1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn (Mặc Lâm/RFA) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-12-2020 | VĂN HỌC

      Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn

         MẶC LÂM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn

      Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với ông Hoàng Ngọc Tuấn, một nghệ sĩ đa tài, một giảng viên đại học và cũng là một cây viết phê bình văn học xuất sắc.


      Đồng chủ bút trang Tiền Vệ từ năm 2002 đến nay, ông cũng đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, và kịch tác gia. Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Ủy Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, ông kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Ủy Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện này.


      Thưa quý thính giả, câu chuyện giữa chúng tôi với ông Hoàng Ngọc Tuấn sau đây xoay quanh những sinh hoạt văn học nghệ thuật mà nổi bật nhất là trang web do ông và bạn hữu điều hành với cái tên Tiền Vệ.


      Mở đầu câu chuyện ông cho biết mục đích thành lập của trang web này như sau:


      Thành lập trang web Tiền Vệ


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Tiền Vệ của chúng tôi bắt đầu được thành lập từ năm 2002. Trước kia chúng tôi làm một tạp chí có tên là tạp chí Việt, ra được 8 số nhưng việc phát hành rất là khó khăn, là vì chỉ phát hành ở bên ngoài được chứ gửi về Việt Nam thì cứ mỗi lần gửi hàng trăm bản là bị tịch thu hết trọi, ít khi đến tay các nhà văn. Vì thế cho nên chúng tôi chuyển sang làm dưới hình thức web vì nghĩ rằng nó sẽ đến với bạn đọc cũng như đến các nhà văn một cách sâu rộng hơn, từ đó chúng tôi bắt tay vào làm Tiền Vệ từ đầu năm 2002 với chỉ một nhóm bạn hữu với nhau tại Úc đứng ra và chúng tôi sử dụng thì giờ, tiền bạc và công sức của cá nhân ra mà làm chứ không có một sự tài trợ của bất cứ một tổ chức nào khác. Tiền Vệ là một website văn học nghệ thuật, trong đó nó tiếp cận với tất cả các bộ môn khác nhau chứ không phải chỉ riêng văn chương mà thôi. Từ đó đến nay Tiền Vệ có mặt cũng đã được 7 năm rồi.


      Mặc Lâm: Thưa ông Hoàng Ngọc Tuấn, tới nay thì Tiền Vệ đã được giới văn nghệ chào đón nồng nhiệt vì qua đó họ có thể lưu hành những sáng tác của mình mà không bị nhà nước kiểm duyệt, đó là chưa nói tới khả năng tài chánh không cho phép họ in tác phẩm của họ thành sách. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bài viết trang trải những quan điểm chính trị của người trong nước, liệu đây có đi đúng với mục tiêu ban đầu của Tiền Vệ hay không?


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Tất nhiên Tiền Vệ vẫn là một bệ phóng của những thí nghiệm thuần túy mang tính văn học nghệ thuật, nhưng chúng ta là người Việt Nam ở trong thời đại này không thể nào cái nội dung chúng ta nói mà không có dính liền với lịch sử và con người. Tất cả những hình thức sáng tác văn học nghệ thuật, tất cả những cách tiếp cận mới lạ thì chẳng qua là để diễn tả một điều gì đó, mà nếu điều ấy thực sự đến từ sức ép của đời sống thì điều ấy nó nói lên, nó mang những thông điệp chính trị, và chúng ta không thể tránh né được chuyện đó. Và website của chúng tôi như một tờ báo, như một kho chứa tất cả những tiếng nói, những suy nghĩ rất là trung thực và thậm chí có thể táo bạo, có thể là dữ dằn đó, nhưng được chuyên chở bằng hình thức nghệ thuật của những thể loại nghệ thuật khác nhau.


      Tiền Vệ là một website tự do cho nên nó giống như một không gian mà các nhà văn - nhà thơ ở trong nước có nhiều không khí hơn để hít thở, và được rộng rãi hơn để vùng vẫy. Vì thế cho nên rất nhiều nhà thơ - nhà văn trong nước có thể vì những lý do chính trị và an ninh bản thân cho nên họ lấy một vài bút hiệu khác nhau, cũng có thể họ lấy tên thật đối với những người không sợ gì hết. Ban đầu họ tham gia Tiền Vệ để biểu diễn những thí nghiệm mới về phong cách sáng tác cũng như sự tiếp cận mang tính mỹ học của họ trong văn học nghệ thuật, rồi dần dần qua thời gian cái màu sắc chính trị càng rõ ra. Những nội dung của các tác phẩm không thể đi ra ngoài những ưu tư hàng ngày của họ, sức ép của đời sống chính trị - xã hội đối với họ là quá trực tiếp cho nên ngoài những nội dung mang tính hư cấu ra thì nỗi lòng trung thực của họ chính là những băn khoăn đối với thời thế, đối với hoàn cảnh chính trị - xã hội, vì thế cho nên những điều ấy được nói ra.


      Nhà phê bình văn học


      Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông cũng là một cây bút phê bình văn học có tác phẩm nhiều năm về trước, ông có thể cho biết đôi điều về sinh hoạt này của ông hay không?


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Tôi có xuất bản một cuốn sách gọi là "Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết" vào năm 2001. Cuốn ấy khá dày, hơn 600 trang, khá đầy đủ những góc cạnh mà có thể khai thác và suy luận để rút ra những phương pháp sáng tác, những đường lối tiếp cận mang tính mỹ học cho văn chương của Thế Kỷ 20 và những dự phóng về Thế Kỷ 21. Đó là một trong những cuốn mà tôi hài lòng nhất, anh ạ.


      Nhạc sĩ sáng tác


      Mặc Lâm: Ở khía cạnh âm nhạc ông cũng tỏ ra không chịu kém các nhạc sĩ tài danh... Ông vừa giảng dạy, vừa sáng tác, và mới đây nhất ông cho biết một tác phẩm mang tính triết lý Phật Giáo mang tên "Cái dường như là...", ông có thể cho biết đôi điều về nó hay không?


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Tôi là một người Phật Giáo, anh ạ. Tôi rất mê đọc sách Phật Giáo và các kinh Phật. Một hôm trong khi tôi đọc kinh Trường A Hàm, tôi nhớ hình như Ananda có hỏi Đức Phật "Bồ Tát là gì?", thì Phật trả lời "Bồ Tát là một người có hành trạng như con chim. Chim bay không để lại dấu vết trong không khí, nhưng chiều xuống chim về tổ không bao giờ lạc được". Tôi nhớ như vậy, cho nên một hôm khi tôi nghĩ về hội họa, tôi mới nghĩ theo đường lối đó. Tôi nghĩ như hội họa trừu tượng thì trong đó chúng ta không thấy rõ đó là cái gì hết, chúng ta tự hỏi đây là cái gì? Cái đường nét này diễn tả hình ảnh gì vậy? Thì cuối cùng là tôi dùng hình tượng trong câu nói của Đức Phật để tôi biến thành bài hát này. Ví dụ như tôi nói "không phải là sắc, không phải là màu, không phải là sáng, không phải là chiều", nhưng mà cuối cùng thì nó là cái gì?. Thì tôi nói nó là "cái dường như trùm khắp mọi tinh cầu", có nghĩa là cái đó gồm có cả sắc, có cả màu, có cả ánh sáng và bóng tối, hay là không phải là nét, không phải là đường, không phải là bóng, không phải là hình, là "cái dường như nằm trong cuộc tử sinh", vân vân. Đó là một sự khai triển từ lời nói của Đức Phật trong kinh Trường A Hàm.


      Mặc Lâm: Mời quý thính giả nghe một đoạn độc tấu nhạc phẩm "Trống cơm" do chính tác giả sáng tác và trình bày ....


      Từ tự học guitar đến thầy dạy guitar


      Mặc Lâm: Trở lại với nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, thưa ông, con đường mang ông đến với thế giới âm nhạc có qua sự hướng dẫn của một vị thầy nào hay không?


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Dạ thưa tôi chưa bao giờ có một người thầy nào về guitar, anh ạ. Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh mà. Tôi đâu có nhiều đồ chơi như trẻ em đâu. Tôi không có gì để mà chơi cả cho nên tôi rất yêu âm nhạc, là vì bố tôi có cho tôi một cây đàn mandoline và thế là tôi tập đàn mandoline và tôi đánh rất giỏi. Mẹ tôi hứa rằng nếu tôi thi đậu vào trung học thì sẽ cho tôi một cây đàn guitar. Thế là tôi thi đậu vào trung học, mẹ tôi cho tôi một cây đàn guitar. Và tôi dồn hết tất cả sức vào trong đó để tôi chơi guitar. Hồi đó tôi phải tự tra lấy tiếng Anh và tiếng Pháp để học nhạc. Tôi nghe những băng đĩa đó và tôi ráng chép lại và tôi học những bài mà tôi nghe được trong băng trong đĩa. Dần dần qua sự học đó và qua sự đọc sách đó thì tôi học được nhạc lý.


      Và từ hồi tôi được 14 tuổi thì tôi đã bắt đầu viết những ca khúc rồi, kể cả những bài hợp xướng nữa. Và tôi viết những khúc nhạc độc tấu rất sớm. Năm 17-18 tuổi tôi đã viết rất nhiều nhạc độc tấu, những bài sau này tôi trình diễn mang giai điệu của đất nước, dân ca, ví dụ như trống cơm, hay là những bài dân ca Miền Nam, dân ca Miền Trung, là do tôi tự sáng chế lấy. Tôi sửa lại hệ thống dây đàn của guitar thành một bộ dây khác. Tôi sửa lại cho nó phù hợp và tôi chế tạo ra phương cách đánh đàn khác nhau để tạo âm. Hồi đó tôi làm một cách liều mạng thôi.


      Trước 1975 tôi học ở Đại Học Văn Khoa, sau 1975 thì tôi phải đi đốn củi, đi kinh tế mới, rồi sau đó tôi vượt biên rồi đi ở tù nhiều lần. Khi tôi vượt biên được ra nước ngoài và đến Úc thì tôi mới học nhạc một cách chính thức trong trường đại học. Và khi học nhạc như vậy thì trước hết tôi học ở Đại Học New England và tôi học về dân tộc nhạc học để tôi tìm hiểu những sự khác biệt của các nền văn hóa âm nhạc. Sau đó tôi chuyển về Đại Học New South Wales thì tôi học về âm nhạc học. Phần chơi đàn guitar thì khi dự thi vào trường đại học tôi chơi đàn giỏi lắm cho nên được nhà trường cho tôi được miễn học ngành, nhưng lại được nhà trường tuyển vô. Tôi vừa học nhạc lý nhưng tôi lại được tuyển làm thầy giáo để dạy guitar ngay trong trường rồi.


      Vâng, tôi chưa bao giờ có một người thầy guitar nào và khi tôi bắt đầu chơi với âm nhạc thì bước vào trường đại học ở Úc tôi trở thành người thầy dạy guitar ở đó rồi, anh ạ.


      Mặc Lâm: Và sự thiếu hướng dẫn của một người thầy như thế có làm cho ông bối rối khi bước chân vào thế giới âm nhạc sau này hay không?


      Ông Hoàng Ngọc Tuấn: Tôi rất là vất vả vì mất rất nhiều thời giờ để tự học lấy, nhưng mà sau này được một cái là tôi có được nhiều freedom, được nhiều sự tự do trong cách diễn tả của tôi, không dính vào bất cứ một trường phái nào hết. Và tôi có sự tự do để phát triển một dòng nhạc riêng mang tính dân tộc, phù hợp với tâm hồn và thể trạng của tôi hơn, và tôi cũng không bị ảnh hưởng bởi những dòng nhạc khác, cho nên tôi rất lấy làm sung sướng về chuyện đó.


      Mặc Lâm: Thưa quý thính giả, chúng ta vừa nghe đôi điều về sinh hoạt nghệ thuật của giáo sư, nhạc sĩ kiêm nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào mở ra một thế giới rất riêng tư của người nhạc sĩ tài hoa này. Cám ơn nhạc sĩ, cám ơn quý vị đã theo dõi chương trình này từ trước tới nay.


      "Trống cơm": trình tấu và tâm sự


      Hoàng Ngọc-Tuấn

      http://www.tienve.org/home/music/viewMusic.do?action=viewArtwork&artworkId=4945


      Mặc Lâm/RFA

      Nguồn: rfa.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Những Bài Thơ Về Mẹ Mặc Lâm Tạp luận

      - Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của TLVĐ Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí Mặc Lâm Tạp luận

      - Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy Mặc Lâm Phỏng vấn

      - Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? Mặc Lâm Nhận định

    3. Bài viết về nhà phê bình Hoàng Ngọc Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)