|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hồ Chí Bửu
Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đang tìm đường hướng về chân trời thì ca. Trong số các nhà thơ đang sung sức và âm thầm sáng tạo, Hồ Chí Bửu đã tạo được một giọng thơ độc đáo, không hề lẫn lộn với giọng điệu của các nhà thơ đương thời. Thơ của Hồ Chí Bửu ẩn chứa chất giọng ngang tàng, khí khái của một nhà thơ hơn nửa đời say mê cuộc sống rong chơi giữa cõi trần thế.
Bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi, hơn 40 năm qua, Hồ Chí Bửu đã xuất bản hàng chục tập thơ. Thơ đối với Hồ Chí Bửu chính là cuộc rong chơi bằng chữ nghĩa hướng về cái đẹp, tình yêu và tình người. Hồ Chí Bửu ý thức được sự giới hạn của ngôn từ và sự vô tận của cõi vô ngôn nên chữ nghĩa trong thơ đối với ông chính là sự tạo dựng cuộc chơi sang trọng. Ông từng thổ lộ rằng: “tôi ngộ ra rằng thơ là không, người là không, không cũng là không. Cứ thế mà làm thơ phun trào giống như con người của tôi vậy...”. Quả đúng vậy, thơ Hồ Chí Bửu giống như tính cách, tâm hồn đầy khí khái, si mê của ông và giống như những điều ông tâm niệm.
Thơ của Hồ Chí Bửu là thơ khẩu khí. Thơ ông cảm nhận bằng cách nghe sẽ thích thú hơn đọc thầm bằng mắt. Thơ Hồ Chí Bửu ít gọt giũa, trau chuốt về ngôn từ. Sự hấp dẫn của thơ ông chính là giọng điệu ngang tàng, đầy khí khái và cái tâm thế chân thành, thẳng thắn của nhà thơ trước những điều mà ông thổ lộ, chia sẻ. Giọng thơ Hồ Chí Bửu có vẻ tưng từng, đôi chỗ cà rỡn nhưng phía sau ngôn từ vẫn chan chứa cái tình sâu nặng của một người sống hết mình với con người, cái đẹp, tình yêu và cuộc đời. Thơ của Hồ Chí Bửu thuộc dòng thơ ngông, đầy chất lãng tử gần gũi với phong cách thơ ngang tàng, hào sảng của các nhà thơ Nam bộ hiện đại như Phạm Trích Tiên, Ngô Nguyên Nghiễm, Trịnh Bửu Hoài, Phạm Hữu Quang, Bùi Chí Vinh, Vũ Ngọc Giao…
Sự nghiêm trang đồng nghĩa với sự vô vị và nhàm chán. Giọng thơ của Hồ Chí Bửu tưng tửng tếu táo và có vẻ cợt đùa trước cả những điều trang nghiêm. Ông thường chọn cách nói dí dỏm, tếu táo và chính điều này bộc lộ cái nhìn lạc quan, tính cách trẻ trung và tình yêu say đắm của nhà thơ đối với con người, tình yêu và sự sống:
“Tức mình chửi đổng nghe chơi
trong hang có một con dơi lộn đầu
con gà nằm chỏng phao câu
còn ta cứ nhỏng cái đầu... lâu chơi!”
(Tức mình)
Trong tình yêu đời thường, người ta thì trân trọng, còn với Hồ Chí Bửu thì:
“Trong mơ ta cứ thấy em
thấy trên thấy dưới thấy thèm nọ kia
nghĩa trang trăm vạn hàng bia
có ai chết cái vụ kia không nè?”
(Trong mơ)
Giọng thơ chủ đạo bao trùm tập thơ vẫn là sự ngang tàng, khí khái. Tuy nhiên Hồ Chí Bửu vẫn có những câu thơ viết về tình yêu thấm đẫm nỗi đau và nỗi niềm nhân thế:
“Trả lại anh mái tóc dài hoang dại
nụ hôn tình ẩn giấu giữa bờ môi
trả lại hết - những gì anh đã mất
bởi từ em - vuột mất dấu chân đời!?
trả lại tôi - một người con xứ biển
Nha Trang ơi! sao để mất em rồi?
nếu anh được một phút nào linh hiển
đem em về - vì em của anh thôi!
trả lại anh - tóc em dài hoang dại
nụ hôn nào mật ngọt ở bờ môi
hãy trả lại những gì anh đã mất
em yêu ơi - anh lạc mất em rồi!?
cát vẫn trắng - gió vẫn hiền - ru ngủ
em thì xa hun hút cuối chân mây
nỗi thương nhớ đong làm sao đủ
em yêu ơi - lệ nhỏ xuống đêm này
không phải đâu - có thể là sóng biển
làm mặn môi - đàn ông khóc bao giờ!
ừ thì đi - có ai mà đưa tiễn?
chỉ một người - lặng lẽ đứng làm thơ...”
(Em trả lại anh)
Nhiều bài thơ trong tập thơ đã bộc lộ phẩm chất thi sĩ của Hồ Chí Bửu. Sự ngu ngơ và si mê của chủ thể trữ tình trước cái đẹp mong manh, sương khói đã tạo nên một hồn thơ mang vẻ đẹp đắm đuối:
“Bài hát năm nào em nhớ chăng?
cũng buồn, ray rức nốt fa thăng
lời ca cao vút như chim hót
ta ngẩn ngơ rơi một khúc trầm. “-
(Bài hát em buồn như thánh ca)
Hay:
“Sáng mưa sớm, mưa chiều, mưa trẩy hội
trên đường về ta ướt cả công danh
đường xa lắc - một mình ta - vô tội.
tiễn em đi - mưa có ướt - cũng đành."
(Tiễn em về trời mưa)
Thơ tình của Hồ Chí Bửu chất chứa nỗi niềm của một tâm hồn và trái tim si mê, đắm đuối theo đuổi cái đẹp và tình yêu:
“Hứa mười mà chín có sao đâu!
ta chỉ xin em nợ gối đầu
trả hết, mai này em chẳng nhớ
thà là trả chậm... nhớ hơi...lâu!”
(Có sao đâu)
“Em ở bên người vui xuân mới
ta vẫn mồ côi một góc đời
Ừ thôi hãy cố quên tình cũ
ta vốn mây trời trôi cứ trôi...!”
(Xin như là mây bay)
Nhà thơ Hồ Chí Bửu từng bày tỏ quan niệm của ông rằng, ông tối kỵ kiểu phê bình theo một chủ trương, theo một trào lưu hoặc phê bình theo tư cách độc đoán của cá nhân. Ông đồng tình với cách nói của Phạm Công Thiện: “Trong thơ, anh cảm được thì cảm, không được thì đừng phê bình...”. Đọc thơ của Hồ Chí Bửu tôi chỉ bộc lộ cảm nhận ban đầu của tôi về giọng thơ độc đáo của ông. Sự cảm nhận và khám phá giọng thơ và thế giới ngôn từ của thơ Hồ Chí Bửu vẫn đang chờ các nhà phê bình thơ và bạn đọc tri âm.
- Hồ Chí Bửu & cuộc ngao du trần thế Võ Tấn Cường Nhận định
• Hồ Chí Bửu & cuộc ngao du trần thế (Võ Tấn Cường)
- Đọc tập thơ XUỐNG NÚI- Hồ Chí Bửu- Nxb Văn nghệ 2005 : Từ trong tĩnh lặng.. (Nguyễn Đức Thiện)
- Thơ tình Hồ Chí Bửu, Thơ như đùa mà sự thật là như vậy (Mang Viên Long)
Tác phẩm trên mạng:
- vietvanmoi.fr - luanhoan.net
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |