1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng vấn nhà thơ, nhà văn Đinh Linh (Minh Thùy/RFA) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-8-2023 | VĂN HỌC

      Phỏng vấn nhà thơ, nhà văn Đinh Linh

        MINH THÙY/RFA
      Share File.php Share File
          

       

      - Phần I:   Sự nghiệp thơ văn

      - Phần II: Cuộc đời và thơ hiện đại


      Phần I:



           Nhà văn Đinh Linh

      Đinh Linh là một hiện tượng khá đặc biệt trong văn học Việt Nam. Ông viết truyện ngắn, làm thơ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khởi đầu gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, phải tự học tập luyện cả về ngôn ngữ và văn học, bắt đầu từ việc chuyển dịch các tác phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi đi đến việc sáng tác.


      Minh Thùy đã thực hiện buổi phỏng vấn với nhà thơ Đinh Linh về sự nghiệp thơ văn của ông cùng nhận định của ông về dòng văn thơ mới hiện nay. Sau đây xin mời quí vị theo dõi phần đầu bài nói chuyện


      Đinh Linh là nhà thơ Mỹ gốc Việt không xa lạ với bạn đọc trong và ngoài nước hơn 10 năm nay. Với lối viết táo bạo, phóng khoáng, vừa diễu cợt vừa cay đắng về con người và cuộc đời, theo cách ông nói là kiểu “khôi hài đen”.


      Trước khi đến với văn chương Đinh Linh làm đủ thứ nghề chân tay, thợ sơn, quét dọn để sống và có điều kiện theo đuổi nghiệp văn chương, một nghề theo ông là rất gay go, gian khổ.


      Đinh Linh là tác giả hai tập truyện ngắn: Fake House (2000) và Blood and Soap (2004) và ba tập thơ: All Around What Empties Out (2003), American Tatts (2005) và Borderless Bodies (2006), là chủ biên các tuyển tập: Night, Again: Contemporary Fiction from Vietnam (1996) và Three Vietnamese Poets (2001), là dịch giả của tập Night, Fish and Charlie Parker (2006), thơ Phan Nhiên Hạo.


      Ông cũng đã dịch nhiều nhà thơ, nhà văn Việt sang tiếng Anh, và nhiều nhà thơ thế giới sang tiếng Việt. Những sáng tác của Đinh Linh đã được tuyển vào Best American Poetry 2000, Best American Poetry 2004, Great American Prose Poems from Poe to the Present, và nhiều tập khác. Blood and Soap được báo Village Voice (New York) chọn là một trong những cuốn sách hay nhất năm 2004 và đã được dịch sang tiếng Ý.

      Minh Thùy: Anh viết truyện ngắn, làm thơ với cả tiếng Việt tiếng Anh, tôi cứ hình dung ra một người viết được cả hai tay, trái và phải, nhưng chắc phải có một tay nào thuận hơn. Như anh thì tiếng nào thuận tay cho anh hơn, để anh dễ diễn đạt cảm xúc hơn?


      Đinh Linh: Tôi bắt đầu viết bằng tiếng Anh, vì tôi qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, rồi học Đại học ở Mỹ, năm 1999 tôi về Việt Nam ở hai năm rưỡi thì tiếng Việt nhuyển hơn. Khi ở Saigon tôi cũng chưa viết bằng tiếng Việt, đầu tiên là tôi dịch thơ của tôi từ tiếng Anh ngược qua tiếng Việt.


      Chị Phạm Thị Hoài và anh Nguyễn Hưng Quốc ở bên Úc là những người khuyến khích tôi viết thẳng bằng tiếng Việt, từ từ tôi mới dám làm, khi viết được bằng tiếng Việt thì tôi đã rời khỏi Việt Nam, nên phải học lại, bây giờ thì tạm thoải mái. Nhưng nếu không viết tiếng Việt một thời gian thì lại lủng củng, tôi phải lấy đà trở lại mới viết được với tiếng Việt.


