|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Đỗ Quyên
Lời dẫn của BBT VOV5: "Các liên kết trong trường ca là những áng văn thơ đẹp nhất của rất nhiều tác giả khác nhau, của văn chương dân gian, có liên hệ hoặc không có liên hệ đến biển đảo Việt Nam."
Nhà thơ Đỗ Quyên (người Việt ở Canada) trở thành hiện tượng trong hành trình trường ca của văn học Việt Nam gần đây, với 18 trường ca. Mới đây nhất là trường ca thứ 18 của Đỗ Quyên có nhan đề “Quần đảo tráo tên” (hoàn thành tháng 10.2024).
Tác phẩm viết theo thi pháp hậu hiện đại, đặc biệt với nhiều tìm tòi mới mẻ, như Đỗ Quyên tự sự, đã có “khoảng 310 tác giả của những tác phẩm, lời trích… mà trường ca thời sự này mạn phép “liên văn bản”, với những tâm tư trĩu nặng về biển đảo của Tổ quốc..
Mở đầu Tạp chí văn nghệ này, mời quý vị và các bạn cùng nghe những tâm sự đầu xuân của thi sĩ Đỗ Quyên từ Canada về trường ca này.”
… Trường ca
trường ca
trường ca quần đảo
nóng lòng sao bốn làn đạn luôn chờ
gióng giả trước nào hỡi bao hảo hớn
cùng thân bằng văn thi hữu nơi nơi
Ai là ai thời thế hại anh hùng
vô khối chuyện mãi bây giờ mới kể
ngũ thập niên hề tang điền thương hải
bãi đá xưa nay ngậm ngấm mệnh trời…
Thưa vâng, đó là đoạn mở đầu bản trường ca làm nên câu chuyện hôm nay. Về một sáng tác đau đáu từ lâu của Đỗ Quyên tôi, xin được dành cho nghề nghiệp văn thơ, nhưng trên hết là dâng hiến cho đề tài chủ quyền lãnh hải Tổ quốc ở Biển Đông.
Thưa Quý thính giả, trong năm qua, sau chuyến về thăm Việt Nam nhiều tháng, vào dịp Tết đầu tiên sau gần 40 năm xa quê hương, tôi đã hoàn thành một tác phẩm mới. Xin được mạo muội tự nhận rằng: Mới cả về hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng, đó là Trường ca thời sự mang tên QUẦN-ĐẢO-TRÁO-TÊN.
Đây là bản trường ca thứ 18 và là tác phẩm thơ dài hơi đầu tiên của tôi mang chủ đề Biển đảo Tổ quốc.
Trường ca Quần-đảo-tráo-tên dày khoảng 230 trang; gồm 12 chương và phần Phụ lục, đã nhận về nhiều phản hồi đáng mừng từ độc giả khắp nơi…
Tôi xin tóm lược vài đặc điểm của tác phẩm, xen kẽ các trích đoạn thơ minh họa, và mạn phép được tổng hợp từ nhận xét của một số nhà lý luận - phê bình như Phó giáo sư Trương Đăng Dung, Tiến sĩ Lê Hồ Quang, nhà thơ Nguyễn Đức Tùng, nhà báo Nguyễn Nguyên… cùng các thi hữu khác.
Đặc điểm đầu tiên, đó là: Toàn bộ tác phẩm là một hình thức sáng tác xen kẽ “liên văn bản” dày công, được viết theo tinh thần mới; Tức là chủ nghĩa thực chứng (thuộc về tiền hiện đại) sống lại trong một hiện thực thậm phồn (thuộc về hậu hiện đại).
Tác phẩm này xâu chuỗi, nghiền ngẫm để liên kết với rất nhiều tác phẩm của các tác giả khác ở nhiều thể loại như trường ca, thơ, ca từ, văn viết, văn chương truyền miệng... Thủ pháp nghệ thuật “liên văn bản” này được dùng nhất quán suốt cả một tác phẩm thơ dài hơi.
Như cuộc diễu hành trình làng, các liên kết trong trường ca là những áng văn thơ đẹp nhất của rất nhiều tác giả khác nhau, của văn chương dân gian, có liên hệ hoặc không có liên hệ đến biển đảo Việt Nam.
Khoảng 150 tác giả của những tác phẩm, lời trích… mà trường ca thời sự này mạn phép “liên văn bản”; cùng khoảng hơn 160 tác giả tư liệu lịch sử, báo chí… Đó thực sự là các đồng-tác-giả của trường ca Quần-đảo-tráo-tên, mà Đỗ Quyên tôi chỉ là kẻ chắp bút mà thôi!
Sau đoạn mở đầu bản trường ca tôi vừa đọc, đó là đoạn thơ được hóa thành từ bài Gần Lắm Trường Sa của nữ sĩ Lê Thị Kim:
… hỡi quần đảo cuối trời xanh
như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
hỡi chùm đảo bỗng chẳng còn
làm chùm trái quý cho non nước nhà...
Những câu thơ khá quen thuộc của Trần Đăng Khoa, nay là:
… đảo tự giấu mình trong màu nước lam xanh
cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng
Tổ quốc ơi tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống
mắt chúng tôi trùm khắp đảo-bị-tráo-tên
Và không thể vắng Nguyễn Bính của ca dao, của chân quê tình người Việt:
Hôm nay dưới bến xuôi tàu
nhớ nhau qua lỗ ống nhòm nhìn nhau
đảo mất đấy đảo còn đây
nỗi buồn đau nỗi buồn đau nỗi buồn
Và cơn bão Yagi quái ác được hiện ra trong “đồng sáng tác” của 3 tác giả:
… Cả miền bắc oằn mình chống bão
tiếng đồng bào tha thiết trung - nam
đậm đà tình nghĩa ngàn năm
bát cơm sẻ nửa tấm chăn đắp cùng
bão đi qua tình người ở lại
nước nam ta con lạc cháu hồng
ba miền sông nước mênh mông
một Tổ quốc một biển đông ba miền
dẫu vạn dặm nhất sơn nhì hải
phi thủy thì bất ổn quốc gia
đất nào cũng hướng biển kề
địa phương nào cũng nhớ về hải dương…
Sang đặc điểm thứ 2 về nội dung và văn phong: Sự liên văn bản dày đặc như thế đã xuyên qua rất nhiều các chủ đề, sự kiện ít nhiều liên quan đến chuyện Biển Đông theo các lĩnh vực văn hoá, địa lý, lịch sử, thời sự…. Chúng tôi cố gắng chân thực, bi tráng, không bi thương.
Xin mời quý thính giả đến với thơ Ngọc Hân công chúa, bài Ai Tư Vãn được “Biển Đông hóa”:
Chữ Quần Đảo trời cao biển rộng
nỗi đoạn trường còn sống còn đau
trường ca gióng tới đời sau
hai miền Đảo mất ngang đầu trắng tang
Đặc điểm thứ 3 là tính dân tộc trong sáng tác thơ này. Nói đến biển đảo là gắn liền với lịch sử; tức là trên nền văn hóa dân tộc. Vì vậy bản trường ca còn nương vào hiện thực văn hóa, ca dao, đồng dao, thành ngữ Việt và đặt khái niệm “quần đảo” (trong thơ, ca từ, văn xuôi…) luôn luôn gắn liền vận mệnh cương vực biển đảo Tổ quốc.
Chúng tôi không chỉ đắm đuối với những áng thơ đằm thắm nhất về biển đảo của các thi sĩ đi trước mà còn muốn được thấm đẫm văn hóa dân gian lúa nước người Việt. Dẫu có tùy hứng, phóng khoáng cỡ nào, Quần-đảo-tráo-tên vẫn quấn quýt ca dao tục ngữ, phương ngữ, thành ngữ… như một dòng hải lưu êm mượt giữa sóng gió biển khơi.
Tôi xin trích đọc đoạn Thập Tam Bảo Vật :
Bộ thập tam bảo vật tiền nhân truyền hậu thế
liên văn bản ngay tại đây và chính lúc này
Gìn vàng giữ ngọc
Gìn biển giữ đảo
Người sống đống vàng
Biển sống đống đảo
Còn theo ca dao “Bể Đông có lúc vơi đầy / Mối thù đế quốc có ngày nào quên." hóa thành
Bể Đông có lúc vơi đầy
lòng đau mất đảo có ngày nào nguôi
bể Đông có lúc đầy vơi
đau lòng mất đảo có nguôi ngày nào...
Bây giờ xin nói thêm về các đặc điểm phụ, như là “Danh sách thi phẩm về biển đảo thi ca giăng hàng thẳng lối gióng theo chủ quyền cương vực Tổ quốc ngoài khơi” được trường ca này đã gắng công cố sức thiết lập. Cùng với những vần thơ tim não của riêng mình, tác giả mong được quyện cùng cùng tinh túy của dòng chảy chung.
Trong đó, trường ca và thơ dài của những tác giả đi trước tạo dấu ấn, như: Nguyễn Trọng Oánh, Thi Hoàng, Nguyễn Hữu Nhật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Hữu Quý, Vương Trọng, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Phú, v.v… Mà mới nhất là các nhà trường ca đầy sức trẻ: Nguyễn Quang Hưng, Lữ Mai, Ðoàn Văn Mật, v.v…
Các bài thơ ngắn tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng và quen thuộc gần đây, như: Tô Thuỳ Yên, Đỗ Nam Cao, Trần Mạnh Hảo, Ngô Mai Phong, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Chiến, Trịnh Công Lộc, Đặng Huy Giang, Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Hữu Quý, Đỗ Quý Doãn...
Giọng điệu hài hước, giễu nhại: Trường ca này cố gắng không bắt người đọc bị căng thẳng quá, âu cũng nhờ kiểu cách châm biếm tự trào; thỉnh thoảng lại cho độc giả thư giãn "ngồi thiền" tĩnh tâm với cỏ cây hoa lá, như là đoạn Dãy Đá Chìm Đa Đoan
… quần đảo - định nghĩa là gì
là cái nửa thế kỷ đi qua rồi
quần đảo - định nghĩa là chi
là cái nửa thế kỷ gì cũng qua...
Về nhược điểm của sáng tác khó này:
Với sự chân thành của người viết, tác giả cũng xin được “tự thú” rằng trường ca Quần-đảo-tráo-tên có lẽ là dạng không thể đọc vội, xin mời đọc nhiều lần. Nó ôm đồm mọi chuyện thiên địa miễn là “dính tí” biển đảo Tổ quốc Việt Nam. Nhất là trong lối viết hậu hiện đại thoải mái như thế, tất có không ít những câu thơ “khó nuốt” nếu đọc theo cách truyền thống quen thuộc.
Với bạn đọc nào chưa quen kiểu “liên văn bản” khác lạ như vậy, có thể chưa dễ hình dung tác giả trích nguyên văn hay chỉ trích ý hoặc vài câu/từ… Cho dù trường ca này đã có rất nhiều lời dẫn, chú giải nhưng dễ bị cuốn theo quá nhiều tư liệu và dẫn chứng dễ làm xao lãng các chủ điểm ở từng chương hồi.
Kết thúc cho bài nhỏ này sẽ là các đoạn gần cuối của trường ca tư liệu Quần-đảo-tráo-tên khi liên văn bản với các câu thơ đầy máu và nước mắt của 2 nhà thơ Đỗ Nam Cao và Nguyễn Việt Chiến, rồi kết thúc theo liên kết với các dòng trường ca tráng lệ suốt nửa thế kỷ qua của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
các anh chết làm gì có mộ
làm gì có đất cho máu tụ thành hồn
máu tan loãng thân thể chìm mất dạng
chỉ còn đảo trên nền đất nước giữa trùng dương
đảo chưa gần chưa thật đảo của chúng ta
thêm nhiều lần Tổ quốc phải sinh ra
trong anh và em hôm nay
đều có một phần Quần Đảo
mai này con ta lớn khôn
con sẽ mang Quần Đảo đi xa
đến những tháng ngày mơ mộng
em ơi em Quần Đảo là máu xương của mình
phải biết bảo vệ
không thể san sẻ cho kẻ cướp
phải biết hoá thân cho dáng hình Đất Nước
làm nên Quần Đảo muôn đời
Xin chúc quý thính giả Đài tiếng nói Việt Nam thêm một mùa Xuân đầy tình người, tình đất nước…
Nhà thơ Đỗ Quyên/Canada
15 Tháng Hai 2025
(Nguồn: “Tình xuân biển đảo: Nhà thơ Đỗ Quyên (Canada) tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên”, vovworld.vn 15/2/2025).
(Mời bấm vào dấu tam giác đen, bên trái trong link để nghe giọng đọc - hơn 10 min.)
- Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở Đỗ Quyên Thơ
- Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên Đỗ Quyên Thuyết trình
- Viết vào Bùi Giáng mong manh... Đỗ Quyên Nhận định
- Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada Đỗ Quyên Giới thiệu
• “Quần-đảo-tráo-tên”, không thể đọc một lần! (Nguyễn Nguyên)
• Người đẻ sách – người lương thiện nhất trong những người lương thiện (Nguyễn Anh Tuấn)
• Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên (Trần Văn Nam)
- Đỗ Quyên (Nguyễn Vy Khanh)
- Cảm nhận tiểu thuyết "đẻ sách" của đỗ quyên (Trần Thiện Huy)
- Tiểu thuyết châm biếm ‘Đẻ Sách’ của Đỗ Quyên (damau.org)
- Giới thiệu sách mới: tiểu thuyết “Đẻ sách” (vanchuongviet.org)
- Tiểu thuyết Đẻ Sách – Đài SBTN phỏng vấn tác giả Đỗ Quyên (SBTN)
- Giới thiệu tiểu thuyết châm biếm "Đẻ Sách" (dutule.com)
- Nhà thơ Đỗ Quyên: Văn học giúp người Việt xa xứ vịn đứng lên (Hải Hà phỏng vấn)
• Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở
(Đỗ Quyên)
• Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên (Đỗ Quyên)
• Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)
• Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada (Đỗ Quyên)
- "Đẻ Sách" tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên
Bài trên mạng: - damau.org
• Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)
• Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)
• Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)
• Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)
• Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |