1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới thiệu sách mới: “Vinh quang cho Ukraine” của Đinh Xuân Thái & Đinh Quang Anh Thái (Nguyễn Thúy Hà) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-12-2022 | VĂN HỌC

      Giới thiệu sách mới: “Vinh quang cho Ukraine” của Đinh Xuân Thái & Đinh Quang Anh Thái

      Share File.php Share File
          

       

      Trân trọng giới thiệu:

      Слава Україні

      VINH QUANG CHO UKRAINE

      Bút ký chuyến đi Ukraine và Ba Lan của

      Đinh Xuân Thái & Đinh Quang Anh Thái


      Nhà xb Culture Art Education Exchange Resource 2022

      Sách dày 204 trang

      Hình ảnh được in màu rất đẹp


      Bạn đọc muốn mua sách có thể liên lạc trực tiếp với tác giả Đinh Quang Anh Thái email: dinhquanganhthai@gmail.com

      Toàn bộ số tiền bán sách sẽ được gửi sang Ukraine

      để góp phần giúp các nạn nhân cuộc chiến do quân xâm lược Nga gây ra.

      ***


      NGUYỄN THÚY HÀ

      Giới Thiệu Bút Ký Chuyến Đi Ukraine và Ba Lan

      Bởi nếu chúng tôi – những người kể chuyện – không làm điều này, thì những kẻ ác sẽ chiến thắng.” (“Because if we the storytellers don’t do this, then the bad people will win.”)

      Christiane Amanpour *

      “TÔI PHẢI ĐI UKRAINE!”


      Chín tháng trước, hình ảnh đầu tiên về cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine mà tôi được nhìn thấy là gương mặt đầy máu của một phụ nữ ở thành phố Chuhuiv bị dội bom ngày 25 tháng Hai. Đôi mắt xanh lục trên gương mặt đầy máu của Olena Kurilo – một cô giáo Ukraine 52 tuổi – đã nhìn ra thế giới từ trang nhất của rất nhiều tờ báo ngày hôm ấy. Tác giả bức ảnh là Wolfgang Schwan, phóng viên tự do, lần đầu tiên chụp ảnh chiến sự: “Bức ảnh tôi chụp Olena thật khủng khiếp khi nhìn vào, nhưng nó phải được chụp!” **


      Chúng ta bắt đầu biết đến cuộc chiến này từ những bức ảnh như thế.


      Hơn hai tuần sau, nhà báo đầu tiên thiệt mạng ở ngoại ô Kyiv, tấm thẻ tác nghiệp của Brent Renaud (từng làm cho New York Times) được tìm thấy nơi anh ngã xuống, ngày 13 tháng Ba. Cho đến hôm nay, ít nhất 35 nhà báo và nhân viên truyền thông đã chết tại Ukraine khi đang làm công việc của mình. *** Con số ấy chắc chắn sẽ không dừng lại khi cuộc chiến vẫn chưa biết khi nào kết thúc.


      Và bây giờ chúng ta đã kịp có tập Bút Ký này – tập ký sự đầu tiên và duy nhất về cuộc chiến Ukraine của báo chí tiếng Việt – tính đến thời điểm hiện nay. Đinh Xuân Thái và Đinh Quang Anh Thái là hai nhà báo người Việt hiếm hoi có mặt tại Kyiv – Ukraine, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra.


      Mấy tháng trước, nghe anh Đinh Quang Anh Thái nói, “Tôi phải đi Ukraine!”, tôi đã không ngạc nhiên. Mới ba năm trước thôi, ở tuổi 65, anh vẫn khoác ba-lô và máy ảnh đến Hong Kong tường thuật về các cuộc biểu tình của hàng triệu người chống lại lệnh dẫn độ của nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng Sáu 2019. Đó cũng là lần thứ hai anh đi Hong Kong dõi theo phong trào dân chủ của đảo quốc này.


      Lần thứ nhất anh đi đưa tin về Phong Trào Dù Vàng là đầu năm 2014. Còn trước kia, anh từng có mặt ở Hong Kong làm việc trong các trại tỵ nạn của thuyền nhân Việt Nam. Tôi không ngạc nhiên, vì biết từ cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90, anh đã cất bước “giang hồ” đến Đông Âu và Nga vào những mùa Đông lạnh giá, khi anh còn chưa vào nghề báo chí. Đến khi trở thành một tên tuổi trong làng truyền thông Việt ngữ hải ngoại thì tên anh, dĩ nhiên, gắn với rất nhiều chuyến đưa tin: Cambodia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Pháp, Tiệp Khắc…


      “Tôi phải đi!”- với Đinh Quang Anh Thái đó không phải chỉ là nhiệm vụ báo chí, mà còn là nhu cầu tự thân của “một con người có máu giang hồ và tính dấn thân” như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từng nhận định trong quyển Ký 1 của anh. Thật sự tôi không ngạc nhiên mà còn phấn khích khi nghe anh bảo “phải đi Ukraine”, nhưng lúc đó trong tôi vẫn nhói lên một băn khoăn: có nhất thiết “phải đi” không, với tuổi tác và tình trạng sức khỏe anh như thế (sau một cuộc đại giải phẫu), cuộc chiến thì ác liệt như thế, anh vẫn có thể ngồi nhà tổng hợp tin tức như đang làm cho Little Saigon TV và Tự Lực Bookstore, khi nguồn tin chiến sự Ukraine luôn sẵn đó, ngồn ngộn mỗi ngày?