      Khởi đầu là hoạ sĩ


      Minh Thùy: Sao anh lại lao vào nghiệp thơ văn? không như những người khác trưởng thành ở Mỹ, họ tìm đường bằng phẳng mà đi, tốt nghiệp Đại học, có mảnh bằng kỹ sư bác sĩ... Riêng anh lại tìm vào con đường chông gai của thơ văn, có gì bức xúc khiến anh phải viết không?


      Đinh Linh: Khi học Đại học tôi muốn làm họa sĩ, đường đó cũng gay go như văn chương. Nói chung tôi có máu nghệ sĩ từ đầu, hồi xưa tôi muốn vẽ tranh chứ không phải là nhà thơ. Lý do nữa là mình viết bằng tiếng nước người thì không có đủ tự tin, can đảm để làm thơ viết văn ngay từ đầu.


      Nhưng khi học lên Đại học thì tiếng Anh của tôi bằng người Mỹ hay còn hơn họ vì trường Đại học mướn tôi dạy kèm cho những sinh viên người Mỹ chính cống, vì khi làm test thì tiếng Anh của tôi còn hơn người bản xứ thì từ đó tôi mới có can đảm mà viết.


      Có thời gian tôi vừa vẽ vừa viết, cả hai nghề này đều không thực tế, nhưng nếu mình có máu nghệ sĩ thì tìm cách làm, không nghĩ đến vấn đề lương bao nhiêu hay sống có dễ không. Thực sự có mấy chục năm đời sống tôi rất bấp bênh, phải làm những công việc với đồng lương rất thấp, nhưng chịu thôi vì đó là cái nghiệp chung, thậm chí những người Mỹ cũng vậy.


      Nếu đã lao vào nghề này thì cùng số phận đó. Cũng phải nói là tôi gặp hên hơn nhiều người bạn trong văn chương hay nghề vẽ tranh vì nhiều người Mỹ cùng tuổi hay hơn tôi cả 10, 20 tuổi, phải sống rất chật vật, nghề này thực sự gay go, chứ không phải vì mình là di dân mà gặp khó khăn.


      Minh Thùy: Như vậy thì đời sống bây giờ của anh hiện nay chắc ổn định hơn?


      Đinh Linh: Tạm ổn định thôi, những người lao vào nghiệp văn chương ở Mỹ thì họ tìm cách dạy ở Đại học, nhưng tôi thì chưa lấy bằng Đại học vì học dở dang.


      Mấy năm nay thì tôi được các Đại học mướn để dạy, vì tôi ra sách khá nhiều, cũng có tên tuổi nên họ mướn chứ thật sự tôi không đủ bằng cấp để dạy Đại học. Tôi cũng không rõ mình dạy cái gì vì văn chương có gì mà dạy. Tôi thấy tốt nhất là mình học từ các nhà văn mình yêu quí, học từ sách chứ không hẳn là chỉ học từ thầy.


      Trên bục giảng


      Minh Thùy: Vậy khi đứng trên bục giảng nói chuyện với sinh viên thì anh giảng giải về thơ văn như thế nào, anh dạy gì cho sinh viên?


      Đinh Linh: Tôi làm việc trực tiếp với họ, thí dụ như có trường ở New York, mỗi mùa hè tôi lên đó 1, 2 tháng thôi, tôi làm việc trực tiếp với từng sinh viên một, thấy nó viết thế nào có gì hay thì khuyến khích, có gì không ổn thì chỉ trích, có khi chỉ dẫn sinh viên này nên đọc thêm những nhà văn này, khuyến khích hướng đi của họ, của từng người một.


      Cách đây không lâu một Đại học ở Colorado mời tôi giảng một giờ với tất cả sinh viên về bất cứ đề tài gì tôi muốn thì tôi đã giảng về Thơ Việt Nam đương đại, vấn đề này tôi đã quan tâm nên không cần soạn bài nhiều thì tôi giảng chung về thơ Việt Nam hiện nay, rồi đọc thơ của Nguyễn quốc Chánh, Phan nhiên Hạo, Miên Đán, nói thêm về nhóm Mở Miệng...và họ nghe rất thích thú.


      Vài người nói với tôi là họ không ngờ thơ Việt Nam đương đại lại hào hứng sôi nổi như vậy, có nhiều nhân vật đáng theo dõi như vậy.


      Minh Thùy: Những sinh viên đó đa số chắc là người Mỹ, như vậy theo anh thấy thì lớp sinh viên, lớp người trẻ hiện nay bên Mỹ, gồm cả người Việt Nam thì họ còn chú ý say mê gì đến thơ văn hay không? Khi họ làm việc với anh, họ có đặt ra vấn đề gì mới cho anh không?


      Đinh Linh: Tỉ lệ theo văn chương rất là nhỏ, dĩ nhiên. Nhưng tôi cam đoan trong bất cứ xã hội nào cũng có tỉ lệ dứt khoát còn muốn làm nghề văn, muốn đọc văn, viết văn, kể cả một nước cường quốc như Mỹ, có nhiều điều kiện cho sinh viên theo học môn này hơn, nhưng cả ở nước nghèo như Việt Nam, đời sống khó khăn như vậy, vẫn có một số người luôn luôn quan tâm đến văn chương, vậy mới là văn hóa. Nếu không có văn chương thì làm sao có văn hóa.


      Nhờ việc dịch mà tiếng Việt tôi khá hơn. Sau này đọc thơ của một số nhà thơ Việt Nam tôi thấy hay hay, có thời gian thì tôi dịch, cũng khoảng đến 15, 20 người rồi. Còn việc viết bằng hai thứ tiếng thì rất hiếm người vì viết một thứ tiếng đã nhức đầu rồi, nhưng tôi thấy rất thú vị vì tiếng Việt hổ trợ cách dùng tiếng Anh của mình và ngược lại, hai thứ tiếng này tu bổ cho nhau.


      Tỉ lệ này có thể chỉ là 1% hay nửa phần trăm thôi, nhưng đáng được khuyến khích. Tại sao người ta không thắc mắc sao có nhiều người làm nghề luật sư quá mà cứ hỏi những người theo văn chương làm cái gì.


      Ở Mỹ điều kiện dễ hơn, nhưng những người học ngành này thì cả cuộc đời rất gian nan vì tỉ lệ kiếm được việc làm ở Đại học chỉ ít thôi, thật sự dạy Đại học cũng chưa phải là giải quyết tốt, vì khi dạy nhiều môn nhiều lớp thì thời giờ bị chi phối không còn thì giờ để viết văn.


      Vấn đề hội nhập


      Minh Thùy: Anh đến nước Mỹ từ nhỏ, anh có thấy dễ hội nhập với xã hội Mỹ không?


      Đinh Linh: Vấn đề hội nhập thì đối với tôi không khó khăn. Lý do có lúc tôi trở về Việt Nam vì lúc đó tôi quá thất vọng cái đời sống của tôi bên Mỹ, muốn thoát ra khỏi nước Mỹ.


      Khi trở về Việt Nam lúc đầu tôi còn có vài ảo tưởng về Việt Nam, tôi biết đời sống ở đó có những vấn đề riêng, nhiều người cũng tưởng là những tệ nạn xã hội có liên quan đến chính trị, vì chính quyền này như vậy thì con người như vậy, nhưng khi về ở lâu thì tôi thấy vấn đề trầm trọng hơn, có nguồn gốc sâu hơn.


      Vì vậy ở 2 năm rưỡi ở Việt Nam, quan sát xã hội Việt Nam kỹ hơn tôi thấy thất vọng về xã hội đó, nhiều cái thấy rất là không ổn. Thực sự tôi sống ở đâu cũng chỉ hoà nhập tạm thôi chứ không hội nhập hoàn toàn.


      Minh Thùy: Anh học tiếng Việt ở đâu? Từ lúc nào anh muốn viết bằng tiếng Việt?


      Lớn lên ở Mỹ, sao anh lại muốn viết văn làm thơ bằng tiếng Việt, trong khi một số nhà văn Việt Nam trưởng thành ở Mỹ, muốn viết thật hay bằng tiếng Anh, để tác phẩm, tên tuổi mình gia nhập và nổi lên trên văn đàn thế giới. Bây giờ anh cũng thành danh trên văn đàn nước Mỹ thì anh có ước muốn như vậy không?


      Đinh Linh: Lúc đầu tôi dịch tiếng Việt qua tiếng Anh. Năm 95 tôi về Việt Nam thì năm 96 tôi soạn Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại, tôi dịch tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam qua tiếng Anh như Nguyễn huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương thu Hương, Đỗ Khiêm...


      Nhờ việc dịch mà tiếng Việt tôi khá hơn. Sau này đọc thơ của một số nhà thơ Việt Nam tôi thấy hay hay, có thời gian thì tôi dịch, cũng khoảng đến 15, 20 người rồi. Còn việc viết bằng hai thứ tiếng thì rất hiếm người vì viết một thứ tiếng đã nhức đầu rồi, nhưng tôi thấy rất thú vị vì tiếng Việt hổ trợ cách dùng tiếng Anh của mình và ngược lại, hai thứ tiếng này tu bổ cho nhau.


      Ở bên Mỹ có Mộng Lan, Barbara Trần hay Andrew Lâm cũng viết bằng tiếng Anh, tôi cũng ở trong nhóm đó, nhưng tôi cảm thấy khác họ vì tôi có quan hệ thân mật gắn bó với xã hội văn chương Việt Nam hơn những nhà văn Mỹ gốc Việt này. Đó cũng là lợi thế của tôi, thật sự tôi là hai nhà văn: nhà văn Mỹ và nhà văn Việt Nam.


      Những giải thưởng


      Minh Thùy: Được biết anh cũng nhận được mấy giải thưởng về thơ, đó là những giải gì? Anh thấy hài lòng với giải thưởng không?


      Đinh Linh: Dĩ nhiên là khi có giải thưởng là vui mừng, nhứt là nó giúp mình sống dễ thở một thời gian. Cái mà nhà văn nhà thơ cần nhất là thời gian để làm việc, vì vậy có một giải thưởng để mình yên tâm làm việc thì quí báu vô cùng.


      Đời sống vợ chồng tôi sống rất giản dị, mỗi lần có giải thưởng thì mục tiêu chính là làm sao kéo dài được thời gian để làm việc.


      Minh Thùy: Tác phẩm nào của anh làm anh thích nhất khi viết, Máu và Xà phòng, Tên tù và cuốn tự điển và “!”. Vì sao anh thích nhất?


      Đinh Linh: Có lẽ đó là quyển tôi hài lòng nhất (Máu và Xà phòng) nhưng tôi có tuyển tập thơ tựa là Borderless Bodies, nhưng nói chung khi viết xong thì mình không nghĩ đến tác phẩm đó nữa, mà nghĩ đến việc trước mắt. Tháng 4 này tôi có một tác phẩm mới in ra nữa, tôi đang tập trung vào đó.


      Nếu nói hài lòng thì tôi không có hài lòng với tác phẩm nào. Nói chung dạo này tôi cũng mừng vì sách tôi dễ in hơn, có người đọc mới in sách nổi. Nhiều người tôi biết viết xong bản thảo không in được. Sách tôi xong bản thảo thì được in khá nhanh, miển sao có độc giả và sách in được là tôi mừng.


      Minh Thùy: Cảm ơn nhà thơ Đinh Linh đã trả lời phỏng vấn.


      Minh Thùy

      Nguồn: RFA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Phần II: Đinh Linh, Cuộc đời và thơ hiện đại



           Đinh Linh và vợ, Diễm Hằng,
           ở một thành phố bên nước Ý.
           Photo of Dinh Linh

      Trong phần 1 nói chuyện với nhà thơ Đinh Linh, Minh Thùy đã giới thiệu về cuộc đời và những sáng tác của ông, trong phần 2 hôm nay nhà thơ trình bày về nhận định suy nghĩ của ông về dòng văn thơ mới Việt Nam hiện nay. Sau đây xin mời quí vị theo dõi tiếp bài nói chuyện:

      Minh Thùy: Anh suy nghĩ gì về thơ Tân hình thức đang trở thành phong trào hiện nay ở Việt Nam và hải ngoại ? Có phải đó là thơ cách tân hay chỉ là làm dáng, muốn cho thơ mình lập dị, khác đời?


      Đinh Linh: Đây đúng là trường hợp cũ người mới ta. Thơ tân hình thức, tiếng Anh là Blank verse, đã có trong thơ Anh cả mấy trãm năm nay rồi chẳng có gì mới mẻ, thậm chí cái trò vắt dòng, tức là câu thơ vắt từ dòng này qua dòng kia mà Mỹ gọi là enjambment cũng quá xưa, mấy trăm năm nay rồi.


      Trong khi bên Mỹ có nhiều trò lắm, cả chục trò mà tân hình thức là trò cù lần nhất. Những nhà thơ Mỹ mà tôi phục đều không coi thơ tân hình thức (new formalism) ra gì cả, họ xem đó là phong trào bảo thủ, chỉ những nhà văn bảo thủ mới thích nó, còn những nhà văn cấp tiến độc đáo thì không.


      Những người ở Việt Nam nên hiểu là tân hình thức bên Mỹ không có chỗ đứng quan trọng. Những cú pháp của tân hình thức Mỹ đem qua tiếng Việt thì làm cho tiếng Việt mới lên một tí, Việt Nam không biết ngắt dòng, thậm chí có người không biết chấm phẩy, nên tân hình thức có thể làm mới thơ văn Việt Nam nhưng còn nhiều cái độc đáo hơn, không cần dùng tân hình thức để cổ động. Và tôi cũng không thích phong trào, như nhà thơ Nguyễn quốc Chánh cũng chả theo phong trào nào.


      Mình có quyền bắt chước người ta nhưng không nên làm rầm rộ, trịnh trọng quá, thấy rất buồn cười. Mọi người có quyền làm, tôi không có ý kiến. Nhưng có vấn đề khác là nhóm tân hình thức làm như đây là trò duy nhất mà mình phải bắt chước.


      Minh Thùy: Như anh nói thì theo phong trào thơ tân hình thức là người ta làm thơ bằng cách chặt câu thơ, xuống hàng nửa chừng, thì tôi thấy không có gì mới, vì ngày xưa chính nhà thơ Bút Tre đã có những câu thơ xuống hàng như vậy, dí dỏm, gây cười mà vẫn tình tứ như câu: Anh đi công tác Ban mê Thuột xong một cái là về với em.


      Đinh Linh: Tôi đồng ý với chị, chả có gì mới cả. Như việc làm thơ đếm chữ, cứ 6 âm, 7 âm hay 10 âm thì là xuống hàng, đúng là làm thơ rất là máy móc.


      Thật sự họ không biết đọc thơ vì khi một hàng cắt đứt là phải ngừng, không thể đọc lướt qua được, kể cả thơ enjambment của Mỹ cũng vậy, khi người Mỹ đọc thơ vắt dòng thì cuối hàng họ vẫn ngừng, rồi mới đọc tiếp. Còn ở thơ tân hình thức Việt Nam họ không ngừng, chỉ lướt qua thôi, như vậy là không biết đọc thơ.


      Tuyển tập thì phải chọc lọc


      Minh Thùy: Tôi cũng thấy loại thơ tự do như bây giờ không có vần điệu, không cần số chữ, thì có gì mới, có khác gì thơ tự do mà Thanh tâm Tuyền trước kia đã làm rồi mà gọi là thơ hậu hiện đại và làm ầm ĩ lên ?


      Đinh Linh: Tôi có quyển tân hình thức trước mặt đây, có đến 50 người trong đó, nếu đông đảo như thế thì không còn là tuyển tập nữa. Tuyển tập là phải chọn lọc, không có tuyển tập nào đến 50 người đều là hay !? mà họ còn dịch ra tiếng Anh, thú thật là tôi đọc không nổi.


      Minh Thùy: Có vấn đề khác là bạn đọc hiện nay nhiều người than thở rằng: sao thơ hiện đại, thơ mới của các nhà thơ trẻ bây giờ “tối như hũ nút”, rối rắm, đọc xong không biết nhà thơ muốn nói cái gì?


      Trong nước hiện nay, gần như mỗi công dân là một nhà thơ, những tập thơ in tràn lan nhưng không có đọc giả, không ai mua. Các nhà thơ mới thì than thở là ngưòi đọc đa số là bảo thủ, lạc hậu...


      Đinh Linh: Nhiều khi họ rối rắm thật chứ không phải tại mình không hiểu. Cũng có những điều, những ý khó giải mà người viết phải viết khó mới biểu lộ được vấn đề, nhưng thực sự có người viết mà chính họ cũng không biết họ muốn nói cái gì, đọc giả từ từ sẽ có kinh nghiệm, họ chỉ tin tưởng một số nhà thơ và gạt bỏ những nhà thơ khác.


      Vấn đề khác là ở Việt Nam và cả bên Mỹ bây giờ, thơ phải cạnh tranh với nhiều thứ khác như TV, phim ảnh... người trung bình thích xem TV chứ mấy ai đọc thơ. Nhưng nhu cầu thơ vẫn đáp ứng được cái gì đó mà phim ảnh TV không làm được vì thế thơ vẫn có chỗ đứng của nó.


      Đồng ý tỉ lệ nhà thơ dở rất cao, nhưng mình phải lọc ra người nào đáng đọc. Như khi tôi đọc, tôi lướt và bỏ qua nhiều nhà thơ mà tôi biết không có gì bổ ích cả.


      Minh Thùy: Đôi khi tôi có cảm tưởng nhiều nhà thơ hiện nay muốn làm cho thơ mình bí hiểm, tăm tối để trở thành cao siêu hơn không ?


      Đinh Linh: Cái bí hiểm cũng có cái hay. Việt Nam có quá nhiều khẩu hiệu, vì chiến tranh và chính trị hay dùng khẩu hiệu, mà khẩu hiệu thường ngắn gọn nên người ta hiểu ngay là cái gì.


      Dân Việt Nam quen nghe khẩu hiệu rồi, nên khi họ đọc cái gì khó hiểu thì họ hay bực mình. Cái đó cũng hay vì cái gì phức tạp thường đâu dễ hiểu liền, và Thơ là nơi để người ta điều tra cái gì khó hiểu. Trên đời phần lớn là những vấn đề khó hiểu, đâu dễ giải quyết bằng khẩu hiệu.


      Dân tộc quen nghe khẩu hiệu có lẽ nên đọc nhiều thơ hơn để thấy rằng phần lớn những vấn đề căn bản nhất không thể nào hiểu nổi bằng khẩu hiệu mà phải điều tra kỹ hơn bằng những câu thơ.


      Trình diễn thơ


      Minh Thùy: Vừa rồi tại Hà nội, đêm 24 tháng giêng có một đêm trình diễn thơ do Hội đồng Anh tổ chức, với sự tham gia của các nhà thơ: Nguyễn vĩnh Tiến, Nguyễn thúy Hằng, Vi thùy Linh và Dạ thảo Phương. Tôi có đọc qua một bài kể của anh Trịnh Lữ Trước kia người ta ngâm thơ, đọc thơ...


      Bây giờ thì có thơ trình diễn, tác giả tự đọc bài thơ mình với phần nhạc đệm, ánh sáng đi kèm. Lại có người chẳng đọc câu thơ nào, chỉ biểu diễn bằng động tác, diễn tả bằng nét mặt, với phần đệm của nhạc, tiếng động, ánh sáng.


      Dĩ nhiên nhiều người làm nhưng chỉ có số ít người làm hay, làm đúng. Việt Nam cũng vậy, bây giờ trình diễn thơ thì vấn đề chính không phải là cái trò gì mà nó có gây lý thú, gây ấn tượng không. Nếu họ làm kịch câm cũng được, cái chính là có hay không có thuyết phục không.


      Rất tiếc tôi chưa xem trình diễn thơ như thế bao giờ, nhưng đọc bài viết về Đêm thơ trình diễn đó, tôi thấy sao giống kịch câm. Không biết bên Mỹ có vậy không? Anh nhận định thế nào về thơ trình diễn?


      Đinh Linh: Bên Mỹ có đủ trò hết. Đọc thơ dĩ nhiên là không phải ngâm thơ, nhưng thế cũng tốt. Cách đây 10 ngày, tôi đi dự một buổi đọc thơ của một người bạn quen, hắn chiếu phim lên tường rồi tường thuật theo phim giống như ở Việt Nam coi kịch Đại hàn có giọng thuyết minh, và hắn xen đủ thứ rất lạ.


      Đó là phong trào đang xảy ra bên Mỹ, ở Philadelphia chưa có. Tôi hỏi hắn đây là trò gì mà tôi chưa thấy bao giờ. Hắn nói hiện nay phong trào này đang rầm rộ, có thể rồi người ta chán trò này để bày trò khác.


      Dĩ nhiên nhiều người làm nhưng chỉ có số ít người làm hay, làm đúng. Việt Nam cũng vậy, bây giờ trình diễn thơ thì vấn đề chính không phải là cái trò gì mà nó có gây lý thú, gây ấn tượng không. Nếu họ làm kịch câm cũng được, cái chính là có hay không có thuyết phục không.


      Minh Thùy: Hiện nay có nhiều ý kiến bi quan cho rằng văn chương hải ngoại thì đang lão hóa, còn văn chương trong nước thì bị chựng lại, không phát triển được nên khó có thể sánh với văn học thế giới được, thì anh suy nghĩ thế nào?


      Đinh Linh: Tôi thấy văn chương Việt Nam hiện giờ ngày càng hay hơn, càng mở rộng hơn, có thời gian đụng chạm với văn chương ngoại quốc hơn. Trên Tiền vệ có nhiều bài thơ dịch, nhiều tác phẩm được dịch ra, vì vậy văn chương Việt Nam và ngoại quốc có nhiều cơ hội để nhiễm vào nhau hơn, mình học được nhiều bài học của người ta hơn.


      Vì vậy văn chương Việt Nam ngày càng hay, không đi xuống, ngày càng trưởng thành, đủ điều kiện đương đầu với văn chưong thế giới hơn. Hồi xưa mình có nhiều ảo tưởng, cho là thơ Việt Nam hay nhất thế giới, hay nhất đối với ai?


      Những người không đọc thơ thế giới làm sao biết mình hay hơn ngưòi ta, bây giờ mới thấy văn chương thế giới bát ngát, có nhiều phong trào, nhiều nhà thơ lớn, còn nhiều điều phải học. Hơn nữa cộng đồng người Việt ở nước ngoài, càng sống lâu thì mới thấm bài học của xã hội đó. Và nó có thể nhiễm vô chính bút pháp cách viết nên văn chương Việt Nam càng trưởng thành hơn, không bị đọng lại.


      Văn chương Việt Nam


      Minh Thùy: Nhưng vẫn có một số người than phiền là trong giới sáng tác Việt Nam có những tác phẩm hay bình thường, hay tầm tầm thì có, nhưng tác phẩm hay tầm cỡ, là tuyệt tác, đứng vững trên văn đàn thế giới thì chưa có. Gần như họ đòi hỏi có một tác phẩm lớn để có tên tuổi Việt Nam trên thế giới, theo anh thì mình có hy vọng đó không?


      Đinh Linh: Chắc là sẽ có, vì bây giờ mình có những tác phẩm chưa được đánh giá đúng mức, chưa hiểu nó là cái gì hay đánh giá quá đáng, không rõ được. Tôi thấy những truyện ngắn của Trần Vũ đúng là tầm cỡ thế giới, không thua ai.


      Nhưng ông ấy chưa có tác phẩm đến ngàn trang, nhưng đâu phải truyện dày là hay, mà đi ngược lại thời gian thì từ xưa Việt Nam có tạo ra bao nhiêu nhà văn cho thế giới mà bây giờ mình đòi hỏi có tác phẩm tầm cỡ thế giới.


      Tôi không lo chuyện đó. Chị Trịnh thanh Thủy có viết trên web Talawas một câu rất hay: là tiếng Việt ở nước ngoài không bị đọng lại hay sụt xuống vì nhờ đụng chạm với tiếng ngoại quốc mà nó có những chức năng trước nay không được khai thác, nay mới bùng lên, có cơ hội phong phú thêm chứ không bị giảm đi.


      Minh Thùy: Anh đã có những tác phẩm được đưa vào tuyển tập Thơ hay nhất nước Mỹ, và có tác phẩm như Máu và Xà phòng (Blood and Soap) gây được tiếng vang trong giới báo chí và bạn đọc, thì hiện nay anh có dự tính gì cho sự nghiệp văn chương của mình, thí dụ như ra một tuyển tập thơ đặc biệt, một tác phẩm lớn, hay một công trình gì đó làm khuấy động văn học Việt Nam không?


      Đinh Linh: Nhà văn nhà thơ không thể nói là không cần lời khen. Chính tôi được ai khen tôi rất mừng nhưng cũng hơi nghi nghi, vì mình không phải hoàn toàn tin tưởng lời khen đó. Khi có tác phẩm vô được tuyển tập hay có ai khen mình, tôi xem đó là sự cảnh cáo để mình phải viết ngày càng cẩn thận hơn, xứng đáng với lời khen, với sự tôn trọng của đọc giả để không viết tầm bậy !?


      Đó là một thử thách rất gay go, tôi ráng khai thác tài năng của mình, còn tôi là nhà thơ cỡ nào thì để đọc giả đánh giá, miễn sao tôi không phí phạm thời gian của mình là tôi hài lòng.


      Minh Thùy: Cám ơn nhà thơ Đinh Linh đã trả lời buổi phỏng vấn hôm nay.


      Minh Thùy

      Nguồn: RFA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng vấn nhà thơ, nhà văn Đinh Linh Minh Thùy Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà văn Đinh Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đinh Linh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phỏng vấn nhà thơ, nhà văn Đinh Linh (Minh Thùy)

      - Phỏng vấn với Đinh Linh: “Nghệ thuật luôn có tính chính trị” (dvan.org/Nguyễn Vân Hà dịch)

      - Đinh Linh: nhà tu trong thế giới mở

        (Đinh Từ Bích Thúy)

      - Đinh Linh :”Ngôn ngữ không thuộc về ai cả” (Lý Đợi)

       

      Tác phẩm của Đinh Linh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Lĩnh Đinh Chích Khoái

      - Bảy bài thơ nước trong

      - Chùm thơ Đinh Linh (Hải Ngọc dịch)

      - Về người viết & ngôn ngữ

         Thơ văn trên mạng:

      - damau.org     - tienve.org

      - vietbao.com   - vanviet.info

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)