1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Văn Huy Phương Ra Mắt Sách ‘Ga Cuối Đường Tàu’ (Huỳnh Kim Quang) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-9-2017 | VĂN HỌC

      Nhà Văn Huy Phương Ra Mắt Sách ‘Ga Cuối Đường Tàu’

        HUỲNH KIM QUANG
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Huy Phương

      WESTMINSTER (VB-Huỳnh Kim Quang) – Tác phẩm “Ga Cuối Đường Tàu” của nhà văn Huy Phương đã được ra mắt tại hội trường nhật báo Người Việt, trên đường Moran, thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 16 tháng 9 năm 2018, với sự tham dự của vài trăm người, gồm các văn nghệ sĩ, bằng hữu, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí, và đồng hương Việt Nam tại Quận Cam.


      Nhiều khuôn mặt tên tuổi trong giới văn học nghệ thuật và thức giả tại Quận Cam đã có mặt, như nhà văn lão thành Doãn Quốc Sỹ (95 tuổi), cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống (96 tuổi), cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, giáo sư Nguyễn Song Thuận, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn Đỗ Tiến Đức, nhạc sĩ Trần Duy Đức, giáo sư Nguyễn Châu, nhà thơ Hà Phương, các ký giả và phóng viên của nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ như ông Bùi Bỉnh Bản của Feevn.net, ký giả Thanh Phong của nhật báo Viễn Đông, ký giả Văn Lang của nhật báo Người Việt, ký giả Lâm Hoài Thạch, phóng viên Phan Đại Nam của Đài SBTN, nhà báo Huỳnh Kim Quang của nhật báo Việt Báo, ký giả Vi Tuấn của tuần báo Saigon Times, v.v…


       

      Từ trái: Nguyễn Châu, Đỗ Tiến Đức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Trọng Thụy.

      Chương trình bắt đầu vào khoảng 1 giờ rưỡi, với phần nghi thức hát quốc ca Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm, qua sự điều hợp của MC Hoàng Trọng Thụy.


      Người phát biểu đầu tiên là nhà văn Huy Phương, tác giả tạp ghi “Ga Cuối Đường Tàu.” Lời đầu tiên mà ông bày tỏ là lòng cảm ơn đến tất cả văn nghệ sĩ, bằng hữu, giới truyền thông báo chí đã đến tham dự trong buổi ra mắt sách “Ga Cuối Đường Tàu.” Ông đặt ngay vấn đề rằng, “Tại sao là ga cuối?” Rồi ông giải thích rằng nếu cuộc đời như chuyến tàu thì cuối cùng ai cũng có nhà ga cuối để xuống. Ông ngậm ngùi nhắc đến nhiều người quen thân đã xuống tàu như nhà văn Bùi Bảo Trúc, nhà báo Vũ Ánh.


      Với giọng trầm buồn, nhà văn Huy Phương nói rằng nếu đây là buổi ra mắt sách cuối cùng của ông thì cũng xin chấp nhận. Ông nhắc lại câu nói thời danh của đức Khổng Tử rằng, “Thất thập nhi tùy tâm sở dục,” nghĩa là “người đến tuổi bảy mươi muốn làm gì thì làm. Ông giải thích rằng, “Có lẽ Cụ [Khổng Tử] muốn nói đến một mặt khác, đến tuổi 70 muốn thi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, muốn ăn uống gì thì tùy thích, không còn dành dụm cho ai, cũng không còn kiêng khem gì cho nhọc xác! Cũng đừng chuyển chủ quyền cho con, không khéo ra nằm đường lúc nào không hay!”


      Ông nói nay ông đã trên 80 tuổi rồi thì cũng “tùy tâm sở dục.” Nhưng ông cũng đề cập đến những khó khăn của tuổi già ở Mỹ về việc đi lại và sức khỏe cũng không cho phép muốn làm gì thì làm. Ông nói xã hội cũng có những bất công với tuổi già. Chẳng hạn, già mà còn yêu thì người ta gọi là “già dịch,” như vậy không lẽ phải lập hội bênh vực người già sao! Nhiều người cười rộ lên khi nghe ông nói điều này!


      Nói đến đó, nhà văn Huy Phương như cảm khái điều gì đó trên thân phận tuổi già. Ông nói được sống càng lâu, càng thấm buồn. Rồi ông đọc mấy câu thơ của nhà thơ Trần Tử Ngang, được học giả Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt:


      “Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ

      Trông về sau, quạnh quẽ người sau

      Ngẫm hay trời đất dài lâu

      Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.”


      Nhà văn Huy Phương kết thúc phần phát biểu nói rằng làm sao về già mà giữ được phẩm giá mình còn khó khăn hơn lúc trẻ.


      Giáo sư Nguyễn Châu của Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng, trong phần phát biểu cảm nghĩ về nhà văn Huy Phương và tác phẩm, nói rằng khi ông đọc sách của nhà văn Huy Phương thì không nghĩ ông lớn tuổi như thế, vì thấy nhà văn Huy Phương làm việc rất vất vả, cực nhọc. Nhưng khi biết nhà văn Huy Phương lớn tuổi mà còn sang tác mạnh như vậy thì lấy đó làm gương để cố gắng sáng tác. Nhân đó giáo sư Châu giới thiệu các em trong Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình tấu các nhạc cụ truyền thống dân tộc như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn bầu, trống, v.v…


       

      Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình diễn

      Nhà văn Đỗ Tiến Đức cũng đã được mời lên để phát biểu về nhà văn Huy Phương và tác phẩm “Ga Cuối Đường Tàu.” Nhà văn Đỗ Tiến Đức đề cập đến tình hình xuống giốc của số người đọc sách và ra mắt sách. Ông cho biết tại Quận Cam chỉ có 2 tiệm sách và những buổi ra mắt sách thì càng hiếm hoi hơn. Ông nói đến tình trạng đáng quan ngại vì giới trẻ Việt Nam tại đây không đọc sách. Còn giới già thì vì già yếu không thể viết nhiều được. Khi có sách đem in thì bán không đủ tiền để uống cà phê. Ông kể chuyện ngày dọn nhà đi đến các thư viện để tặng sách mà cũng bị từ chối. Ông nói có lần nghe người bạn kể rằng mới tặng sách cho ai đó, rồi khi vào restroom thì thấy cuốn sách của mình để trong đó. Hỏi ra thì được người bạn kia cho biết rằng là vì không có thì giờ nên phải để sách trong restroom và mỗi khi vào đó thì đọc. Nghe đến đây mọi người đều cười rộ lên.


      Nhà văn Đỗ Tiến Đức cho biết nhà văn Huy Phương dù nay đã 81 tuổi và 6 năm nay lại bệnh hoạn liên miên, nhưng vẫn cố gắng mỗi năm ra một cuốn. Ông nói rằng nhà văn Huy Phương nay “đã đi gần trọng vòng tử sinh.” Ông cho biết ở tuổi này, chắc chắn mỗi chữ của nhà văn Huy Phương mang nhiều ý nghĩa. Ông nói nhà văn Huy Phương không có nhà để lại, nhưng có tới hơn 10 tác phẩm để lại cho đời. Nhà văn Đỗ Tiến Đức nhấn mạnh rằng nhà văn Huy Phương mang đi cái mà người ta không mang đi được, đó là tên tuổi của ông trong nền văn học Việt Nam.


      Sau khi nghe bé Dan Lê trong Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình diễn đàn tranh bản “Miền Đất Quê Hương,” mọi người chào đón kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa lên nói về nhà văn Huy Phương và tác phẩm mới. Ông cho biết ở độ tuổi này, thì sợ nhất là nghe tin cáo phó bạn bè. Ông nói rằng, “Là người theo đạo Phật, sống tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 21, tôi nghĩ tới đời người… như một chuyến bay.”


      “Tùy hoàn cảnh, cần bay từ đây qua miền Đông Hoa Kỳ hay miền Tây Âu Châu, ta có thể mua vé bay thẳng, hoặc muốn rẻ hơn thì phải qua vài trạm. Máy bay hạ cánh tại Denver, Chicago hoặc Miami rồi bước xuống phi cảng, ta tìm xem mình phải qua cổng số mấy, lấy chuyến bay kế tiếp để đi tới đâu…. Đời người chỉ là một chuyến bay, thí dụ như từ Los Angeles tới Houston, nơi đó ta bay tiếp cho đến mục tiêu cuối cùng mà chẳng là mục tiêu sau cùng của cuộc đời.


      Hãy tưởng tượng là có một hành khách từ Los Angeles quá hài lòng với ghế bành thoải mái trong chuyến bay, khi phi cơ đáp xuống Houston lại nhất định ngồi tại chỗ, không chịu xuống. Kiếp này quá đẹp vì sao lại rời?


      Một người khác thì biết thân biết phận nên cùng hành khách bước xuống phi cảng, nhưng lại quên là phải qua cổng số mấy để đi tới đâu. Họ lang thang trong dẫy hành lang tấp nập đông người và đi lạc. Có khi hụt chuyến bay. Họ không siêu thoát được và chập chờn trong cõi trung gian hay trung ấm, có khi đói, có khi cần người chỉ dẫn. Có khi cần tiếng cầu kinh….


      Tôi phải dẫn nhập như vậy, để giới thiệu chuyến đi của Huy Phương.


      Ở tuổi bát tuần, ông không dùng ẩn dụ phi cơ mà nghĩ tới chuyến tầu hỏa. Sắp tới nhà ga ở cuối đường tầu, ông biết là mình sẽ phải xuống và kỹ lưỡng chuẩn bị đi xuống. Sau đó đi đâu có lẽ ông không biết - mà nhiều phần thì cũng chẳng cần.


      Vì ông bận kiểm lại hành lý của chuyến đi sắp chấm dứt.


      Hành lý của ông thật ra cũng chẳng có gì vì tất cả nằm trong tâm và trí của Huy Phương. Ông kiểm lại những gì mình đã viết ra – trong cả chục cuốn sách đã xuất bản – và tặng cho chúng ta, những hành khách của một chuyến đồng hành những bài tâm đắc nhất. Với tôi, món quà tinh thần này, trải gần 400 trang sách, là cuốn chỉ nam cho chuyến đi sắp tới của chính chúng ta. Tôi đến đây, tham dự buổi ra mắt sách này, cũng là để bày tỏ lòng tri ân.


      Có khi còn là lòng tri âm.”


      Khi cảm nghĩ về tác phẩm mới của nhà văn Huy Phương, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết rằng, “Bây giờ, nói đến tác phẩm chúng ta chào mừng hôm nay, tôi bắt gặp nỗi ngậm ngùi của nhà văn Võ Phiến trong các bài tùy bút ông viết 40 năm trước, khi tạm ngừng chân tại hải ngoại, bần thần ngơ ngác trong chốn lưu vong. Tạp ghi của Huy Phương làm ta ứa nước mắt như tùy bút của Võ Phiến. Đến độ mình phải đặt cuốn sách xuống bàn, nén tiếng thở dài rồi suy ngẫm thêm.


      Chúng ta trưởng thành hơn khi suy ngẫm như vậy nhờ tạp ghi của Huy Phương.


      Chúng ta hết còn là một sinh vật sống nhờ cái bao tử hay nhờ cảm quan thụ động như của một đứa trẻ. Nhiều chế độ độc ác sở dĩ tồn tại là nhờ biết đẩy con người vào trạng thái tâm lý đó. Huy Phương đánh thức những suy nghĩ khác trong chúng ta, cho chúng ta. Đấy cũng là lý do vì sao trong 80 bài viết được ông tuyển chọn, đa số đề cập tới những gì đã và đang xảy ra cho Việt Nam.”



      Ông Nguyễn Xuân Nghĩa kết thúc phần phát biểu bằng cách trích câu nói của nhà văn Huy Phương trong tác phẩm “Ga Cuối Đường Tàu,” mà ông cho là danh ngôn rằng, “Có những thứ đã chết mà người ta tôn vinh, xây lăng cho nó, nó vẫn chết, nhưng có những thứ người ta muốn chôn vùi, hủy hoại, nó vẫn đội mồ sống dậy.”


      Những thứ có sức mạnh “đội mồ sống dậy” đó có lẽ không gì khác hơn là văn chương chữ nghĩa có năng lực “đánh thức những suy nghĩ khác” của người đọc, mà trong đó có tác phẩm “Ga Cuối Đường Tàu,” của nhà văn Huy Phương.


      Trước khi qua phần trao đổi giữa người tham dự và tác giả cũng như những vị vừa giới thiệu tác phẩm mới của nhà văn Huy Phương, mọi người được nghe cháu Emily Nguyễn trong Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng hát bài Châu Văn Bắc thật ngọt ngào và truyền thống Việt Nam.


      Trong phần tiểu sử ngắn gọn được ghi nơi bìa sau của sách “Ga Cuối Đường Tàu,” cho thấy nhà văn Huy Phương sinh năm 1937 tại Huế. Ông từng là giáo sư Trung Học Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Khoá Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí tại Hoa Kỳ. Ông định cư tại Mỹ năm 1990 sau khi bị tù cộng sản 7 năm tại VN.


      Huỳnh Kim Quang

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà Văn Huy Phương Ra Mắt Sách ‘Ga Cuối Đường Tàu’ Huỳnh Kim Quang Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Huy Phương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Huy Phương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà văn Huy Phương, tác giả ‘Ga Cuối Đường Tàu,’ đã ra đi (Đằng Giao)

      Huy Phương (Học Xá)

      Huy Phương – trên sân ga cuối đường tàu (Phạm Tín An Ninh)

      Nhà Văn Huy Phương Ra Mắt Sách ‘Ga Cuối Đường Tàu’ (Huỳnh Kim Quang)

      - Nhà văn Huy Phương và tác phẩm “Quê nhà - Quê người.” (Du Tử Lê)

      - Đọc Tuyển Tập 80 Huy Phương: Ga Cuối Đường Tàu (Phan Tấn Hải)

      - Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời (Võ Ý)

      - Nhà Văn Huy Phương ra mắt Ga Cuối Đường Tàu (Thanh Phong)

      - Giới thiệu sách: “Tuyển Tập Huy Phương”... (Triều Giang)

      - Nhà Văn Huy Phương (Đỗ Vinh)

      - Tản Mạn Văn Học về Tuyển Tập Huy Phương... (Kiều Mỹ Duyên)

      - Huy Phương (Sao Khuê)

       

      Tác phẩm của Huy Phương

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)

      Chuyện Trò Với Nhạc Sĩ Trúc Hồ (Huy Phương)

      Trầm Tử Thiêng, người chép sử lưu vong bằng âm nhạc (Huy Phương)

      Nỗi Buồn Chiến Tranh Qua Thi Ca Miền Nam (1945-1975) (Huy Phương)

      Hồi Ký và cái "Tôi" Đáng Ghét (Huy Phương)

      - Một bài thơ cũ: Nhà thơ Huy Phương

         Thơ văn trên mạng:

      -  hung-viet.org  -  VOA

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)