      Đã vậy, anh còn đi cùng một đồng nghiệp cũng tên Thái, cũng họ Đinh (Đinh Xuân Thái – Giám đốc điều hành đài LSTV) và cả hai ông Thái đều gần thất thập! Họ đã có sáu ngày ở Kyiv, tám ngày ở Ba Lan, có hàng loạt thông tin tại chỗ truyền về cho LittleSaigonTV và hôm nay là quyển Bút Ký nóng hổi này.


      Họ đặt chân đến Kyiv đúng ngay hôm quân xâm lược Nga lần đầu tiên tấn công trực diện vào thủ đô Kyiv với cả trăm hỏa tiễn dội vào thành phố. Trong ba-lô nhà báo Đinh Quang Anh Thái khi trở về Mỹ có hai mảnh đạn pháo của quân Nga mà anh phát hiện và lượm được trên lề đường khi cúi xuống vuốt chú chó nhỏ của một người đàn ông đang điềm nhiên dắt nó đi dạo, giữa lúc lệnh báo động vẫn vang rền thủ đô Kyiv. Nếu không đến tận nơi, làm sao anh thấy được khoảnh khắc lạ lùng ấy của họ giữa cuộc chiến này?


      Cũng như nếu không đến được tận nơi, làm sao các anh gặp được một người Ukraine biết nói tiếng Việt như Vladimir Serbin, tự đặt tên Việt cho mình là Tuấn Anh, người đã kể về cảm giác tồn tại giữa những trận pháo kích là “sống qua Đêm – hy vọng qua ngày”; nhưng quyết không rời bỏ thủ đô với niềm tin tổ quốc mình nhất định sẽ hồi sinh.


      Nếu không đến tận nơi làm sao anh Đinh Xuân Thái, một tín đồ Công Giáo thuần thành, gặp được một cô bé Ukraine 10 tuổi tỵ nạn tại Ba Lan, trong hàng người chờ nhận hàng cứu trợ giữa một buổi sáng tháng Mười. Cô bé đã “chọn” anh, ngước nhìn anh bằng đôi mắt trong veo và hỏi bằng tiếng Anh bập bẹ: “Bác có tin Chúa không?”.


      Nếu không đến tận nơi làm sao các anh có được những cuộc trò chuyện với Hoàng Đàm – một người Việt vẫn bám trụ ở Kyiv cùng sự bình thản vững vàng – trong ngôi nhà mà xung quanh là vết đạn và hố bom. Ngôi nhà ấy đã may mắn không bị nổ tung dưới làn đạn pháo, theo anh Hoàng Đàm, có lẽ là nhờ bức tượng Phật được người cha thỉnh từ chùa Từ Hiếu (Huế) mang sang…


      Và nếu không tới tận nơi làm sao họ thấy được cánh đồng hướng dương của một người dân ở làng Svityl’nya bị quân Nga chiếm đóng biến thành căn cứ pháo binh để bắn vào Kyiv. Trên cánh đồng đó còn đầy vỏ đạn Nga, mà người dân sẵn sàng tặng cho các nhà báo Việt làm kỷ niệm. Anh Đinh Xuân Thái đã cầm một quả đạn pháo 152 ly và thậm chí còn muốn mang nó về nhà nếu không bị trở ngại hải quan.


      Khi thấy chi tiết ấy, tôi đã nhắn với anh Đinh Quang Anh Thái: hãy chụp bức ảnh một vỏ đạn Nga trên bàn tay nhà báo trước cánh đồng hướng dương, đó có thể là bìa của quyển Ký về chuyến đi này! Nhưng anh Thái bảo bìa quyển Bút Ký sẽ là ảnh chụp rừng cờ ở đại lộ Khreshchatyk – Kyiv tưởng niệm 11 ngàn quân dân Ukraine đã ngã xuống trong cuộc chiến. Mỗi lá cờ phần phật bay là linh hồn của một người Ukraine đã chết vì súng đạn của quân xâm lược Nga.


      “Quân xâm lược Nga” là cụm từ được dùng nhiều nhất trong quyển Bút Ký. Trong khi trên “mặt trận tuyên truyền” của báo chí ở Việt Nam cho đến lúc này không ít tờ báo/nhà báo vẫn gọi tên cuộc chiến Nga đang tiến hành với Ukraine bằng cụm từ ỡm ờ “chiến dịch quân sự đặc biệt” hoặc uốn éo trung lập “cuộc xung đột quân sự”. Còn với những người có mặt tận nơi, được tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra, như hai ông nhà báo tên Thái của LSTV này thì không thể có cách gọi nào khác ngoài “quân xâm lược Nga” với “cuộc chiến xâm lăng của Nga” khi đưa tin và bình luận.


      Điều đó lại làm tôi nhớ Christiane Amanpour, nhà báo lừng danh từng có mặt ở rất nhiều chiến trường trên thế giới, từng nói: “We must always be truthful, not neutral” – Chúng ta phải luôn luôn trung thực chứ không trung lập. Và “There are some situations one simply cannot be neutral about, because when you are neutral you are an accomplice” – Có những tình huống đơn giản là không thể trung lập, vì khi bạn trung lập, bạn là kẻ đồng lõa.


      Những nhà báo có mặt ngay giữa lòng sự kiện, vì người xem người đọc của mình, và định danh một cuộc chiến cũng là một đòi hỏi trung thực đầu tiên cho chính họ và cho bạn đọc của họ.


      Đinh Xuân Thái và Đinh Quang Anh Thái có mặt tại Kyiv để ghi nhận về chiến tranh còn với cảm thức của những người Việt từng bước ra từ chiến tranh. Cuộc chiến Việt Nam dài đằng đẵng mà hậu quả khốc liệt của nó vẫn chưa thôi ám ảnh.


      Ở mỗi ngày sống sót quay về, ở mỗi gặp gỡ, ở từng phỏng vấn… hai ông nhà báo ngoài 65 ấy đều có sự kết nối với ký ức của mình, như một cái công tắc, cứ nhìn thấy đau thương là tự động bật lên. Đó có thể là một đoạn nhạc của Phạm Duy hay Trần Thiện Thanh, một câu thơ của Tô Thùy Yên, của Thiền sư Nhất Hạnh… hiện ra với sự thấu cảm thân phận chiến tranh ở từng câu chữ. Ukraine hay Việt Nam, thế kỷ trước hay thế kỷ này, chiến tranh đều như thế, mất mát đều như thế, xót xa đều như thế… Những bài ký sự đã không đơn thuần ghi chép sự kiện, nó gồm cả sự đồng cảm của người ghi chép, bằng chính cuộc đời họ.


      Quyển Bút Ký này còn có giá trị ở những thông tin về người Việt tại Ukraine và Ba Lan. Những đồng bào sống tại hai đất nước đó cũng là một mối quan tâm của chúng ta khi cuộc xâm lược xảy ra. Họ cũng chính là những nhân chứng của cuộc chiến. Hai nhà báo LSTV đã nối kết được với họ, được họ tin tưởng để trải lòng, bày tỏ. Một lần nữa, cái chất giang hồ hào hiệp của Đinh Quang Anh Thái từ những lần lang thang ở Đông Âu hồi thập niên 90 và cái khả năng quan hệ đa dạng của một nhà báo có uy tín, không phân biệt “phe phái” hận thù, đã tiếp tục giúp anh hoàn thành chuyến đi không dễ dàng này. Giúp anh chứng kiến sự đồng lòng, can đảm và hết lòng đóng góp sẻ chia của cộng đồng người Việt tại Ukraine và Ba Lan với quê hương thứ hai của họ.


      Ở Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng (báo Đàn Chim Việt) khi trả lời phỏng vấn của các anh, đã nói: “Trong cuộc chiến chống Nga ủng hộ Ukraine hiện nay, Ba Lan chống Nga mạnh nhất… Dân Ba Lan, họ máu lắm!” Hồn vía của thể loại bút ký chính là những chi tiết và từ ngữ sống động ấy, từ những cuộc tiếp xúc trực tiếp ấy. Nên tôi cũng muốn dùng từ “máu lắm” để nói về hai ông Thái và quyển Bút Ký nóng hổi này. Phải “máu lắm” họ mới thấy rõ ràng mình “phải đi!”


      Đi, từ thôi thúc nghề nghiệp và lương tâm.

      Đi, dù cái chết có thể chực chờ.

      Đi, vì đó là Chiến Tranh

      và chúng tôi là Nhà Báo

      “Tôi phải đi UKRAINE!”


      Còn người đọc, như tôi, thì vô cùng cảm ơn sự dấn thân này của các anh!


      Nguyễn Thúy Hà

      California, tháng Mười Một 2022

      Chú thích:


      * Christiane Amanpour: nhà báo danh tiếng của CNN đã đặt chân đến hầu hết những điểm nóng chiến sự trên thế giới Iraq, Afghanistan, Iran, Israel, Pakistan, Somalia, Rwanda, Sudan, Ukraine…

      ** https://www.independent.co.uk/arts-entertainment/art/features/ukraine-war-photo-olena-kurilo-b2026568.html

      *** theo thống kê của tổ chức Committee to Protect Journalists.


      Nguyễn Thúy Hà giới thiệu

      Nguồn: tranthinguyetmai.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới thiệu sách mới: “Vinh quang cho Ukraine” của Đinh Xuân Thái & Đinh Quang Anh Thái Nguyễn Thúy Hà Giới thiệu

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)