|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hạ Đình Thao
(1942 - 5.6.2021)
Nhà thơ Lê Văn Trung và tôi đều là dân Quảng Nam, kết thân từ trước năm 1970. Ngoài thơ văn, Lê Văn Trung còn thích làm việc từ thiện. Chúng tôi đã lăn xả cứu giúp đồng bào chiến nạn trong các trại tị nạn miền Trung ở Đà Nẵng trong những năm 1972, 73,74. Qua Lê Văn Trung, tôi được quen nhà thơ Hạ Đình Thao cũng là dân xứ Quảng. Hạ Đình Thao có thơ đăng trên các tạp chí văn học miền Nam cùng chúng tôi trước 1975. Hạ Đình Thao ngày ấy và bây giờ vẫn dáng vóc thư sinh, phong cách chân chất, hiền lành, trầm tĩnh, thật dễ thương.
Tôi nhớ năm 2000, một buổi sáng nhà văn Phạm Văn Nhàn từ Mỹ về. Anh ra mắt sách của anh tại nhà của nhà văn Nguyên Minh. Hôm đó, tôi thật vui vì được gặp lại các cây viết kỳ cựu của miền Nam cùng thế hệ của tôi như nhà văn Đỗ Nghê (BS Đỗ Hồng Ngọc), nhà báo Sâm Thương, nhà văn Trần Duy Phiên, nhà thơ Mường Mán, họa sĩ Lê Ký Thương, nhà thơ Lữ Kiều, nhà nghiên cứu văn học Lại Quang Nam, nhà thơ Nguyễn Hữu Thụy, nhà văn Nguyên Minh… Và vui hơn hết, tôi được gặp lại Lê Văn Trung và Hạ Đình Thao. Ba chúng tôi nói chuyện văn thơ, sống lại một thời đẹp như truyện “cổ tích” và cười vui “Như mới bữa hôm qua” trong thơ Hạ Đình Thao:
Đã lâu lắm rồi không gặp bạn
Lòng bỗng mừng như đứa bé được quà
Những kỷ niệm, những vui buồn một thuở
Chợt hiện về như mới bữa hôm qua.
Sau khi tôi định cư tại Mỹ, ba chúng tôi vẫn thường nhắn tin và hẹn gặp nhau tại Việt Nam trong năm 2021. Tôi đang chuẩn bị in một số trong 9 tác phẩm Thơ và Văn của tôi tại Mỹ để mang về ra mắt sách “bỏ túi” với anh em văn nghệ thân thiết trước 1975 tại Sàigòn và Đà Nẵng. Ngày vui đó, tôi sẽ được gặp lại Lê Văn Trung và Hạ Đình Thao.
Mỗi sáng sớm, tôi thường ngồi lướt qua tin tức ở báo mạng, sau đó là facebook. Cả năm nay tôi bị trầm cảm, sức khỏe xuống dần. Tôi rất sợ khi đọc phải “Tin Buồn” về những người thân quen, nhất là anh em văn nghệ trước 1975. Khi nhận một tin không vui, tim tôi đau nhói, mắt mờ đi và lỗ tai lùng bùng kéo dài cả ngày, có khi đôi ba ngày. Thế hệ chúng tôi sau 1975 sao buồn quá!
Tôi chưa kịp tỉnh táo sau sự ra đi quá đột ngột của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thiện, tiếp đến là nhà thơ Xuân Thao và nay là nhà thơ Hạ Đình Thao. Tất cả đều là những người bạn tôi yêu thương.
“Như mới bữa hôm qua”. Vâng, như mới bữa hôm qua Hạ Đình Thao, Lê Văn Trung, Phương Tấn còn gặp nhau ở Sài Gòn. Hạ Đình Thao cầm tay tôi, dặn đi dặn lại phải sớm về nghe Phương Tấn. Không khác những câu thơ “Gặp Bạn” mà Hạ Đình Thao đã làm tặng nhà thơ Phan Xuân Sinh cũng để tặng những người bạn thân xa xứ:
Qua xuân chắc bạn về bên ấy
Ta ở bên này mong nhớ mong
Năm, ba năm nữa khi về lại
Mộ chừng xanh cỏ! Biết đâu không?!
Ôi, nay thì không kịp rồi. Lời trong thơ của Hạ Đình Thao như tiên tri. Nay đọc lại bài thơ "Gặp Bạn" mà nghẹn ngào.
Hạ Đình Thao ơi, trong tập thơ “Cát Bụi Phận Người” của Lê Văn Trung cũng có bài thơ “Gặp Bạn” mà Lê Văn Trung đã làm để tặng Hạ Đình Thao sau một lần gặp nhau ở rẫy đồi Phương Lâm. Cả hai bài thơ cùng tựa, cùng tâm trạng. Và hơn hết là cùng những câu thơ quá đỗi xót xa đến lạnh người:
Giã bạn ta đi lòng nhủ thầm
Mai sau biết có một lần thăm?
Chắc gì gặp lai, đời tro bụi!
Ai lót cho ai một chỗ nằm?
Đọc thơ Hạ Đình Thao, tôi không thể nào quên bài thơ “Thư Về Đại Lộc” của Hạ Đình Thao. Bài thơ, không chỉ là lời bày tỏ thiết tha của Hạ Đình Thao dành riêng cho Mẹ mình, mà còn là lời bày tỏ thiết tha cho chung chúng ta - một thế hệ tang thương “để Mẹ phải buồn” ngay sau ngày tối tăm ấy:
Con mong ngày vui trở về thật sớm
Để Mẹ thôi buồn trong những đêm đông
Con vẫn lòng tin như ngày mới lớn
Nên còn miệt mài trên những ruổi dong...
Đúng vậy, Hạ Đình Thao. Niềm tin chúng ta đâu tắt đi. Tâm nguyện vẫn còn đó. Lịch sử vẫn còn đây. Chúng ta sẽ về theo nắng mới, theo nhân dân sáng rợp tình quê, chúng ta sẽ về theo mưa đợi, xóm làng vui thương quá quê ơi:
Chắc sẽ đổi thay, lẽ nào mãi khổ!
Hạnh phúc đường này, chắc sẽ đến mau.
Hôm nay, ngày 07 tháng 6 năm 2021 – ngày Động quan và Hỏa táng. Phương Tấn nguyện cầu hương linh Hạ Đình Thao yên nghỉ cõi Phật.
(June 07-2021)
- Xuân Thao Phương Tấn Hồi ức
- Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua Phương Tấn Hồi ức
- Vớt bình minh trong đêm Phương Tấn Thơ
- Trang Thơ Phương Tấn Phương Tấn Thơ
- Và Bước Một Bước Lạ Phương Tấn Thơ
- Vạt Nắng Lung Linh Cùng Gió Mới Phương Tấn Hồi ức
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |