|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Cùng Quý anh chị văn hữu và độc giả,
Buổi ra mắt đầu tiên của tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung (Nxb Người Việt Books, 2016) vừa được hoàn thành vào ngày 16/7/2016 tại thành phố Toronto, Canada.
Đó cũng là khoảng thời gian dư luận quốc tế và Việt Nam vừa mừng vừa lo đón nhận phán quyết của Tòa trọng tài Liên hiệp quốc PCA dứt khoát “cắt bỏ” Đường lưỡi bò của Trung Quốc toan đòi án ngữ biển Đông.
Trong những tuần qua, chúng tôi kịp thời nhận được đóng góp vô giá về tinh thần cũng như vật chất của bạn bè khắp nơi, trong và ngoài nước: buổi ra mắt sách đã thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi, cả về nội dung, tổ chức cũng như quỹ thiện nguyện. (Chúng tôi vừa đã góp vào Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa $CAD 1,000).
Chân thành cảm ơn tất cả mọi người gần xa đã ở bên chúng tôi với tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung!
Dưới đây là tin, bài về buổi ra mắt sách...
Trân trọng
Tác giả
Đỗ Quyên
1. Khánh Lan / VIETV, Thời Báo Toronto (10 phút)
“Buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết thời sự "Trung-Việt Việt-Trung" của nhà văn Đỗ Quyên”
2. Đức Quang / SBTN (30 phút)
“Trò chuyện với tác giả cuốn tiểu thuyết "Trung Việt-Việt Trung”
3. Trương Duy Nhất (55 phút)
“Toronto, Canada. Ra mắt tiểu thuyết thời sự Trung Việt- Việt Trung của nhà văn Đỗ Quyên”
• TRẦN VĂN NAM (California)
“Văn chương và thời sự: một đóng góp về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên”
• INRASARA (TP.HCM)
“Trung-Việt Việt-Trung” là tiểu thuyết bạn đang viết, tại sao bạn không thử đọc đi?”
• NGUYỄN ĐỨC TÙNG (Vancouver)
“Trung-Việt Việt-Trung, kỳ vọng của tiểu thuyết”
• NGUYỄN ANH TUẤN (Hà Nội)
“Tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung: Lời hiệu triệu của một dân tộc trước đại họa”
• PHAN NI TẤN (Toronto)
“Trung-Việt Việt-Trung, một thứ ngôn ngữ mới”
• VÕ CÔNG LIÊM (Alberta)
“Nói chung Trung-Việt Việt-Trung là một kết quả đúng đắn thuộc đường lối văn chương đương đại. Một lối tiểu thuyết mới (A. Robbe-Grillet).
Tập sách dày 447 trang công phu và trí tuệ. Với một tư duy như thế không phải là chuyện dễ có giữa đời này. Thoáng một vài trang đầu đã thấy được giá trị chất chứa của nó: công phu và chi tiết được gói trọn trong một dàn dựng có tính lịch sử văn học và nghệ thuật. Được chia ra từng khúc, đoạn rất sâu sắc.
Tôi nghĩ với tập sách này không những đọc để thu tập mà còn là một biên niên của từng thời kỳ đi theo với con người và giòng đời. Một tư liệu hiếm để sưu tập cho ngày nay.
Trung-Việt Việt-Trung là một tác phẩm vừa thời sự vừa nhân văn lịch sử, vừa địa chí. Đây là một tư duy sáng tạo. Một giá trị tinh thần đáng kể thì chắc chắn tác phẩm đã để lại một giá trị khác: cho một lịch sử văn học tồn lưu nhân thế của hôm qua và hôm nay.
Ngoài ra Trung-Việt Việt-Trung còn là tác phẩm chính trị có chiều sâu bên trong, nếu chịu khó nghiên cứu thì thấy nó hợp thời trang đương đại của hai nước, như một chứng tích thời sự và nhân sự.
Viết thêm bài nhận định cho tập tiểu thuyết của Đỗ Quyên tưởng cũng không thiết lúc này. Vì; theo tôi nghĩ tập sách như thế là trọn gói lắm rồi.”
• KHẾ IÊM (California)
“Thật ra, theo thiển ý của tôi, tiểu thuyết hậu hiện đại trước thập niên 1980s dựa vào hư cấu (tưởng tượng) và trinh thám. Nhưng sau thập niên 1990s chuyển thành tiểu thuyết hậu hiện đại hiện thực (postmodernist realism).
Sau sự kiện 9 tháng 11 năm 2001, các nhà phê bình cho rằng, chủ nghĩa khủng bố đã tước đi không gian tưởng tượng của con người. Tin tức về những tai họa là tường thuật mà người đọc cần đọc, và biến cố tự nó đã là nghệ thuật. Nếu ở các thập niên 1960-1970s những loại tiểu thuyết hòa trộn với các sự kiện (non-fiction novel), như Máu Lạnh (Cold Blood) của Truman Capote, tiểu thuyết hòa trộn với những tường thuật báo chí (new journalism) được đọc như tiểu thuyết nhưng lại không phải tiểu thuyết, thì tiểu thuyết trong thế kỷ 21 sẽ là chủ nghĩa tân hiện thực hòa trộn với công nghệ và phương tiện truyền thông.
Tôi nghĩ, những nhà phê bình họ chỉ theo dõi những khuynh hướng sáng tác rồi đặt cho cái tên vậy thôi. Còn nhà văn họ sáng tác theo định hướng của người đọc. Vấn đề văn phong và cách dựng truyện là tùy mỗi người. Nhưng đề tài thì nhà văn phải tìm hiểu xem người đọc muốn đọc về đề tài nào. Tưởng tượng hay hiện thực nằm trong đề tài, còn văn chương thuộc về văn phong và cách viết.
Trong cách hiểu này, tôi nghĩ rằng, truyện của anh và Nguyễn Thanh Việt cùng trên một đường bay. Tác phẩm Nguyễn Thanh Việt là thời sự của quá khứ, còn anh là thời sự của hiện tại. Nguyễn Thanh Việt chọn chiến tranh Việt Nam là nhắm vào tâm trạng ám ảnh của một số người Mỹ. Còn anh chọn đề tài Trung - Việt là một đề tài ăn khách và đúng thời điểm. Thời sự cũng chính là một dạng hiện thực, theo tôi. Đây mới đúng là tác phẩm của Đỗ Quyên. Đó là lý do đơn giản mà tôi cảm thấy bất ngờ và thích thú. Cũng phải cám ơn Lời Tựa của Đỗ Minh Tuấn. Đỗ Minh Tuấn là một người viết tài hoa và sâu sắc.
Tuy nhiên, vấn đề tiểu thuyết tôi chỉ lạm bàn chứ không dám xen vào vì không phải phạm vi của mình.”
• NGUYỄN ƯỚC (Toronto)
• PHAN THẢO NGUYÊN (Toronto)
• PHẠM PHƯƠNG LAN (Toronto)
Trước tiên tôi xin hỏi quý vị 3 câu:
1/ Ai đã biết tác giả Đỗ Quyên? Anh là ai? Nhà báo, nhà thơ, “lều” văn…?
2/ Ai đã đọc Trung-Việt Việt-Trung? Tác phẩm nói về gì? Cho dù chưa đọc, nhìn nhan đề, ai nghĩ đó là chính trị? Ai nghĩ đó là tác phẩm văn chương (tiểu thuyết tình cảm)?
3/ Ai thích thơ? Ai thích văn? Ai thích tiểu tuyết? Ai thích chính trị?
Hỏi cũng là để trả lời.
Câu hỏi 1: Quen với tác giả Đỗ Quyên đã 17 năm, tôi vẫn nghĩ anh như một nhà báo vì tác phong làm việc luôn luôn trả lời email nhanh hơn chớp và thông tin bao giờ cũng có dẫn chứng (các đường links luôn xanh lè trong email của anh). Tôi cũng quen nghĩ anh là nhà biên tập, vì khi gửi bài viết tới bao giờ cũng được anh nhận xét, đánh giá và sửa với một tác phong rất chuyên nghiệp, mặc dù chỉ dành cho bọn nghiệp dư tay trái như vợ chồng tôi và anh em trong toà soạn báo tại châu Âu, toàn những người lần đầu cầm bút.
Sang tới Canada tôi thấy anh còn có cả trường ca, mà theo cách hiểu của hai cô bé nhà tôi dịch ra là school song, dài ngoằng, và thú thật, tôi chỉ đọc lốp chốp vì không phải là fan của thể loại này.
Năm ngoái khi anh gửi Truyện 1 và 2 của tập tiểu thuyết cho đọc, tôi đã ngỡ ngàng. Không phải vì thấy anh viết truyện, vì thế giới văn chương tuy rộng mà chật, có vô cùng nhiều người với khả năng trong nhiều mảng khác nhau, mà là vì cách chọn đề tài câu chuyện của anh cũng như cách anh dám đề cập tới những vấn đề phòng the nóng bỏng mà lại lồng vào trong một câu chuyện chính trị - thời sự khô khan.
Tới đây hẳn quý vị sẽ hỏi, vậy phần nóng đó ở đâu? Xin bật mí: Truyện 2.
Và trả lời câu hỏi 1; anh là cả nhà báo, nhà thơ, nhà văn, tuy nhiên trong anh chất báo chí vẫn cao nhất, khi đọc tác phẩm mọi người sẽ thấy: ngắn gọn, súc tích, thẳng thắn, trích đoạn rõ ràng và có cá tính riêng.
Câu hỏi 2: Tác phẩm là tiểu thuyết thời sự. Xin lỗi những ai hy vọng vào một đường lối ngoại giao mới với Trung Quốc hoặc một lịch sử chính xác trong vài chục năm qua, thì đây không phải câu trả lời. Mọi chuyện ở đây chỉ là giả tưởng, dựa trên các câu chuyện có thật, với bút pháp thực hư hư thực, với phong cách văn học hóa báo chí, anh xây dựng nhân vật cũng thực thực ảo ảo, kết nối cô Vương Thúy Kiều của Nguyễn Du ngày xưa với Lưu Tiểu Tinh Đan Tôn Ngộ Không ngày nay.
Nếu hỏi tôi thích truyện nào trong cả 3 truyện, hẳn tôi sẽ khó chọn được giữa Truyện 1 và 2. Tôi thích cái ý tưởng về Bom dị bào của anh, một ý tưởng vô cùng đặc sắc tuy viễn tưởng, nhưng biết đâu sau này sẽ có ai đó đưa được vào thực tế. Chẳng phải biết bao phát minh của đời nay đã được những nhà văn đưa vào truyện giả tưởng của họ từ trước hay sao? Nhưng có vẻ câu chuyện Tổ quốc moving hấp dẫn tôi hơn bởi tầm suy nghĩ một cách vĩ mô ấy, và tuy cũng giả tưởng chẳng kém bom dị bào, tôi vẫn thấy nếu đưa được vào hiện thực thì sẽ là một bước tiến nhảy vọt cho việc san bằng khoảng cách giàu nghèo, tầm văn hoá giữa các nước - điều mà Karl Marx đã mong muốn và các nước mang tên Xã hội chủ nghĩa thì lại chẳng làm được bằng Kanada, “một đất nước hiền hòa dưới bán cầu phía Nam” theo cách nói của nhà văn Đỗ Quyên.
Phải chăng bản thân nhà văn là sự kết hợp hài hòa giữa “nỗi tự hào tận đáy lòng được làm một con dân đất Việt trời Nam cùng niềm hạnh phúc tràn đầy với ngọn bút tự do trong tay” (Lời Phi Lộ) trên đất nước tự do nên đã đau đáu trong lòng và “phát minh”- dù chỉ trên giấy - những ý tưởng độc đáo hy vọng làm sao cứu được nước Việt ra khỏi vòng kim cô Trung Hoa với hy vọng những thế hệ tiếp theo sẽ tiếp tục bằng cách này hay cách khác, làm cho thế giới biết tới Việt Nam không chỉ là một đất nước ham chiến tranh và máu lạnh, làm cho người Việt được ngẩng cao đầu tự hào là con dân đất Việt, làm cho nước Việt được trường tồn.
Cụ Phan Chu Trinh đã nói “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” - cuốn tiểu thuyết thời sự này chính là một cách góp phần nâng dân trí Việt hiện nay.
Xin cám ơn quý vị.
Toronto ngày 16 tháng 7 năm 2016
P.P.L.
• ĐỖ QUYÊN (Vancouver)
(Bài phát biểu tại buổi ra mắt
tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung, 16/7/2016 - Toronto)
Thưa Quý vị và các bạn,
Thành thực, tôi xin được nói ngay: lời phát biểu trước Quý anh chị cùng các bạn có mặt tại đây hôm nay; với tôi - đó là một sự… khai minh!
Vâng, chúng ta ít nhiều cũng quen với từ “khai minh / khai sáng (enlightenment)” theo nghĩa đen là mang lại ánh sáng từ đêm tối.
Và đã từ lâu người ta thường nhắc với niềm kính trọng về tư tưởng rằng, nhà triết học vĩ đại của phương Tây là Immanuel Kant đã có luận văn nổi tiếng viết vào năm 1784 mang tên “Trả lời câu hỏi: Khai minh là gì?”. Trong đó, ông đã đưa ra một định nghĩa thâm sâu và cô đọng: “Khai minh là việc con người đi ra khỏi trạng thái vị thành niên do chính mình gây ra.”
Tôi tin là mọi người sẽ tha lỗi cho tôi về việc chưa kịp tỏ lời “cảm ơn gì” đã cậy chữ thánh hiền, sau khi biết sự thật này: Đây là lần thứ hai tôi được viết lời phát biểu như là tác giả của một cuốn sách. Nhưng lại là lần đầu tiên được đọc trực tiếp trước chính những vị độc giả mến yêu của mình trong ngày ra mắt sách!
Tức là trước khi bài viết này, dù là một kẻ cầm bút khoảng 40 năm bằng không ít trang văn lời thơ được đăng tải đó đây, thế mà Đỗ Quyên của Quý vị và các bạn vẫn chưa “ra khỏi trạng thái vị thành niên” đối với một tác giả!
Đúng vậy, tôi chưa hề biết phải nói năng ra sao, cần cư xử thế nào khi trực diện cùng những độc giả đích thân đến với cuốn sách vừa ra đời của tôi.
Và thế là tôi đã phải tự “khai minh” bản thân. Đêm hôm đó, sau khi sửa thân dọn mình chỉn chu, tôi bèn nằm xuống, bất động mà nhớ lại… Rồi chạy vội ra bàn viết, coi nhanh lại cả tá bài phát biểu của đồng nghiệp – những văn sĩ, thi sĩ, tac gia mà mình lưu tâm. Để xem họ hành xử thế nào, phát ngôn ra sao trong lúc này?
Cuối cùng tôi nhận ra thì cũng bình thường thôi. Tưởng gì, tất cả các tác giả đáng yêu đáng phục đó, dù họ nổi danh hay chưa, dù diễn ngôn dài hay ngắn, cũng đều xoáy vào 4 điểm chính.
Điều tất yếu có là những lời cảm ơn. Cảm ơn tất tần tật những ai, những gì liên hệ với cuốn sách.
Sau đó là tìm cách trả lời trực tiếp hay vòng vo về 3 câu hỏi:
Cuốn sách này nói về gì? Động cơ nào khiến viết sách? Quá trình viết ra sao?
Chúng ta, tất cả mọi người có mặt trong hội trường này, đều là những người di dân, di cư, di chuyển đến đây... Tất nhiên rồi, rõ ràng dưới ánh sáng mặt trời Toronto rạo rực hôm nay. Chúng ta không thể không biết 3 câu hỏi kể trên cũng chính là 3 câu hỏi dưới đây mà mỗi người di dân từng phải tự hỏi khi quyết định di dân; và ở hầu hết các trường hợp còn phải trả lời 3 câu hỏi đó qua những cuộc phỏng vấn, thẩm vấn của nhà chức trách:
Ông/bà/anh/chị là ai? Động cơ nào đưa ông/bà/anh/chị đến Canada? (Lời đáp trong giai thoại cười ra nước mắt của các vị thuyền nhân Hong Kong: Dạ, động cơ OF 69 mã lực ạ!) Hành trình đến Canada của ông/bà/anh/chị thế nào?
Thế đó… Viết một cuốn sách thì cũng bình thường thôi. Cũng như việc di dân, di cư từ nước này qua nước nọ. Đúng! Viết văn là việc bình thường, vì nhà văn - trước hết và cuối cùng - là con người. Phàm là người, bất kể ai, cũng đằng đẵng đeo trên mình 3 Câu Hỏi Lớn. Đó là 3 đại tự sự của mỗi người theo sự hình thành và tiến hóa chung của loài người:
Ta là ai? Ta từ đâu tới? Ta sinh ra để làm gì? (Mà thi bá Vũ Hoàng Chương từng đúc kết trong câu để đời “Ta đã làm chi đời ta”!)
Về 3 Câu Hỏi Lớn với tiểu thuyết của tôi…
Ở câu đầu “Cuốn sách này nói về gì?”: ngoài việc đọc sách trực tiếp, ta có thể biết thêm qua các tham luận, nhận định, ý kiến từ hơn 10 diễn giả hôm nay. Tôi vững tin qua đó, độc giả sẽ thấy tác giả cuốn sách từng được khai minh ra sao trong khi thể hiện bằng văn chương mối bang giao ngàn đời éo le giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.
Khi sang phần đối thoại kế tiếp, tôi sẽ nói ngắn gọn về nội dung, cốt truyện và chi tiết chính làm nên cuốn sách.
Với hai câu hỏi cuối: tôi cũng sẽ nói về những điều mình được khai sáng hơn trong lao động nhà văn với một cuốn tiểu thuyết không hề dễ viết.
Quý anh chị cùng các bạn thân kính,
Đã tới phần quan trọng nhất của bài nói này, tôi muốn dành những phút quý báu còn lại cho niềm tri ân – cái nỗi niềm đã được bày tỏ chi tiết trong Lời phi lộ của sách mà ở đây mạn phép rút gọn.
Là sáng tác bán hư cấu (docu-fiction) với nhiều câu văn, ý tưởng được tái diễn ngôn, phóng tác từ không chỉ các cách nói quen thuộc, mà chủ yếu từ bài viết, sáng tác của các nhân vật, tác giả khác. Nói cho ngay, Trung-Việt Việt-Trung có tất cả 108 đồng-tác-giả là cá nhân và nhóm tác giả. Con số này vẫn chưa đầy đủ, tôi ngỏ lời xin lỗi các vị đồng-tác-giả khác.
Ngay trong khi viết và lúc sách vừa hoàn thành, tôi thường xuyên nhận được ý kiến, bình luận, sự khích lệ của hàng chục văn hữu khắp nơi trong-ngoài đất nước. Tại Toronto, 3 trong số “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” đó là: nhà bình luận, tiến sĩ Phạm Ngọc Cương; nhà báo Phạm Phương Lan; nhà hoạt động nhân quyền, ký giả Lê Quốc Tuấn…
Tôi nhớ ơn rất nhiều trang mạng trong và ngoài nước hơn 2 năm qua đã đăng tải, giới thiệu Trung-Việt Việt-Trung, trong đó Tạp chí mạng Da Màu đăng nhiều kỳ toàn bộ tập truyện.
Xin tri ân các văn hữu đã dự phần quan trọng vào lúc tác phẩm chào đời và ra mắt lần đầu tốt đẹp:
Đó là nhà báo Đinh Quang Anh Thái của Người Việt Books kịp thời cho in cuốn sách.
Đó là nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn viết Lời Tựa và làm các việc để sách được văn giới trong nước quan tâm.
Đó là các nhà phê bình, nhà văn Phan Tấn Hải, Đặng Thân, Đỗ Kh. viết lời bình in bìa sách.
Đó là các nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn Hoàng Quốc Hải, Trần Văn Nam, Khế Iêm, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Võ Công Liêm, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Ni Tấn, Phan Thảo Nguyên, Phạm Xuân Nguyên, Đặng Thân, Nguyễn Thanh Hiện, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Ngọc Việt Dũng, Phạm Phương Lan… và còn nhiều tên tuổi khác tại Việt Nam và thế giới đã và đang viết tham luận, cổ súy, giới thiệu tác phẩm.
Trong cây bút của một nam văn sĩ luôn có người phụ nữ. Hoài Hương, bạn đời tôi, còn hơn thế, khi đã tham dự qua từng con chữ, ý tưởng ở nhiều chương hồi và bao quát tác phẩm. Đó cũng là người đã khai minh cho tôi nhiều điều trước một tác phẩm khó nhọc mỗi khi tôi toan tính không hợp lẽ.
Như một số tác giả thích cảm ơn yếu tố thúc đẩy, tạo cảm hứng viết sách (có nữ sĩ nọ rưng rưng nhớ chú mèo hàng xóm; có văn hào kia thổn thức nghĩ về quán cà phê đầu đường), cùng không ít đồng bào Việt khác, là người viết tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung tôi buộc phải hạ lời “cảm ơn” cái Giàn khoan 981 chết tiệt từng nằm chềnh ềnh suốt 75 ngày kể từ hôm 2 tháng 5 năm 2014 giữa biển Nam trời Việt. Nó - không cái gì khác - đã khai minh khai sáng cho góc phần nào đó còn u tối u uẩn mỗi khi động phải cái u ác tính chạy loạn xị trong tâm tưởng và hành động của chúng ta: hết Trung - Việt rồi lại Việt - Trung!
Trân trọng cảm tạ tất cả Quý anh chị và các bạn đã bên tôi, bên cuốn truyện đầu tay của tôi, để khai minh cho tôi qua buổi ra mắt Trung-Việt Việt-Trung. Từ nay, chúng ta đã thành bạn, qua người-bạn-chung là lòng trọng chữ nghĩa, là tình yêu đất nước, là nghĩa đồng bào mà tập truyện đây kỳ vọng chuyên chở phần nào.
Và đại đô thị Toronto, nơi tôi từng sinh sống nhiều năm, hôm nay lại là nơi đầu tiên có các độc giả đáng quý “mở hàng” cho cuốn tiểu thuyết đầu đời của tôi.
Trong số này, thật vui được về lại mái nhà sách báo cùng các văn hữu qua những tháng năm tôi là “người Toronto”. Tôi muốn nói đến các bậc đàn anh và bạn hữu Nguyễn Ước, Phan Nguyên, Phạm Thị Bích, Phan Ni Tấn, Bắc Phong, Tư Đồ Tuệ, Đặng Ngọc Khánh, Lê Thị Hoàng Yến, Trần Phượng Loan, Nguyễn Thế An…
Còn nhiều vị khác ở Toronto đã rất tiếc khi đi công tác hay nghỉ hè mà để lại lời chúc mừng: Đỗ Khánh Hoan, Trà Lũ, Nguyễn Vy-Khanh, Nguyễn Xuân Sử, Lê Quốc Đạt, Lê Quốc Tuấn, Hoàng Chính, Lưu Diệu Vân…
Tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung thật bất ngờ có nhân duyên được một người trong cuộc đáng kính của cuộc chiến biển đảo là nhạc sĩ Trường Sa đến tham dự buổi ra mắt sách lần đầu!
Cuối cùng, để có những giờ phút đằm thắm như đang là, tôi cảm động ghi lời biết ơn gia đình Cương & Lan Phamily - những người bạn viết thâm tình, những người em thân thương mà đời văn bút bên ngoài quê hương đã hào phóng trao tặng cho tôi, cho gia đình tôi…
Mong chúc cho mỗi chúng ta có một-buổi-chiều-Việt-Nam-Toronto ngày 16 tháng 7 năm 2016 đáng nhớ!
Toronto – Quyên Đỗ từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Vancouver & Toronto, đầu tháng 7/2016
Đ.Q.
- Phạm Phương Lan (thông tin chung): lanpham03@gmail.com
- Đỗ Quyên (sách, bài vở): doquyen.tvvt@yahoo.ca
- Tham khảo các trích đoạn:
• Toàn bộ tác phẩm: http://damau.org/archives/author/dzoquyen
• Nhân dịp TT Obama thăm VN:
http://trannhuong.net/tin-tuc-41018/trung---viet-viet---trung.vhtm
• Nhân ngày 17/2
http://vandoanviet.blogspot.ca/2016/02/trung-viet-viet-trung-trich-oan-nhan.html
• Về làng văn nghệ sĩ Hà Nội: http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=13720&catid=1
• Truyện 1 & 2:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20992
http://nhavantphcm.com.vn/hoat-dong-hoi/ban-thao-du-lieu/chuyen-cai-mui-khoan-va-bom-di-bao.html
- VN:
http://fado.vn/us/s/?field-keywords=Trung+Viet+Viet+Trung+Do+Quyen
- Canada:
- Mỹ:
http://www.nguoivietshop.com/shopexd.asp?id=676&bc=no
http://www.amazon.com/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A283155%2Cp_27%3AQuyen%20Do
- Pháp:
- Đức:
- Viết vào Bùi Giáng mong manh... Đỗ Quyên Nhận định
- Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada Đỗ Quyên Giới thiệu
• Người đẻ sách – người lương thiện nhất trong những người lương thiện (Nguyễn Anh Tuấn)
• Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên (Trần Văn Nam)
- Đỗ Quyên (Nguyễn Vy Khanh)
- cảm nhận tiểu thuyết "đẻ sách" của đỗ quyên (Trần Thiện Huy)
- Tiểu thuyết châm biếm ‘Đẻ Sách’ của Đỗ Quyên (damau.org)
- Giới thiệu sách mới: tiểu thuyết “Đẻ sách” (vanchuongviet.org)
- Tiểu thuyết Đẻ Sách – Đài SBTN phỏng vấn tác giả Đỗ Quyên (SBTN)
- Giới thiệu tiểu thuyết châm biếm "Đẻ Sách" (dutule.com)
• Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)
• Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada (Đỗ Quyên)
- "Đẻ Sách" tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên
Bài trên mạng: - damau.org
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |