1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu (Trần Dzạ Lữ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-6-2020 | VĂN HỌC

      Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu

        TRẦN DZẠ LỮ
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Hoàng Ngọc Châu
          (1942 - 26.4.2020)

      Biết nhà thơ Hoàng Ngọc Châu từ thập niên 60 trên các tạp chí văn nghệ SG. Ngoài tên HNC, anh còn ký các bút hiệu khác là Hoàng Gỗ Quý, Hoàng Thị Thuỷ Tiên. Nhưng mãi đến 1973, từ quân trường Thủ Đức về phép tôi ghé thăm người bạn gái BH ở BLao. Người này đưa tôi đến gặp Hoàng Ngọc Châu ở đường bây giờ là Trần Phú. Vốn biết nhau qua thơ và là đồng hương nên tôi và anh thân nhau ngay. Đêm đó anh níu tôi ở lại nhà anh và trò chuyện, đọc thơ suốt cho đến sáng. Rồi đi cà phê và gặp thêm vài người bạn của anh. Phải nói là cà phê Bảo Lộc ngon tuyệt. Anh còn mời cả thi sĩ Nguyễn Đức Sơn từ Phương Bối Am xuống uống. Đây cũng là dịp tôi diện kiến thi sĩ mà từ lâu tôi mến mộ…


      Hoàng Ngọc Châu sinh ra và lớn lên ở làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế… nơi có nghề kim hoàn cha truyền con nối lẫy lừng từ thời vua Trần Nhân Tông... Người xưa nói: ”Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay” không sai. Do vậy mà HNC bỏ Huế lên đây gầy dựng cơ nghiệp. Hàng vàng của anh nằm trên đường Trần Phú, đây là con đường chính sầm uất nhất của thị trấn Bảo Lộc hay còn có tên đáng nhớ Thị Trấn Hoa Vàng.


      Năm 1983, tôi lại có dịp lên thăm Hoàng Ngọc Châu và người bạn gái của tôi. Lần này ở chơi lâu hơn nên tôi biết thêm các địa danh Lộc Nga, Lộc An… và điều thú vị nhất là la cà hết quán cà phê này tới quán cà phê khác của Blao đáng yêu. Một tuần ở thị trấn sương mù rồi cũng qua đi. Nhưng kỷ niệm thì thật khó quên khi đi luồn qua những đồi trà mênh mông cùng cô bạn gái trong cái se se lạnh của đất trời hay ngồi sau lưng nhà thơ Hoàng Ngọc Châu đi hết các đồi dốc của Bảo Lộc. Là gốc gác Huế nên lúc nào anh cũng chỉn chu trong cách ăn mặc cũng như trên đầu luôn có cái mũ bê rê màu đen ấn tượng.


      Năm 2013, tôi lại một lần nữa lên thị trấn hoa vàng và không quên ghé thăm vợ chồng anh Hoàng Ngọc Châu. Lần này gặp mặt các nhà thơ Nguyễn Đạt, Võ Chân Cữu và nhà văn Trần Quang Ngân… ở một quán cà phê nổi tiếng, có cô chủ quán mê âm nhạc, hát hay mà NĐ thường nhắc đến trong tác phẩm của mình. Lần này, hình như Hoàng Ngọc Châu mang tâm trạng khác hơn 10 năm trước là anh nói nhiều và uống bia rượu liên miên… Tôi nghĩ chắc anh trầm uất nỗi niềm nào đó mà không tiện nói ra… Phải chăng người nghệ sĩ thường có dự cảm trước thời đại mình sống?


      Sau 2013 tôi không còn dịp lên thăm thị trấn hoa vàng nữa. Người con gái năm xưa ở Lộc Nga cũng đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Tôi chỉ còn Hoàng Ngọc Châu ở Bảo Lộc là ánh đèn tình thân để tôi tìm về thăm lần nữa…


      Vậy mà, nhà thơ Hoàng Ngọc Châu đã ra đi ngày 26.4.2020 giữa lúc dịch bệnh trùng vây thế giới. Và tất nhiên, tôi không thể có mặt ở thị trấn hoa vàng lúc này. Tiễn biệt anh bằng nén nhang lòng thắp lên nơi xa bằng nỗi tiếc thương…


      Nhà thơ Hoàng Ngọc Châu làm thơ nhiều thể loại. Song anh điêu luyện trong cảm xúc nhất là thơ 7 chữ. Xin giới thiệu 2 bài thơ của anh mà tôi còn thuộc đến giờ.

      THƠ HOÀNG NGỌC CHÂU


      MƠ VỀ XỨ HUẾ


      Hoa cải nhà ai vàng đẹp quá

      Như áo em xưa qua nội thành

      Anh đứng bên trời mơ xứ Huế

      Thương màu áo lụa giọng hoàng anh


      Mùa hạ nào thơm em vừa lớn

      Lòng anh sứ nở trắng mười bông

      Em ngon như nhãn vườn quê nội

      Nhìn cũng say như uống rượu nồng


      Dẫu mẹ già cầm tay níu lại

      Dẫu em ngoai áo đứng khóc ròng

      Người đi dẫu đứt từng khúc ruột

      Môi vẫn cười tươi như nắng trong!


      Quê người áo rách hồn xơ xác

      Sương khói chiều hôm xuống bạc lòng

      Nhớ mẹ già thương bông sứ rụng

      Tội em chim nhỏ nắng vườn không!


      Bao năm cơm áo giạt bên trời

      Lòng thấy chiều nay như lá rơi

      Thấp thoáng trong mơ thành nội cũ

      Em về áo lụa nhớ thương ơi!


      Hoàng Ngọc Châu (Bảo Lộc)


      CHIỀU QUAN ẢI

      Tặng Trần Hoài Thư


      Trong nắng vàng rưng rưng lá kia

      Vườn xanh thấp thoáng bóng ai về

      Chiều đi rười rượi lòng ly khách

      Sầu quặn bên mình nỗi nhớ quê


      Biền biệt người đi hoài quan ải

      Em xưa không biết có còn không

      Chí cả chưa tròn chưa trở lại

      Thì nghĩa gì đâu chuyện vợ chồng


      Trời tháng Giêng nhiều mây trắng quá

      Rừng xa chim lẻ bạn kêu chiều

      Người đi khăn áo quàng mưa bụi

      Kẻ đứng bên cầu vọng ngóng theo


      Bao nhiêu rượu uống cũng không vừa

      Ơi áo ai vàng cuối dậu thưa

      Người có về qua vườn hạnh cũ

      Lòng son thiếu nữ có như mơ


      Rượu ơi sao rượu mãi chưa cùng

      Say với ta mà mơ cố hương

      Nam nhi chinh chiến hề quan ải

      Chinh chiến người đi như khói sương

      HNC

      (Blao, mồng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất)

      (Bách Khoa số 318, 1 tháng 4 năm 1970)

      Tiểu sử Nhà thơ HOÀNG NGỌC CHÂU


      Sinh năm 1942 - Thừa Thiên, Huế

      tức Hoàng Thị Thuỷ Tiên, Hoàng Gỗ Quý

      Nguyên quán làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, ThừaThiên- Huế

      Thường trú: Bảo Lộc, Lâm Đồng

      Chết ngày 26.4.2020

      Hưởng thọ 78 tuổi

      *

      Tôi biết những người ly hương như anh Hoàng Ngọc Châu và tôi dù đã ra đi hay còn hiện diện ở nơi trần thế đều đau đáu nhớ về cố hương bằng nỗi niềm của thi bá Lý Bạch:

      Cử đầu vọng minh nguyệt

      Đê đầu tư cố hương

      (Ngẩn đầu ngắm trăng sáng

      Cúi đầu nhớ cố hương)


      (SG tháng 4 năm 2020 )

      Trần Dzạ Lữ

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 89 tháng 6-2020

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu Trần Dzạ Lữ Hồi ức

      - Trang Thơ Trần Dzạ Lữ Thơ

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)