1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tâm hồn và văn phong của nữ tác giả Dư Thị Diễm Buồn (Mạc Kinh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-12-2023 | VĂN HỌC

      Tâm hồn và văn phong của nữ tác giả Dư Thị Diễm Buồn

        MẠC KINH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Dư Thị Diễm Buồn

      Lời tựa


      Trong thập niên cuối của 30 năm dài tính từ ngày tháng 1975 người dân miền Nam dưới chế độ VNCH bị tan tác vì khói lửa chiến tranh dẫn đến cảnh nước mất nhà tan khiến giờ đây đã có ba triệu người đang phiêu bạt trên các phương trời tự do sống cuộc đời “tầm gởi”. Và trên ba chục triệu đồng bào Đồng Nai bên nầy giòng sông Bến Hải tiếp tục đắm chìm trong cảnh huống điêu linh nghèo khổ thậm chí mất đến tất cả mọi quyền sống làm người thì tại hải ngoại, người ta bỗng thấy xuất hiện một dòng văn học tương đối mới mẻ – dưới dạng tiểu thuyết, hình như chú ý đánh dấu cái khoảng thời gian kỳ quái vừa được nhắc trên của toàn thể 80 triệu sinh linh từ Bắc đến Nam nơi nước nhà đang thực sự thấm thía cùng cực về một chế độ chính trị được mệnh danh là “Xã Hội Chủ Nghĩa VN” cai trị bởi những lãnh tụ xuất phát từ gốc vô sản. Tuyệt đại đa số, nếu không phải 3 đời thì ít ra cũng đã có một hai đời bần cố nông, lao động! Bần cố nông mà nay có được bần cố nông lãnh đạo thì còn gì lý tưởng cho bằng? Người dân nghèo rớt mồng tơi đâu phải sợ cái cảnh một cổ đôi ba tròng, bị đàn áp, bóc lột như họ thường nghe CS tuyên truyền ra rả bên tai về ách phong kiến, quan lại, tư sản, địa chủ nữa? Khốn thay, việc đời vẫn có những cảnh lâm ly của nó. Ngày nay, chiến tranh sạch bóng, đất nước “thống nhứt” 30 năm rồi, mà trong thực tế cái nông nỗi bần cố nông lãnh tụ một hai đời kia lại thẳng tay đè đầu đè cổ, vơ vét, đọa đày thê thảm đám quần chúng bần cố nông năm – bảy – đời thì quả là việc khó thể tin mà đã có thật!


      Thông thường, bộ môn tiểu thuyết chỉ nhằm biểu lộ trạng thái tâm hồn lãng mạn, tính chất tình ái yêu đương bàng bạc giữa đôi lứa nam nữ, khơi dậy những ngang trái trong đời sống cá nhân hoặc với biết bao nỗi niềm bất công của cảnh đời lầm than muôn mặt đặt trong một xã hội vật chất kiêu sa, đầy dục vọng…


      Song nay lại không phải vậy.


      Tất cả, không còn là bối cảnh chính yếu của đề tài tiểu thuyết lâm ly khêu gợi thường thấy nữa.


      Tất cả – những gì đến từ dòng suy tư rung động cảm tính phong phú mênh mông kia ở rừng tác giả tiểu thuyết thời qua đã hầu như bị bỏ lại phía sau nhường bước cho một văn phong nghĩa lý, nhằm chủ đích mượn chuyện, dệt chuyện có “chừng mực “để ghi dấu những sự kiện, những biến thiên hải hùng đã xảy ra nơi quê hương ngày trước. Và, được phủ nhẹ bằng một chuyện tình, một cuộc luyến ái liên quan đến thời cuộc, đến tình thế thuở chiến chinh.



                Đọc sách

      Dưới nét nhìn ấy, sau khi đọc một loạt tác phẩm đã xuất bản và phổ biến trên văn đàn như “Chân Trời Hạnh Phúc”, “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm”, “Xa Bến Thiên Đường”cùng “Nỗi Lòng Người Đi”, “Muôn Thuở Ân Tình”, “Một Thoáng Hương Xưa”, “Quê Hương Ngày Em Lớn” .. của nhà văn Dư Thị Diễm Buồn, chúng tôi xin được dè dặt đề cập đến trạng thái tâm lý khá đặc biệt ấy ở tác giả.


      Vào một buổi cuối Thu bước sang Đông năm 2004, thời tiết Âu Châu thật là lạnh, nhất là ở phương trời Anh Quốc nầy thường chìm trong sương mù u ám, buồn thật là buồn, tôi nhận được bản thảo “Vén Màn Sương Ảo Mộng” mà tác giả có nhã ý dành cho đọc trước với yêu cầu viết lời giới thiệu.


      Cây bút Dư Thị Diễm Buồn tuy xuất hiện chậm nhưng danh tính Bà đã lại khá quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ và độc giả vùng trời tự do. Các sách truyện, thơ văn của Bà viết ra đều đã do một số nhà văn tên tuổi như Xuân Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Hồ Trường An, Doãn Quốc Sỹ, Tạ quang Khôi, Văn Quang, Đỗ Bình, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Thùy, Diên Nghị, Lê Mộng Nguyên, Uyên Thao, Lê Đình Cai… viết lời tựa hoặc biểu lộ sự tán thưởng đậm đà.


      Tôi được làm quen, đến với văn chương ở Bà muộn màng. Song điều đó không là một trở ngại. Mỗi một người đọc tất nhiên đều có những nhận định, nhận thức riêng vào lúc đón nhận những rung động thi vị chung. Trong đời cầm bút, viết báo, qua chặng đường dài cam go phức tạp thuở còn miền Nam – có lẽ vì bị chi phối bởi “nghiệp chướng” làm báo, nay xin cứ ngay tình và khiêm nhường thổ lộ: Hãy cứ giữ nguyên áng và nguyên thủy trao thẳng đến tay độc giả. Độc giả đọc đến, sẽ lần ra tâm ý người viết. Và sẽ đi sâu vào phần duyệt xét điều hay hoặc chưa mấy hay của văn phong và bố cục cốt truyện. Vậy thiết tưởng cứ phải trang trọng dành sự kết luận cuối cùng cho bạn đọc. Trách nhiệm của bản văn giới thiệu tác phẩm chỉ nên thu hẹp trong chiều hướng suy diễn ấy, chỉ là một đóng góp tế nhị vào cảm quan chung ở thành phần độc giả đã để mắt đến tác phẩm. Trừ phi định đặt ra vấn đề “phê bình” thì lại là mục đích khác, và vẫn chỉ có thể đưa ra vào lúc sách đã được phát hành. Mọi phân tích, chê khen ồn ào sớm, là một xúc phạm đáng trách đến sự thưởng ngoạn của bạn đọc nói chung!


      Xưa nay, trong thực tế, danh vị “độc giả” được coi trọng, như những nhà trọng tài văn chương cao quý. Bạn đọc đứng trên tất cả! Vì, chỉ thiếu đi sự quan tâm khách quan, nghiêm túc của độc giả, chắc chắn khó thể có những nhà văn, những tác giả tài danh đúng nghĩa ở địa hạt cầm bút.


      Thiên tiểu thuyết “Vén Màn Sương Ảo Mộng” đang chuẩn bị ra mắt bạn đọc. Xin mạn phép nêu ra – nó là sự tiếp nối một số tác phẩm đã ra đời trước. Trong nội dung, quê hương đất Việt vẫn là bối cảnh hàng đầu giữa cuộc chiến hai miền Nam Bắc Quốc Gia – Cộng Sản vào thời điểm sôi động nhất. Và, được lồng trong một chuyện tình nam nữ Thể Hà – Đông Nhựt. Qua nhiều tình tiết đặt vào từng vai nhân vật trong truyện, người ta dễ dàng đoán nhận tác giả Dư Thị Diễm Buồn ấp ủ một tâm tình lãng mạn phong phú như phần đông những người thiếu nữ cùng trang lứa thuở còn trong tuổi nữ sinh – sinh viên đầy thơ mộng. Có điều, Bà sớm có khiếu văn chương. Chất thơ văn ấy giúp cho Bà trẻ mãi. Trẻ mãi nơi tâm hồn.


      Đọc văn Bà, văn Bà, người ta thường bắt gặp nhiều ý nghĩ hồn nhiên duyên dáng, tươi mát, trẻ trung. Cứ như là một thiếu phụ không bao giờ chịu ảnh hưởng của tuổi đời pha màu thời gian. Bà viết, phải viết – chỉ vì say men văn chương. Giản dị thế thôi. Nó là lối thoát cho một khía cạnh tâm tình sâu kín. Bà quan sát, suy tư nhiều hơn là hòa mình vào ngoại cảnh. Bà sống bằng nội tâm, tự biết định hướng, biết chỉ huy, xử linh những rung động từ nơi con tim sao cho thích đáng. Thành thử nhà văn Dư Thị Diễm Buồn vẫn mới mà vẫn tiềm tàng nét đoan trang xưa cũ, thường thấy dưới những mái gia đình tồn cổ, nho phong – nơi các thị trấn êm đềm bên dòng Đồng Nai thân yêu ở miền Nam. Nội một điểm nầy đáng để cho những độc giả khả kính trong chúng ta tìm đến với nhà văn, đọc những gì còn gọi là đáng đọc.


      Lại nếu chỉ nhìn vào các tiêu đề đặt cho từng tác phẩm cũng như chỉ dựa vào những tên gọi, được chọn cho từng nhân vật nam nữ trong truyện, người ta có thể lầm nghĩ nhà văn tác giả đã chịu phần nào ảnh hưởng của cây bút tiểu thuyết gia Quỳnh Dao nổi tiếng. Nhưng Diễm Buồn vẫn là Diễm Buồn của riêng Bà. Nếu có giống chăng – chỉ ở mạch văn thoát ra dễ dàng, luân lưu như không bao giờ cạn. Nhà văn Diễm Buồn đã có cái khả năng, văn tài triền miên, thanh thoát, không bến bờ.


      Đoạn kết của tập truyện nầy – “Vén Màn Sương Ảo Mộng”, đã cho thấy rõ điều đó. Nó hứa hẹn nhà văn sẽ còn đặt bút tiến xa tắp vào chân trời tiểu thuyết phong phú bao la…


      Trong cảm nghĩ ấy, chúng tôi xin trân trong giới thiệu tác phẩm và tác giả Dư Thị Diễm Buồn đến bạn đọc bốn phương.


      MẠC KINH

      Luân Đôn, cuối Thu 2004

      Mạc Kinh

      Nguồn: baovecovang2012.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tâm hồn và văn phong của nữ tác giả Dư Thị Diễm Buồn Mạc Kinh Lời Tựa

      - Nhớ Nơi Kỳ Ngộ của Nhà Văn Lãng Nhân Mạc Kinh Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Dư Thị Diễm Buồn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Dư Thị Diễm Buồn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tâm hồn và văn phong của nữ tác giả Dư Thị Diễm Buồn (Mạc Kinh)

      - “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm” Của Dư Thị Diễm Buồn (Lê Mộng Nguyên)

      - Dư thị Diễm Buồn tìm gặp dư ảnh quê xưa qua 'Một Góc Trời Thôn Dã' và 'Thời Biển Lặng Sông Trong' (Hồ Trường An)

      - Tâm Sự Cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn (Hồ Trường An)

      - Đọc bài thơ Lính của Dư Thị Diễm Buồn (Đỗ Bình)

       

      Tác phẩm của Dư Thị Diễm Buồn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Người Chiến Sĩ Áo Đen Việt Nam Cộng Hòa

      - Chân Trời Hạnh Phúc

      - Một Góc Trời Thôn Dã

         (Chương 13-14-15)

      - Có những mùa xuân (Tuệ Tâm đọc)

      - Những Mùa Trung Thu

      - Nêu ai có hỏi

      - Nỗi buồn của Ba

      - Tôi yêu nước Mỹ

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - namkyluctinh.org

      - huongduongtxd.com

      - vietnamvanhien.net

      - vietlist.us

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)