau rụng trắng lối quỳnh

      Sáng thức dậy còn nghe quen

      tóc rối

      Chảy qua đời, sóng vỗ ngát

      hương trinh...

      (Dã Quỳnh)

      Cái chất thơ của Hư Vô cũng làm anh động lòng vì những dòng lệ không đâu của người bạn nhỏ:


      ... Này Bạn Nhỏ, bên kia đời đang khóc?

      Gửi anh giọt nước mắt để làm tin

      Cũng may anh còn giữ nguyên sợi tóc

      Chưa giáp xuân thì, dài đã trăm năm...

      (Bạn Nhỏ)


      Trong Khúc Tình Hư Vô cũng có những câu lục bát gợi tình, rung cảm lạ, ngắt câu êm đềm như những cung bậc của âm thanh:

      Xuân em trổ nhánh vào thơ

      Thương ai xõa tóc so đo đợi chờ?

      Anh về như một giấc mơ

      Tặng em chiếc nón che hờ chiêm bao.


      Hạ nghiêng áo trắng ngọt ngào

      Nương theo bóng nắng chiều thao thức vàng

      Tặng em hết một trần gian

      Gom về gìn giữ để ràng buộc nhau.


      Mùa thu mấp mé hiên rào

      Heo may ngang đọt lụa đào sân trong

      Tặng em bóng nguyệt tơ hồng

      Đếm từng chiếc lá gói lòng người dưng.

      .....

      (Tặng Phẩm Tình Nhân)

      Có lẽ bài “Cà Phê Đời” đã gây cho người viết một ấn tượng thích thú nhất khi lướt mắt đọc lần đầu:

      Anh giọt cà phê đắng

      Em hạt đường chưa tan

      Muỗng khua vòng đáy tách

      Khuấy tình ta trăm năm.


      Anh lang thang ngoài phố

      Đếm hạt mưa bay qua

      Đếm nỗi buồn ở lại

      Em mấy lần xót xa


      Giọt cà phê đắng chát

      Chảy trên môi xanh xao

      Hạt đường chưa tan hết

      Mình đã vội xa nhau.


      Bên kia bờ biển lớn

      Em ngọt lịm thênh thang

      Anh trưa chiều ngồi quán

      Uống từng giọt rưng rưng...

      (Cà Phê Đời) 

      Bài thơ cảm động, giản dị đã gợi hứng để tôi phổ thành ca khúc đầu tiên trong thơ của Hư Vô.


      Gần đây, Hư Vô còn tiếp tục gửi đến tôi hàng loạt các bài thơ mới đã gợi nguồn cảm hứng để anh sáng tác thật đều tay trong sự nhạy cảm của con tim thi sĩ.


      Những bài thơ mới sau này của anh ngày càng khởi sắc. Tôi mừng trong lòng về nhịp độ sáng tác đều đặn của anh. Sáng tác nhiều chưa hẳn là những vần thơ óng ả, lụa là, miễn sao chỉ ghép chữ và vần cho đầy trang giấy mà thôi!


      Không đâu! Người viết không thích bốc nhằng, mà chỉ muốn giới thiệu những tài năng đích thực không kể khuynh hướng và tuổi tác. Đó cũng là chủ trương của Dân Việt!


      Với Hư Vô, âu đó cũng là cái duyên của hai hồn thơ chạm nhau không ê đầu, vỡ trán. Ngược lại, cả hai anh em đều hành trình vào cõi thơ-lãng-mạn lạc-thời-đại, đọc chẳng giống ai! Nhưng thấy vậy mà không phải vậy!


      Nhưng thơ muôn đời vẫn là thơ! Bóng lầu Hoàng Hạc còn đó! Hồn Núi Tản, Sông Đà thênh thang còn kia! Đá có thể mòn, sông có thể cạn, nhưng tiếng thơ sẽ bất diệt mãi trong lòng người ái mộ...


      Sydney, 2007

      Phạm Quang Ngọc

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi III
      Nhà xuất bản Thanh Niên 2011

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Khúc Tình Hư Vô Phạm Quang Ngọc Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Hư Vô (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hư Vô

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Khúc Tình Hư Vô (Phạm Quang Ngọc)

      Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai (Ngô Nguyên Nghiễm)

      - Thơ Hư Vô và Một trăm lẻ một tự khúc tình nhân (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Áo hạ vàng, tâm kinh thời đại

        (Toại Khanh)

      - Lời mở đầu của tập thơ Người tình Hư Vô (Kiên Nguyễn)

       

      Tác phẩm của Hư Vô

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Trang Thơ Hư Vô

      - Áo Hạ Vàng Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, trình bày Mai Thiên Vân

      - Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau. Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, Ca Sĩ Lã Anh Dũng.

      - Cà Phê Đời, Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, Ca Sĩ Đình Nguyên

      - Một Ngày Trăm Năm, Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc

         Tác phẩm trên mạng:

      - thivien.net    - saigonocean.com

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)